Tìm đầu ra cho OCOP bằng giao thương trực tuyến
Sẽ tổ chức diễn đàn kết nối cung cầu sản phẩm OCOP và nông sản, thực phẩm an toàn Khẳng định chất lượng sản phẩm qua chương trình OCOP |
Khó khăn trong tìm đầu ra cho sản phẩm
Huyện Ba Vì (thành phố Hà Nội) được biết đến với nhiều loại đặc sản, trong đó nổi bật nhất phải nhắc đến thương hiệu gà đồi Ba Vì. Năm 2014, Hội gà đồi Ba Vì ra đời, quy tụ hơn 60 hộ chăn nuôi gà số lượng lớn, thực hiện chăn nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung. Nhờ thực hiện đúng quy trình chăn nuôi an toàn, năm 2019, sản phẩm gà đồi Ba Vì đạt chứng nhận OCOP 3 sao của thành phố Hà Nội.
Các chủ thể OCOP giới thiệu, quảng bá sản phẩm tại chương trình “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền bằng hình thức trực tuyến”. Ảnh chụp màn hình |
Chia sẻ với phóng viên, anh Vũ Văn Ngọc, thành viên Hợp tác xã chăn nuôi gà đồi Ba Vì cho biết, dù đã được khẳng định chất lượng, nhưng sản phẩm gà đồi Ba Vì đang gặp khó vì đầu ra không ổn định. Những năm trước, cùng với thị trường nội thành, gà đồi Ba Vì được các thương lái các tỉnh như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hải Phòng, Quảng Ninh tới tận nơi thu mua với số lượng lớn và đều đặn. Năm nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh, các thương lái gặp khó khăn trong việc di chuyển nên sản lượng gà tiêu thụ bị ảnh hưởng rất lớn.
Cũng theo anh Ngọc chia sẻ, sản lượng gà đồi Ba Vì hiện nay còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiêu thụ nguyên nhân nữa do người tiêu dùng còn băn khoăn, lo ngại về giá thành sản phẩm. “Gà đồi Ba Vì có quy trình chăm sóc kỹ càng, có thời gian nuôi lâu nên giá sẽ cao hơn so với các loại gà nuôi công nghiệp.Gà đồi Ba Vì có giá dao động từ 160-170 nghìn đồng/ kg. Đây cũng là giá sát với chi phí sản xuất nhất, nếu giá thành giảm thì người dân sẽ không có lãi, thậm chí sẽ bị lỗ”- anh Ngọc khẳng định.
Cùng chung khó khăn với nhiều Hợp tác xã, chủ thể OCOP, sản phẩm bưởi đỏ Đông Cao (xã Tráng Việt, huyện Mê Linh) cũng đang bị tồn đọng rất nhiều. Ông Lương Văn Phương, Giám đốc Hợp tác xã Bưởi đỏ Đông Cao cho biết, với 7,7 ha trồng bưởi đỏ, lượng bưởi cho thu hoạch trong thời điểm hiện tại vào khoảng 25- 30 tấn nhưng mỗi ngày Hợp tác xã chỉ bán được từ 2-3 tạ. Do các đầu mối lớn chưa thể quay trở lại mua hàng nên hiện tại, Hợp tác xã đang cố gắng đẩy mạnh tiêu thụ bằng cách bán lẻ trên thị trường nội đô và chăm sóc bưởi cho vụ Tết năm nay.
Đẩy mạnh kết nối giao thương trực tuyến
Tiếp nối thành công của “Ngày hội Livestream đặc sản OCOP Hà Nội” diễn ra vào ngày 06/06/2021, vừa qua, Văn phòng Điều phối xây dựng nông thôn mới Hà Nội đã tổ chức chương trình “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền bằng hình thức trực tuyến”(hay còn được gọi là “Chợ đêm trên mây”) nhằm giúp các chủ thể sản xuất chuyển đổi số trong hoạt động kinh doanh, tiếp thị, quảng bá và tìm đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP, nhất là trong thời điểm dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn cho biết, trong thời gian toàn Thành phố thực hiện giãn cách xã hội để phòng, chống dịch Covid-19, dưới sự chỉ đạo của Thành ủy, UBND Thành phố cùng giải pháp cụ thể của các sở, ban, ngành, người dân, việc kết nối tiêu thụ sản phẩm của các huyện ngoại thành, các tỉnh lân cận đã được thúc đẩy mạnh mẽ, đáp ứng nhu cầu lương thực thực phẩm thiết yếu của Thủ đô.
Để thực hiện chương trình chuyển đổi số quốc gia và thành phố Hà Nội trong bối cảnh giãn cách xã hội, cũng như công tác phòng, chống dịch có hiệu quả, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã giao cho Văn phòng Điều phối Nông thôn mới phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức các chuỗi sự kiện như: Tập huấn kỹ năng tiếp thị và bán hàng trên môi trường số “Tập huấn online”; Hoạt động truyền thông, tiếp thị “Ngày hội Livestream”, hay hoạt động xúc tiến thương mại thí điểm mô hình “Chợ đêm trên mây”…Kết quả, các sự kiện đã thành công tốt đẹp, được các đơn vị ghi nhận, đánh giá cao hiệu quả việc áp dụng nền tảng số trong tổ chức các sự kiện.
“Thông qua chương trình “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền bằng hình thức trực tuyến”, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội mong muốn hỗ trợ các quận, huyện, thị xã trong việc kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP. Từ đó, khắc phục tình trạng đứt gãy các chuỗi sản xuất, cung ứng nông sản trên địa bàn Hà Nội, bảo đảm đầy đủ nông sản, thực phẩm đáp ứng nhu cầu cho người dân Thủ đô”- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội Nguyễn Ngọc Sơn khẳng định.
Tại chương trình, 13 chủ thể sản xuất, kinh doanh sản phẩm OCOP của Thủ đô và các đặc sản vùng miền đến từ một số tỉnh, Thành phố đã lên sóng livestream, quảng bá, giới thiệu sản phẩm tới các nhà bán lẻ và người dân Thủ đô. Các sản phẩm tham gia chương trình đều có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, được Ban tổ chức quản lý nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm. Theo thống kê của Ban tổ chức, hàng nghìn đơn hàng đặt mua sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền đã được kết nối. Các chủ thể sẽ tiếp nhận đơn hàng và giao chuyển tới người tiêu dùng trong thời gian sớm nhất với nhiều ưu đã hấp dẫn so với việc khách hàng mua ở thị trường ngoài.
Chia sẻ về chương trình kết nối giao thương trực tuyến, anh Vũ Văn Ngọc, thành viên Hợp tác xã chăn nuôi gà đồi Ba Vì cho biết, chương trình rất hữu ích đối với anh và các chủ thể OCOP, đây là sự quan tâm đặc biệt của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội, đặc biệt là Văn phòng Điều phối Nông thôn mới đối với các mặt hàng nông sản thế mạnh của Thủ đô. Thời gian tới, anh Ngọc sẽ tiếp tục tham gia các chương trình livestream trực tuyến để rèn luyện kỹ năng bán hàng, tạo lòng tin cho người tiêu dùng bằng chính những sản phẩm chất lượng.
Theo ông Nguyễn Trung Thành, Nhà sáng lập Viện Nghiên cứu chuyển đổi số ASEAN, chương trình chuyển đổi số đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảng bá sản phẩm OCOP. Qua 4 phiên thử nghiệm, chương trình “Kết nối giao thương sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền bằng hình thức trực tuyến”chính thức đi vào hoạt động thường niên vào 20h30 phút tối thứ 6 hàng tuần trên nền tảng điện toán đám mây. Thông qua chương trình sẽ giúp các chủ thể OCOP và đặc sản vùng miền rèn luyện kỹ năng bán hàng trên môi trường số, tự tin livestream bán hàng trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. /.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (4/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:33
Tỷ giá USD hôm nay (4/11): Thị trường tự do tiếp tục tăng
Thị trường 04/11/2024 07:30
Giá vàng hôm nay (4/11): Vàng miếng và vàng nhẫn giữ ổn định
Thị trường 04/11/2024 07:19
Giá xăng dầu hôm nay (3/11): Giá dầu cuối tuần giảm nhiệt sau đà tăng mạnh
Thị trường 03/11/2024 07:28
Tỷ giá USD hôm nay (3/11): Đồng USD một tuần biến động, thị trường tự do tăng cao
Thị trường 03/11/2024 07:12
Nhu cầu vàng lên mức kỷ lục trong quý 3/2024
Thị trường 03/11/2024 06:52
Giá vàng hôm nay (3/11): Vàng thế giới và vàng nhẫn giảm nhẹ
Thị trường 03/11/2024 06:13
Giá xăng dầu hôm nay (2/11): Dầu thô giảm trong tuần qua
Thị trường 02/11/2024 09:36
Tỷ giá USD hôm nay (2/11): Đồng USD thế giới phục hồi, thị trường tự do tăng
Thị trường 02/11/2024 07:04
Giá vàng hôm nay (2/11): Đồng loạt quay đầu giảm
Thị trường 02/11/2024 07:02