Thấy gì từ những bộ phim trăm tỷ, trăm tập?

(LĐTĐ) Những bộ phim điện ảnh với doanh thu trăm tỷ cùng các bộ phim truyền hình kéo dài cả trăm tập đem tới tín hiệu đáng mừng cho ngành công nghiệp phim ảnh của nước nhà.
“Lối về miền hoa” kể câu chuyện trưởng thành của những người trẻ ở làng hoa ven đô Phan Minh Huyền tưng bừng hội ngộ cùng dàn diễn viên phim truyền hình dịp cuối năm Thế giới thu nhỏ của những người đàn ông lên sóng phim truyền hình

Giấc mộng trăm tỷ của phim Việt

Cách đây 5-7 năm, cột mốc 100 tỷ vẫn còn là một ước mơ xa vời, một con số không tưởng đối với các bộ phim nội địa, nhất là khi phải chịu sự cạnh tranh khốc liệt từ những “bom tấn” nước ngoài. Nhưng thời thế đã thay đổi, phim “Em chưa 18” sản xuất năm 2017 “nổ phát súng đầu tiên” cho cuộc đua trăm tỷ. Với doanh thu 171 tỷ đồng, bộ phim của đạo diễn Lê Thanh Sơn trở thành một luồng gió mới được các nhà làm phim học hỏi. Từ đây, một công thức thành công được hình thành dựa trên những yếu tố làm nên sức hút khổng lồ của “Em chưa 18”.

Thấy gì từ những bộ phim trăm tỷ, trăm tập?
Phim “Em chưa 18” của đạo diễn Lê Thanh Sơn.

Thành công của “Em chưa 18” là nhờ vào các tình tiết gây cười của dòng phim hài. Đó là một lựa chọn an toàn cho đoàn làm phim vì không bị kiểm duyệt quá gắt gao mà lại dễ sinh lời. Ngoài “Em chưa 18”, thành công của “Hai Phượng” hay “Lật mặt: 48h” đã chứng minh rằng các nhà làm phim nước nhà có đủ khả năng để làm nên những tác phẩm hành động tiệm cận với chất lượng của Hollywood. Hay thậm chí với trường hợp đặc biệt của “Lật mặt 4: Nhà có khách”, mặc dù phải đối đầu trực tiếp với bom tấn Avengers: Endgame nhưng vẫn không hề bị lép vế.

Tuy nhiên, để đạt được thành công như vậy không có gì là ngẫu nhiên hoặc ăn may, tất cả đều dựa vào tâm huyết cùng khả năng nắm bắt cơ hội của ekip sản xuất. Điểm chung dễ nhận thấy ở các nhà phát hành đó là họ thường ưu ái chọn thời điểm ra mắt phim trùng với các dịp lễ lớn.

Đây là lúc người dân dành nhiều thời gian để vui chơi và ra rạp xem phim là một trong những lựa chọn giải trí hàng đầu. Nhìn vào danh sách phim trăm tỷ của Việt Nam có thể thấy những cái tên được hưởng lợi từ điều này bao gồm “Cua lại vợ bầu”, “Trạng Quỳnh”, “Siêu sao siêu ngố”.

Theo nhà phê bình điện ảnh Lê Hồng Lâm: “Với một thị trường nội địa lên đến 100 triệu dân, mà phim doanh thu cao nhất mới chỉ đạt 5 triệu vé, thì thực ra là vẫn thấp và vẫn chưa khai thác hết tiềm năng thị trường. Khi tầng lớp trung lưu ngày càng tăng lên, thì chuyện một phim Việt đạt 10 triệu lượt vé (tương đương doanh thu 600-700 tỷ đồng) chắc chỉ khoảng 5, 6 năm nữa là có thể đạt được”.

Thế nhưng không phải chỉ có những ngày lễ lớn thì nhà phát hành mới “ăn nên làm ra”. Cơ hội có thể xuất hiện vào lúc không ai ngờ tới, điều quan trọng là chúng ta có nhận ra để nắm bắt hay không. Ví dụ điển hình nhất chính là “Bố già”, tác phẩm của Trấn Thành công chiếu phim vào ngày 12/3/2021, không trùng với bất kỳ dịp nghỉ lễ nào. Nhưng “Bố già” vẫn dễ dàng công phá các rạp chiếu, xô đổ hàng loạt thành tích, thiết lập nên cột mốc mới về mặt doanh thu với hơn 430 tỷ đồng trước sự ngỡ ngàng của khán giả.

Lịch ra mắt của “Bố già” có thể không đẹp theo quan niệm truyền thống của giới làm phim, nhưng nó lại nắm bắt rất tốt nhu cầu của khán giả. Khi ấy, người dân vừa trải qua đợt giãn cách, cơn khát phim đã lên đến đỉnh điểm. Vậy nên sự xuất hiện của Bố già chính là món quà mà khán giả đã trông đợi từ lâu.

Thấy gì từ những bộ phim trăm tỷ, trăm tập?
Phim “Bố già” của Trấn Thành đạt được 430 tỷ đồng doanh thu, khẳng định sức cuốn hút của phim Việt.

430 tỷ đồng doanh thu của “Bố già” là một tín hiệu đáng mừng, không chỉ cho thấy sức hút khủng khiếp phim Việt có thể tạo nên, mà còn chứng minh tầm vóc, quy mô của thị trường tiêu thụ. Theo thống kê của nhà phát hành, phim đã bán được tổng công hơn 5 triệu vé nội địa, đó là còn chưa tính đến những suất chiếu tại nước ngoài.

Sự lên ngôi của phim truyền hình

Bên cạnh những bộ phim trăm tỷ, thì mảng truyền hình Việt Nam cũng đang có xu hướng được khán giả quan tâm nhiều hơn, nhất là trong mùa dịch Covid-19. Theo nghiên cứu thói quen sử dụng truyền thông và tiêu dùng sản phẩm của Kantar Media Vietnam – đơn vị đo lường truyền thông tại 4 thành phố lớn (Hà Nội, Đà Nẵng, Cần Thơ, thành phố Hồ Chí Minh), trong thời gian giãn cách xã hội lần thứ 4 đến nay, phim truyền hình Việt đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của đại đa số người dân.

Trước đây, phim truyền hình chủ yếu kéo dài từ 30 đến 40 tập. Nhưng hiện tại, ngày càng nhiều tác phẩm có thời lượng lên tới 70, 80 tập (Hướng dương ngược nắng, Về nhà đi con, Cả một đời ân oán, Cây táo nở hoa), thậm chí là hơn 100 tập (Hương vị tình thân), tuy dài tập nhưng vẫn được khán giả đón nhận một cách nhiệt tình.

Đáng chú ý hơn, phim truyền hình Việt còn học theo cách làm mới là vừa chiếu vừa tiến hành sản xuất và chiếu phần tiếp theo ngay lập tức; nhờ điều này mà sức nóng của phim cũng được tăng lên. Nhiều bộ phim dần chiếm được cảm tình của khán giả nhờ bám sát những vấn đề về cuộc sống thường ngày, các mối quan hệ trong gia đình, xã hội, với câu chuyện nhẹ nhàng nhưng sâu sắc.

Thấy gì từ những bộ phim trăm tỷ, trăm tập?
“Hương vị tình thân” dài 100 tập được khán giả Việt đón nhận nhiệt tình trong thời gian qua.

Một trong những điều giúp tạo nên sự thành công cho phim truyền hình nữa là nhờ vào đội ngũ biên kịch đã khéo trong việc khai thác triệt để những tình huống éo le, những câu chuyện về góc khuất xã hội. Bên cạnh đó họ còn phát triển những tình tiết ấy một cách hài hoà với mạch phim để tạo thành điểm nhấn cho chính những tập phim của mình.

Cùng với đó là sự góp mặt bởi dàn diễn viên trẻ nhiệt huyết kết hợp cùng những nghệ sĩ gạo cội cũng là điểm hấp dẫn của các bộ phim. Ví như, Hồng Diễm, Hồng Đăng, Mạnh Trường, Thu Quỳnh, Phương Oanh, Thanh Hương, Duy Hưng… đang ngày càng khẳng định mình trong lòng khán giả. Sự trở lại của Nghệ sĩ nhân dân (NSND) Như Quỳnh, NSND Trung Hiếu, NSND Thu Hà, Nghệ sĩ ưu tú (NSƯT) Võ Hoài Nam, NSƯT Nguyệt Hằng… giúp cho những cảnh quay thêm tinh tế, chuyên nghiệp. Điều này cho thấy được sự đầu tư dài hơi, bắt kịp xu hướng, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khán giả.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng

(LĐTĐ) Những đồ vật bất ngờ rơi từ ban công các căn hộ chung cư là nỗi ám ảnh của không ít cư dân. Từ điếu thuốc, tờ giấy, đến bát đũa, thậm chí cả dao, thùng các-tông,… những "vật thể lạ" này không chỉ gây phiền toái mà còn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn nghiêm trọng, khiến người dân sống trong lo lắng mỗi lần đi dạo dưới chân các tòa chung cư cao tầng.
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024

(LĐTĐ) Thời gian qua, thành phố Hà Nội đã tích cực hỗ trợ các địa phương trong hoạt động quảng bá, giới thiệu, kết nối trái cây, nông sản, đặc sản tại thị trường Hà Nội thông qua trên 70 hoạt động giao thương, hội chợ, tuần hàng...
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới

(LĐTĐ) Công ty TNHH Bảo hiểm Nhân thọ Prudential Việt Nam vừa chính thức giới thiệu công nghệ OCR thế hệ mới (nhận dạng ký tự quang học tích hợp AI tạo sinh) vào quy trình thẩm định và xét duyệt hồ sơ yêu cầu giải quyết quyền lợi bảo hiểm trực tuyến.
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy

(LĐTĐ) Chiều tối ngày 22/11, UEFA đã tổ chức lễ bốc thăm vòng tứ kết Nations League tại Nyon (Thụy Sĩ).
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

“Manifest” được chọn là từ của năm 2024

(LĐTĐ) Mới đây, từ điển Cambridge đã công bố “manifest” (tạm dịch: biểu minh) là từ của năm 2024, nhờ sự phổ biến của từ này trên mạng xã hội và truyền thông toàn cầu.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Tối 22/11, quận Bắc Từ Liêm tổ chức Hội nghị kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11); tổng kết công tác quản lý di sản văn hóa năm 2024; hưởng ứng các hoạt động Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 tại di tích đình Tây Tựu, phường Tây Tựu.
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động

(LĐTĐ) Làm việc với các đơn vị trong Cụm Thi đua số 7, lãnh đạo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đề nghị, từ nay đến cuối năm, các đơn vị cần nắm chắc tình hình tư tưởng, đời sống, việc làm của người lao động, tập trung chăm lo tốt đời sống vật chất, tinh thần cho đoàn viên, người lao động, nhất là khi Tết Nguyên đán Ất Tỵ đang tới gần.

Tin khác

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng

(LĐTĐ) Tối 20/11, bộ phim truyền hình “Độc đạo” phát sóng tập 36, cũng là tập cuối, với nhiều diễn biến hấp dẫn xoay quanh nhân vật Hồng (Doãn Quốc Đam).
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?

(LĐTĐ) Tối nay (20/11), Độc đạo sẽ kết thúc phát sóng ở tập 36 và cũng là tập cuối cùng.
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây

(LĐTĐ) Độc Đạo tập 34 là hành trình đi tìm công bằng cho gia đình của Hồng, Hồng là một đứa trẻ bất hạnh khi cùng lúc mất đi cả bố lẫn mẹ và lạc mất đứa em trai...
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán

(LĐTĐ) Như vậy, còn 3 tập nữa phim Độc đạo sẽ kết thúc. Diễn biến từ tập 34 đến tập 36, được dự đoán sẽ có nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán ở mỗi tập phim, tạo sự kịch tính, hấp dẫn cho người xem.
Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

Sắp ra mắt bộ phim truyền hình 60 tập quy mô nhất về người lính Cụ Hồ

(LĐTĐ) Hình ảnh người lính vẫn luôn có sức hút đặc biệt đối với các nhà làm phim. Tuy nhiên, từ lâu nay, trên sóng truyền hình, phim về đề tài người lính không nhiều, phim được đầu tư quy mô, chất lượng cũng ít. Thế nên bộ phim "Không thời gian" - một dự án hợp tác đặc biệt được Đài truyền hình Việt Nam phối hợp với Tổng Cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam sản xuất sẽ rất đáng chờ đợi.
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt

(LĐTĐ) Có thể thấy, xu thế sáng tác của điện ảnh quốc tế và Việt Nam luôn xem các tác phẩm văn học như một “mảnh đất màu mỡ” để khai thác.
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ

(LĐTĐ) Bộ phim Độc Đạo dần hé lộ những chi tiết ở tập cuối, điều khiến khán bất ngờ nhất chính là tương lai của Hồng và Khương.
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII

(LĐTĐ) Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII đã chính thức khép lại sau 5 ngày tổ chức sôi nổi (từ ngày 7-11/11/2024). Với chuỗi chương trình phong phú và nhiều hoạt động hấp dẫn, sự kiện đã tạo nên một bầu không khí nghệ thuật nồng nhiệt cho khán giả Thủ đô, đồng thời để lại dấu ấn đậm nét với các nghệ sĩ điện ảnh Việt Nam và quốc tế, thổi bùng khát vọng sáng tạo trong cộng đồng điện ảnh.
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh

(LĐTĐ) Ngày 7/11, tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, 87 Láng Hạ, đã diễn ra lễ khai mạc triển lãm ảnh “Các di sản của Việt Nam được UNESCO công nhận - Trải nghiệm qua các thước phim điện ảnh” trong khuôn khổ Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII.
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII

(LĐTĐ) Chiều 7/11, buổi chiếu phim khai mạc Liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần VII (HANIFF VII) đã diễn ra với bộ phim "Ngày xưa có một chuyện tình" của Đạo diễn trẻ tài năng Trịnh Đình Lê Minh.
Xem thêm
Phiên bản di động