Thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản nhận tiền lừa đảo giảm đáng kể
Theo đại diện Vụ Thanh toán, Ngân hàng Nhà nước, số liệu báo cáo của các tổ chức tín dụng cho thấy, số lượng vụ việc lừa đảo mất tiền của khách hàng và số lượng tài khoản có phát sinh nhận tiền lừa đảo ở các đơn vị đã giảm đáng kể.
Cụ thể: Số vụ việc khách hàng bị lừa đảo mất tiền trong tháng 8 chỉ còn 700 vụ, giảm khoảng 50% so với số vụ việc trung bình 7 tháng đầu năm 2024. Số lượng tài khoản nhận tiền lừa đảo trong tháng 8 cũng giảm khoảng 72%, chỉ còn 682 tài khoản.
Đặc biệt tại một số đơn vị đã không có phát sinh số lượng vụ việc trong thời gian tháng 8 và đầu tháng 9 vừa qua.
Sau gần 3 tháng thực hiện xác thực sinh trắc học, số tài khoản lừa đảo giảm 72%. |
Cũng theo lãnh đạo Vụ Thanh toán, kể từ khi thực hiện xác thực sinh trắc học (1/7) đến nay, đã có khoảng 37,4 triệu lượt khách hàng đăng ký thông tin sinh trắc học thành công. Trong hai tháng 7 và 8, theo báo cáo của Công ty Cổ phần thanh toán Quốc gia Việt Nam (NAPAS) trung bình một ngày có khoảng 25 triệu giao dịch, trong đó có khoảng 1,6 triệu giao dịch trên 10 triệu đồng. Hoạt động thanh toán vẫn diễn ra bình thường.
Trước đó, thời điểm việc thực hiện xác thực sinh trắc học được áp dụng, Trung tá Triệu Mạnh Tùng, Phó Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Bộ Công an giải thích: Các ngân hàng đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ để khi người dùng quét vân tay hoặc quét khuôn mặt thì phải là khuôn mặt sống, vân tay sống của người giao dịch. Tuy nhiên, chúng ta vẫn phải đối mặt với một vài rủi ro chẳng hạn như sử dụng deepfake để vượt qua một vài chốt chặn xác thực sinh trắc học của các ngân hàng.
Ông Tùng cảnh báo hiện có hàng trăm hàng nghìn phương thức lừa đảo. Mỗi khi có một chính sách mới, có sự kiện mới, các đối tượng lại tiếp tục nghiên cứu kịch bản để dẫn dụ người bị hại vào cạm bẫy, thậm chí tinh vi hơn như lợi dụng chính sách chuyển đổi số, chính sách cập nhật thông tin để dẫn dụ người dùng cài ứng dụng có chứa mã độc hoặc truy cập vào đường link chứa mã độc qua đó để chiếm dụng điện thoại, chiếm đoạt tài sản.
Có những nhóm lừa đảo hoạt động hàng trăm đối tượng, hoạt động như một nghề để kiếm sống, cho nên chỉ nghiên cứu sử dụng các phương thức lừa đảo qua không gian mạng để tìm kiếm người bị hại. Khâu quan trọng nhất của các loại tội phạm đặc biệt là tội phạm không gian mạng đó là khâu luân chuyển dòng tiền. Do đó, nếu chúng ta không định danh thông tin người mở tài khoản, không định danh được người thực hiện giao dịch thì vô hình trung hoạt động thanh toán sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro để các đối tượng lợi dụng.
“Quyết định 2345/NHNN là các biện pháp kỹ thuật để xây dựng các giải pháp để xác thực sinh trắc học khách hàng khi thực hiện giao dịch trên 10 triệu đồng, hoặc tổng giao dịch trong ngày vượt mức 20 triệu đồng. Đây là bước quan trọng, giải quyết được các vấn đề căn cơ như định danh để làm sạch thông tin khách hàng, đảm bảo người dùng có căn cước công dân thực, mở tài khoản thực”, ông Tùng khẳng định.
Theo thống kê từ cơ quan công an, 5 tháng đầu năm 2024, thiệt hại do tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài sản là 4.239 tỷ đồng, bằng 94% so với cả năm 2023. Vì vậy, việc triển khai xác thực sinh trắc học ngân hàng được xem là giải pháp hiệu quả, giải quyết được các rủi ro về bảo mật và an toàn tài khoản. Khi nạn nhân chuyển tiền cho đối tượng lừa đảo, dòng tiền ngay lập tức chạy liên tục giữa các tài khoản ngân hàng, do đó, rất khó truy vết dòng tiền. Còn khi xác thực sinh trắc họ, dòng tiền lừa đảo sẽ bị chặn lại.
Theo Quyết định số 2345/QĐ-NHNN ngày 18/12/2023 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về triển khai các giải pháp an toàn, bảo mật trong thanh toán trực tuyến và thanh toán thẻ ngân hàng, từ ngày 1/7, mọi giao dịch chuyển tiền có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên đều phải thông qua bước xác thực bằng sinh trắc học đối với người chuyển tiền. Khách hàng khi thực hiện các giao dịch vượt ngưỡng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước hoặc khi thực hiện giao dịch đầu tiên khi cài đặt mới hoặc cài đặt lại ứng dụng di động trên thiết bị mới sẽ cần bổ sung bước xác thực sinh trắc học bằng khuôn mặt. Cụ thể, các giao dịch chuyển tiền trên 10 triệu đồng/lần hoặc dưới 10 triệu đồng/lần nhưng tổng số tiền các giao dịch trong ngày từ 20 triệu đồng trở lên, đến lần chuyển tiếp theo trong ngày đó phải bổ sung phương thức xác thực bằng khuôn mặt. Các giao dịch chuyển tiền dưới 10 triệu đồng/lần hoặc tổng giá trị giao dịch không quá 20 triệu đồng/ngày thì xác thực bằng mã Smart/SMS OTP như thông thường, không cần xác thực bằng khuôn mặt. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Vạn Phúc City mở ra cơ hội sở hữu những căn biệt thự, nhà phố “cuối cùng”
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Lãnh đạo Công an thành phố Hà Nội đối thoại với lực lượng Công an xã, thị trấn huyện Mỹ Đức
Đề xuất các quan điểm, giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh
Thủ đoạn làm giả "thẻ ngành" để lập hồ sơ vay tiền ngân hàng
Tin khác
Ngân hàng không được khuyến mại cho người gửi tiền
Tài chính 20/11/2024 18:27
TP.HCM: Nhiều giải pháp chống thất thu thuế thương mại điện tử
Tài chính 19/11/2024 10:18
Vẫn còn bộ, ngành có tỷ lệ giải ngân 0%
Tài chính 19/11/2024 06:18
Cơ quan thuế sắp triển khai hoãn xuất cảnh tự động
Tài chính 14/11/2024 06:38
Đề xuất bãi bỏ miễn thuế hàng nhập khẩu dưới 1 triệu đồng qua đường chuyển phát nhanh
Tài chính 09/11/2024 12:15
Đề xuất chủ sàn thương mại điện tử nộp thuế thay cho hộ kinh doanh
Tài chính 09/11/2024 07:19
Đẩy nhanh giải ngân đầu tư công để đưa dòng tiền vào thị trường
Tài chính 09/11/2024 07:12
Công ty CP Kinh doanh than Miền Bắc - Vinacomin bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực thuế
Tài chính 07/11/2024 14:47
Vốn tín dụng cho “tam nông”
Tài chính 07/11/2024 06:35
Cổ phiếu công ty của ông Donald Trump biến động mạnh
Tài chính 06/11/2024 15:27