TP.HCM: Giám sát chặt chẽ tình hình cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước

(LĐTĐ) Năm 2022 dần khép lại, ai cũng đều mong ước có một cái Tết sum vầy, êm ấm. Tuy nhiên vào những tháng cuối năm tại thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM), đó đây vẫn còn không ít công nhân, người lao động đang rơi vào cảnh thất nghiệp do công ty giải thể, giảm quy mô sản xuất..., khiến niềm mơ ước đó thật khó toàn vẹn, đủ đầy.
TP.HCM: Đảm bảo quyền lợi chính đáng cho công nhân bị thôi việc TP.HCM: Gặp khó khăn, công ty gần 1.000 công nhân làm thủ tục giải thể TP.HCM: Dự báo nhiều doanh nghiệp không có thưởng Tết, lương tháng 13

Theo lãnh đạo Liên đoàn Lao động thành phố Hồ Chí Minh (LĐLĐ TP.HCM), tính đến tháng 11/2022, đã có 155 doanh nghiệp với 50.157 người lao động ảnh hưởng, trong đó có 2.600 người lao động mất việc, khiến thu nhập của người lao động bị giảm sâu. Dự báo Tết năm nay, có không ít doanh nghiệp sẽ không có tiền thưởng Tết, lương tháng 13 cho người lao động.

Lo "mất Tết"

Trong căn phòng trọ chật chội sau giờ tan ca, vừa lo bữa cơm chiều muộn cho gia đình, anh Nguyễn Mạnh An (30 tuổi, quê Hải Phòng) cho biết, anh làm việc tại Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân) được 12 năm. Trước đây, công việc đều đặn, tăng ca thường xuyên nên thu nhập cũng ổn định. Mỗi tháng sau tăng ca anh nhận được khoảng 9 triệu đồng (bao gồm các khoản phụ cấp). Đối với những người vừa vào công ty làm được 1, 2 năm thì mức lương thấp hơn, chỉ dao động từ 5 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Tuy nhiên từ năm ngoái tới nay, khi dịch bệnh ập xuống, công ty gặp khó khăn nên đơn hàng giảm dần. Công nhân vì thế mà bị ảnh hưởng, thời gian đi làm phải cắt giảm. Theo thông báo của công ty, do tình hình đơn đặt hàng ảnh hưởng kế hoạch sản xuất, công nhân ở một số khu sẽ phải nghỉ luân phiên 14 ngày từ tháng 12/2022. Ngoài ra, một số công nhân ở các khu khác cũng chỉ được làm 5 ngày/tuần. Vì không có tăng ca, thu nhập của công nhân theo đó cũng giảm mạnh.

"Do ngày làm giảm, thu nhập giảm nên anh An dự định Tết năm nay sẽ ở lại TP.HCM, đợi qua Tết khi điều kiện đi lại thuận lợi hơn, gia đình anh mới tính về quê. “Tết năm nay tôi chỉ mong có thưởng Tết và lương tháng 13 để gửi về cho gia đình chứ không mong muốn gì hơn. Nhưng với tình hình này, tôi sợ sẽ không có thưởng Tết và lương tháng 13 cũng bị giảm đi...”, anh An chia sẻ.

Đồng cảnh ngộ, nhận được thông báo sẽ phải kết thúc hợp đồng lao động với công ty vào đầu tháng 12/2022, chị Nguyễn Thị Thu (37 tuổi, ngụ quận Bình Tân, công nhân Công ty TNHH Tỷ Hùng) đến bây giờ vẫn chưa hết buồn khi chưa đầy 2 tháng nữa sẽ đến Tết Nguyên đán.

TP.HCM: Giám sát chặt chẽ tình hình cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước
Chị Nguyễn Thị Thu, Công ty Tỷ Hùng đang đứng trước nguy cơ thất nghiệp.

"Công ty báo cho chúng tôi thông tin chính thức vào cuối tháng 10, tháng 11/2022 chúng tôi đi làm bình thường nhưng từ tháng 12/2022 trở đi sẽ phải chia tay công ty, chia tay đồng nghiệp… Hàng trăm nỗi lo về cơm áo gạo tiền đang đè nặng vào những giờ làm việc trong tháng cuối cùng này", chị Thu nói.

Trong hoàn cảnh của chị Thu và những đồng nghiệp khác, mất việc làm đồng nghĩa với việc các phúc lợi vào dịp Tết cũng sẽ bị ảnh hưởng, không còn như trước. Bây giờ “ăn” Tết đối với những người có hoàn cảnh như chị không còn là ưu tiên hàng đầu, vì bản thân chị Thu vẫn còn phải lo tìm việc mới để duy trì thu nhập, trang trải cho gia đình.

Tương tự, chị Lê Thị Thu Thúy (35 tuổi, quê Phú Yên) cũng gắn bó với Công ty TNHH Tỷ Hùng hơn 9 năm nên khi nhận được tin sẽ phải nghỉ việc, chị bị sốc tâm lý. Cả năm nay do đơn hàng của công ty ít, công nhân chỉ làm việc đủ 8 tiếng/ngày nên không đủ tiền trang trải cuộc sống, chị Thúy đã lấy chả cá, giò chả ở quê vào để bán thêm.

TP.HCM: Giám sát chặt chẽ tình hình cắt giảm lao động trong các doanh nghiệp ngoài Nhà nước
Chị Lê Thị Thu Thúy bán thêm chả giò để trang trải cuộc sống.

"Giờ kiếm được đồng nào tốt đồng đó, nếu không kiếm thêm được là không biết xoay xở ra sao. Chồng tôi làm phụ hồ, thu nhập bấp bênh ngày có ngày không. Gia đình tôi hiện có hai vợ chồng, một đứa con và hai đứa cháu. Chi phí kiếm được tháng đủ tháng không", chị Thúy cho biết.

Nhắc đến Tết, chị Thúy chỉ biết "cười trừ", vì sắp bị mất việc nên chị không biết có nên về quê hay không. Chị dự định sẽ tiếp tục bán chả cá, chả giò ở chợ, sau Tết sẽ đi kiếm việc làm mới. “Tôi muốn về quê nhưng với tình trạng thế này thì có lẽ phải ở lại đây đón Tết, tiết kiệm được một chút sang năm cũng đỡ vất vả hơn”, chị Thúy cho hay.

Hỗ trợ công nhân đón Tết

Chia sẻ với Phóng viên Báo Lao động Thủ đô, ông Trần Đoàn Trung, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ TP.HCM cho biết, dự báo năm 2023 trước những khó khăn, thách thức của tình hình thế giới, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ngoài nhà nước sẽ tiếp tục có những khó khăn, nhất là tại các doanh nghiệp thâm dụng lao động như da giày, dệt may, gỗ... Do thiếu đơn hàng nên các doanh nghiệp phải giảm việc làm, thậm chí cắt giảm lao động ngay vào thời điểm cuối năm 2022 và cận Tết Nguyên đán năm 2023, ảnh hưởng đến việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động.

Trước tình hình đó, ông Trần Đoàn Trung cho biết, LĐLĐ TP.HCM đã có kế hoạch tổ chức các hoạt động chăm lo Tết với phương châm “Tết đến với mọi đoàn viên, người lao động". Trong đó, công đoàn các cấp Thành phố sẽ tập trung chăm lo cho đoàn viên, người lao động bị mất việc do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản hoặc không được doanh nghiệp thưởng Tết; lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ. Người bị tai nạn lao động, bệnh nan y, hiểm nghèo đang điều trị và những người có hoàn cảnh khó khăn tại những đơn vị chưa có công đoàn.

Khó khăn bủa vây người lao động: Mất việc làm, công nhân lo mất Tết
Công đoàn các cấp TP.HCM đang nỗ lực chăm lo cho đoàn viên, công nhân, người lao động đang gặp khó khăn do doanh nghiệp thu hẹp sản xuất.

Một số chương trình chăm lo trọng tâm sẽ triển khai như: Chương trình “Tết sum vầy - Xuân tri ân” chăm lo cho 10.000 hộ gia đình đoàn viên công đoàn, người lao động làm việc tại các doanh nghiệp có hoàn cảnh khó khăn, không có điều kiện về quê đón Tết, tập trung ở các khu đông công nhân lao động, khu nhà trọ. Chương trình “Gia đình công nhân vui Tết cùng Thành phố” lần 2, chăm lo cho 5.000 hộ gia đình đoàn viên, công nhân lao động tiêu biểu ở lại Thành phố đón xuân Quý Mão 2023.

Ông Trần Đoàn Trung khẳng định, công đoàn sẽ tham gia với người sử dụng lao động xây dựng phương án chi trả lương, thưởng Tết cho người lao động, các khoản phúc lợi khác cho người lao động trong dịp Tết Nguyên đán; sớm có thông báo công khai thời gian trả lương, thưởng và lịch nghỉ Tết của doanh nghiệp để người lao động an tâm sản xuất. Đồng thời rà soát và nắm chắc danh sách các doanh nghiệp đang khó khăn để có phương án giải quyết và hỗ trợ chăm lo Tết kịp thời cho đoàn viên, người lao động.

Trong khi đó, ông Nguyễn Văn Lâm, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết, Sở đã có kế hoạch tăng cường giám sát tình hình trả lương, thưởng dịp Tết Nguyên đán 2023 và ổn định lao động, việc làm, quan hệ lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM. Bên cạnh đó, đơn vị sẽ vận động các doanh nghiệp sớm ban hành kế hoạch chăm lo Tết cho người lao động, phối hợp thực hiện chương trình chăm lo Tết cho công nhân lao động theo kế hoạch chung của LĐLĐ TP.HCM.

Sở LĐ-TB&XH phối hợp Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp, Ban Quản lý khu công nghệ cao, UBND thành phố Thủ Đức và các quận, huyện khảo sát gián tiếp 3.000 doanh nghiệp đa dạng ngành nghề để biết khái quát tình hình trả lương năm 2022 và kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán năm 2023. Teen cơ sở đó để có giải pháp hỗ trợ, nắm bắt tình hình lao động - việc làm, nhu cầu tuyển dụng, biến động lao động nhằm hỗ trợ kết nối kịp thời cũng như chủ động phương án hỗ trợ người lao động quay trở lại TP.HCM làm việc sau Tết.

Là địa bàn “nóng” vấn đề doanh nghiệp cho công nhân nghỉ việc trong thời gian gần đây, tại hội nghị gặp gỡ cấp ủy thành phố Thủ Đức và các quận, huyện về tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TP.HCM do LĐLĐ TP.HCM tổ chức vừa qua, đại diện Ban Dân vận Quận ủy Quận Bình Tân cho biết, năm 2022, trên địa bàn xảy ra 5 vụ ngừng việc tập thể, nhiều hơn 2 vụ so với năm 2021. Các cấp ủy, chính quyền, công đoàn quận đã kịp thời nắm bắt tình hình, làm việc với doanh nghiệp khó khăn để bảo đảm quyền lợi của người lao động.

Tương tự, đại diện Ban Dân vận Huyện ủy Huyện Củ Chi cho hay, cơ quan các cấp đã yêu cầu Công ty Việt Nam Samho khi chấm dứt hợp đồng lao động với gần 1.500 công nhân do thiếu đơn hàng tổ chức đối thoại qua đó thống nhất việc không chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân đang mang thai, công nhân thuộc hộ nghèo, không chấm dứt hợp đồng lao động với công nhân có vợ chồng cùng làm cho công ty…

Xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa, ổn định

Tại hội nghị gặp gỡ cấp ủy thành phố Thủ Đức và các quận, huyện về tình hình quan hệ lao động trên địa bàn TP.HCM do LĐLĐ TP.HCM tổ chức, Phó Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Hồ Hải đã đề nghị các cấp ủy, chính quyền, công đoàn TP.HCM tiếp tục chủ động nắm bắt tình hình, kịp thời tham mưu cho các cấp ủy Đảng để có biện pháp chỉ đạo phù hợp, nhằm bảo đảm quyền lợi của người lao động; đồng thời xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định trong doanh nghiệp, không để phát sinh thành các điểm nóng. Bên cạnh đó cần tăng cường kết nối, giới thiệu việc làm cho người lao động bị mất việc làm, chăm lo người lao động trong dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán sắp tới.

Minh Tuấn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động