Tìm giải pháp không để “lọt lưới" an sinh xã hội
Ngăn chặn chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội Người lao động làm việc hai nơi, đóng BHXH, BHYT thế nào? Người lao động mất nhiều quyền lợi khi rút BHXH một lần |
Báo cáo nghiên cứu “Quyền an sinh xã hội của lao động nữ di cư ở Việt Nam” do Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) và Quỹ Hỗ trợ Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam thực hiện vào tháng 11/2018 cho thấy: Có 97,9% lao động phi chính thức ở Việt Nam không có BHXH, đến năm 2021 con số này vẫn chiếm tới 97,8%, trong đó có 35,5% là lao động làm công hưởng lương.
Chỉ có một tỷ lệ nhỏ (2,1%) người lao động (NLĐ) phi chính thức cho biết, họ có tham gia BHXH tự nguyện. Tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ tăng rất chậm, từ 1,6% năm 2019 lên 2,1% năm 2021, điều này cho thấy nhiều NLĐ chưa nhận thức được tầm quan trọng của BHXH và các chính sách của BHXH cũng chưa thực sự hấp dẫn đối với NLĐ.
Ông Phạm Anh Thắng, Phó Chánh văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (bên trái) cho biết, lao động phi chính thức đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế của cả nước. |
Ông Phạm Anh Thắng, Phó Chánh văn phòng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội cho biết: Lao động phi chính thức là loại hình lao động tồn tại từ rất lâu và có vai trò không thể tách rời trong cơ cấu của quan hệ lao động. Lực lượng này đóng góp không nhỏ vào tăng trưởng kinh tế nói chung, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, sự đóng góp của lao động phi chính thức là rất lớn.
Tuy nhiên, đa số lao động phi chính thức không có hợp đồng lao động hoặc hợp đồng không bằng văn bản và chỉ có rất ít có hợp đồng lao động. Với thực tế này, lao động phi chính thức sẽ phải đối mặt với tình trạng không bảo đảm về việc làm, yếu thế trong thỏa thuận tiền lương, không được hưởng các chế độ phúc lợi và không được bảo đảm đầy đủ các điều kiện lao động.
Vì thế để thu hút tham gia BHXH tự nguyện cần phải có giải pháp truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của NLĐ phi chính thức; cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, trong đó khuyến khích chủ sử dụng lao động ký kết hợp đồng lao động với NLĐ; bổ sung hình thức thụ hưởng với BHXH tự nguyện vào Luật BHXH.
Các diễn giả trao đổi tại tọa đàm. |
Phát biểu tại tọa đàm, ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ các Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cho biết: Trong tổng số gần 18 triệu lao động phi chính thức nhưng chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, 1,9% đóng BHXH tự nguyện, còn lại 97,9% không tham gia loại bảo hiểm nào. Điều này dẫn đến tình trạng “lọt lưới an sinh” ở một bộ phận không nhỏ NLĐ.
"Lao động khu vực phi chính thức chưa được hưởng đẩy đủ các chính sách, chế độ an sinh xã hội cơ bản như BHXH, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, giờ lao động và chế độ nghỉ ngơi, nghỉ phép, ốm đau, thai sản…Trong khi đó, lao động khu vực này đang giữ vị trí, vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm, tăng thu nhập, giảm nghèo", ông Tạ Việt Anh nêu quan điểm.
Ông Tạ Việt Anh, Chủ tịch Hội đồng quản lý Quỹ Hỗ trợ các Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cho rằng, lao động phi chính thức đang chịu nhiều thiệt thòi. |
Theo ông Trần Dũng Hà, Phó Giám đốc BHXH TP.HCM, lý do khiến nhiều lao động khu vực phi chính thức không mặn mà với BHXH tự nguyện bởi vì thời gian đóng BHXH kéo dài, sau khi đóng đủ năm phải chờ đến đủ tuổi để được nhận lương hưu. Bên cạnh đó, để có thể tham gia BHXH tự nguyện, lao động phải có nguồn tài chính vừa đủ đảm bảo nhu cầu sống vừa phải dư một khoản để đóng BHXH. Ngoài ra nhiều người không nhận thức được tầm quan trọng khi tham gia BHXH tự nguyện. Chính những lí do này khiến lao động khu vực phi chính thức chưa mặn mà với BHXH.
Phát động cuộc thi "Những cống hiến thầm lặng" Trong khuôn khổ buổi tọa đàm, Báo Kinh tế và Đô thị thông báo tổ chức cuộc thi “Những cống hiến thầm lặng”. Được biết, đây là năm thứ 3, Báo Kinh tế và Đô thị cùng Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam hợp tác tổ chức cuộc thi này.
PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng biên tập Báo Kinh tế và Đô thị, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi cho biết: Với tên gọi “Những cống hiến thầm lặng”, Ban tổ chức cuộc thi đã gửi gắm những mong muốn đến các phóng viên, nhà báo cùng các tác giả là cây bút không chuyên tập trung tôn vinh những gương sáng của cá nhân, tập thể, doanh nghiệp, đã nỗ lực xây dựng môi trường làm việc lành mạnh an toàn cho lao động, nhất là lao động nữ, đối tượng yếu thế và người dân tộc thiểu số. “Bảo vệ nhóm người yếu thế như phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, dân tộc ít người, người nghèo… là điểm chung mà Báo Kinh tế và Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam cùng hướng đến. Chính vì vậy, trong quá trình thực hiện, chúng tôi tìm được tiếng nói chung để đưa cuộc thi ngày càng lan tỏa đến đông đảo truyền thông và bạn đọc", PGS.TS Nguyễn Thành Lợi, Tổng Biên tập Báo Kinh tế và Đô thị chia sẻ. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thanh Trì chỉ đạo ứng phó khẩn cấp úng ngập tại các vùng bãi
Các cấp hội Phụ nữ ra quân dọn dẹp cây đổ, lưu thông đường phố
Tổng Công ty Điện lực miền Bắc đã cấp điện trở lại cho 4,3 triệu khách hàng bị ảnh hưởng vì mưa lũ
Hà Nội phát lệnh báo động lũ cấp 1 trên sông Hồng
Ghi nhận "vùng bãi" ven sông Hồng khu vực Hà Nội: Người dân bình tĩnh chống lũ
Khẩn trương đóng cửa xả đáy hồ thủy điện Hòa Bình và Tuyên Quang
Bí thư Thành ủy Hà Nội gửi Thư thăm hỏi đồng bào các địa phương bị ảnh hưởng nặng nề do bão, lũ
Tin khác
7 tháng năm 2024: Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng
Lợi quyền lao động 30/08/2024 18:05
Đề xuất tăng thêm ngày nghỉ lễ trong năm cho người lao động
Lợi quyền lao động 26/08/2024 06:15
150 doanh nghiệp nợ tiền bảo hiểm xã hội từ 6-24 tháng
Lợi quyền lao động 13/08/2024 09:11
Điều tra về tiền lương tại 3.400 doanh nghiệp, để xem xét tăng lương tối thiểu vùng
Lợi quyền lao động 11/08/2024 13:19
Bình Dương: Công ty Hoàng Sinh đã trả lương cho công nhân
Lợi quyền lao động 04/08/2024 17:43
Cách tính lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi
Lợi quyền lao động 04/08/2024 11:15
TP.HCM: Tìm giải pháp gia tăng độ bao phủ người tham gia bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 30/07/2024 15:55
Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng
Lợi quyền lao động 27/07/2024 06:21
Hiệu quả, nghĩa tình “đồng vốn” Công đoàn
Lợi quyền lao động 27/07/2024 06:05
Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành
Lợi quyền lao động 24/07/2024 12:49