Phim truyền hình Việt vẫn nan giải về kịch bản: "Thiếu bột sao gột nên hồ"?
Phim truyền hình Việt lấy lại vị thế Khi phim truyền hình Việt hóa khởi sắc |
Kịch bản xa rời hiện thực cuộc sống…
Dưới tác động của Covid-19, trong 2 năm 2020-2021, thị trường phim điện ảnh Việt gần như bị “đóng băng”, chỉ le lói một vài điểm sáng với “Bố già” của Trấn Thành, “Gái già lắm chiêu” của đạo diễn Nam Cito và Bảo Nhân, “Thiên thần hộ mệnh” của Victor Vũ… Phim truyền hình với đặc thù riêng trở thành lựa chọn hàng đầu trong thực đơn giải trí của khán giả.
Có thể nói, thành công rực rỡ của “Sống chung với mẹ chồng” và “Người phán xử” đã mở ra một chương mới của phim truyền hình. Kế tiếp đó là thắng lợi liên tiếp của “Gạo nếp gạo tẻ”, “Cả một đời ân oán”, “Thương nhớ ở ai”, “Quỳnh búp bê”, “Về nhà đi con”,… và hiện tại là “Cây táo nở hoa”, “Hương vị tình thân”… Đây là những bộ phim truyền hình có sự đầu tư nghiêm túc về chất lượng, nội dung, sở hữu dàn diễn viên đẹp, diễn xuất tốt, kịch bản hay.
Dàn diễn viên "Về nhà đi con". |
Sự chuyển mình và mạnh dạn đầu tư của các nhà đài, đội ngũ sản xuất, nhà đầu tư…đã khiến phim truyền hình Việt không thua kém các nước trong khu vực, thậm chí có thể tính đến câu chuyện xuất khẩu. Tuy nhiên, cái thiếu và khó khăn lớn nhất của phim truyền hình Việt Nam vẫn là kịch bản, kịch bản và kịch bản.
Nhìn vào danh sách những bộ phim truyền hình chiếm được sự yêu mến của khán giả, không thể phủ nhận vai trò vững chắc của “lực lượng” phim Việt hoá đã giúp phim truyền hình Việt Nam bước sang một chương mới. Rất nhiều “tượng đài” phim Việt khó xô ngã trong lòng công chúng, mà thành công nhờ kịch bản Việt hoá phù hợp với văn hoá Việt song vẫn đảm bảo yếu tố hấp dẫn, thú vị, gần đây nhất là thành công của “Hương vị tình thân”….Tuy nhiên, phải khẳng định rằng, kịch bản Việt hoá đóng vai trò quan trọng song không phải là giải pháp bền vững trong “cơn khát” kịch bản hay, sáng tạo của điện ảnh-truyền hình nước ta.
Có thể nói, mặc dù đội ngũ kịch bản, đạo diễn, ekip sản xuất… đã nỗ lực sáng tạo để có kịch bản hay, tuy nhiên các phim vẫn đi theo đề tài quen thuộc như: thương trường, ngoại tình, mâu thuẫn gia đình, tình tay ba…
Đạo diễn Mai Hiền từng chia sẻ: “Thực ra lực lượng viết kịch bản của VFC rất đa dạng, hùng hậu, số lượng kịch bản cũng rất nhiều, nhưng phải nói rằng để có thể cầm mà đi quay ngay là không có. Chúng tôi vẫn thường nói riêng với nhau ở VFC: Thực ra cái “mùi” phim khá là riêng nên một số tác giả chưa bắt kịp, chưa cập nhật được”. Không chỉ VFC mà các đơn vị sản xuất phim truyền hình khác trong cả nước cũng đều phải đối diện với bài toán đau đầu nhất là nguồn cung và chất lượng kịch bản.
"Thương nhớ ở ai" với những cảnh quay đậm chất thôn quê Việt Nam của đạo diễn Lưu Trọng Ninh. |
Trong vòng 2 năm trở lại đây khi toàn xã hội và người dân Việt Nam phải căng mình đối phó với làn sóng Covid-19, bóng đen đại dịch phủ lên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội - đời sống, ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống người dân. Tuy nhiên, sau bộ phim “Những ngày không quên” là sự kết hợp giữa “Về nhà đi con” và “Cô gái nhà người ta” phát sóng năm 2020, đến nay vẫn chưa có tác phẩm truyền hình nào lên sóng phản ánh sâu sắc thực trạng đời sống dưới tác động của dịch Covid-19. Phim truyền hình kế tiếp nhau phát sóng nhưng quanh quẩn vẫn là đề tài cũ, và đóng góp đáng kể vẫn là những bộ phim Việt hoá.
Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nhận định: “Điều hơi tiếc là ngay cả với đề tài gia đình hiện đang thống trị màn hình, thì đơn vị sản xuất vẫn phải lấy cốt từ kịch bản nước ngoài. Câu chuyện thương trường vốn chỉ để làm nền cũng vậy. Cũng luôn phải lấy cốt từ phim nước ngoài. Hiện trạng này cho thấy, các biên kịch của chúng ta không đủ kiến thức (bao gồm sự hiểu biết và trải nghiệm, quan sát…) để tự tìm ra những câu chuyện thương trường của chính đất nước mình, một hiện thực không giống bất kỳ nơi nào trên thế giới”.
Bà cũng chia sẻ thêm: “Tôi từng làm kịch bản “Ngược sóng” chuyển thể từ tiểu thuyết “Canh năm” của nhà văn Lê Thành Chơn. Bộ phim làm theo chương trình Xã hội hoá của VTV do Cố đạo diễn Lê Cung Bắc thực hiện. Phim cũng khá ấn tượng vì nói đến giai đoạn đầu Cổ phần hoá, mà thực ra cho đến hôm nay vẫn còn nguyên tính thời sự. Tôi nghĩ hiện thực của xã hội Việt Nam hôm nay là một “núi truyện”, “núi đề tài” để các nhà biên kịch khai thác, với điều kiện họ phải quan sát và hiểu biết về các vấn đề ấy một cách đủ sâu sắc”.
Tìm kiếm giải pháp vẫn gian nan
Biên kịch giỏi sáng tạo ra kịch bản hay, tuy nhiên thực tế hiện nay để có những kịch bản như đạo diễn Mai Hiền ao ước đọc xong đi quay ngay vẫn còn thiếu và yếu. Biên kịch giỏi đã ít, song công tác đào tạo bồi dưỡng biên kịch ở nước ta cũng chưa được chú trọng. Chương trình học cũ, xa rời thực tế, ít tạo điều kiện để các biên kịch trẻ tìm được công việc tốt, nâng cao tay nghề, dẫn đến tình trạng rơi rụng nhiều người có tâm huyết trong khi lại thực tế lại thiếu những biên kịch thực sự giỏi.
Thành công của "Sống chung với mẹ chồng" đã giúp Bảo Thanh đạt được bước tiến lớn trong sự nghiệp. |
“Mặc dù Việt Nam là đất nước còn rất nhiều vấn đề xã hội đầy mâu thuẫn, có thể là mảnh đất phì nhiêu cho những người tìm truyện, nhưng rõ ràng khả năng tiếp cận cuộc sống của các biên kịch trẻ - những người đang thực sự hiện diện trong trận địa này - chưa thật mạnh mẽ và phong phú. Điều đó dẫn đến việc các kịch bản do chúng ta tự lên ý tưởng, tự xây dựng kịch bản không có được sức thuyết phục cần thiết do nó vẫn hời hợt, xa rời cuộc sống. Về công nghệ sản xuất tôi thấy chúng ta không thua kém các nước tiên tiến nhất về sản xuất phim. Nhưng vấn đề kịch bản lại là vấn đề của mỗi quốc gia. Và chúng ta vẫn đang ở vùng trũng của thế giới về lĩnh vực này”, nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã nhận định.
"Hướng dương ngược nắng" là bộ phim có kịch bản thuần Việt 100%. |
Kịch bản Việt hoá là một giải pháp nhưng không thể là giải pháp lâu dài, chủ lực nếu phim ảnh nước nhà thực sự muốn trở mình thành một nền công nghiệp chuyên nghiệp, thậm chí tự tin biến giấc mơ xuất khẩu phim thành hiện thực. Thực tế, những bộ phim thuần Việt 100% vẫn thắng và thắng giòn giã, mang một gia vị rất riêng như “Cát đỏ”, Thương nhớ ở ai”, “Về nhà đi con” hay "Hướng dương ngược nắng","Hoa hồng trên ngực trái"… Chính vì vậy, thay vì các đơn vị sản xuất tư nhân tự nỗ lực tìm nguồn cung kịch bản, rất cần có chiến lược đầu tư toàn diện, bền vững từ các cơ quan chức năng. Ngoài ra, công tác kiểm duyệt kịch bản cũng cần có sự thoáng đạt hơn, giúp các biên kịch được sáng tạo, đào sâu các đề tài gắn liền với hiện thực cuộc sống./.
Theo An Chi/vov.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Độc đạo tập cuối: Cái kết bi thương cho nhân vật Hồng
Điện ảnh 21/11/2024 14:16
Độc đạo tập 36: Cái kết liệu có trọn vẹn?
Điện ảnh 20/11/2024 11:25
Độc Đạo tập 34: Quân “già” buộc Hồng phải lên bản Mây
Điện ảnh 18/11/2024 07:37
Hé lộ 3 tập cuối phim Độc đạo: Nhiều tình tiết bất ngờ và khó đoán
Điện ảnh 15/11/2024 06:43
Đề tài lịch sử và chuyển thể văn học: Cơ hội lớn và thách thức của điện ảnh Việt
Điện ảnh 12/11/2024 12:42
Độc Đạo tập 32, Khương đưa Tuyết ra mắt mẹ
Điện ảnh 12/11/2024 11:23
Bế mạc liên hoan phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII
Điện ảnh 11/11/2024 22:31
Triển lãm về các di sản Việt Nam được UNESCO công nhận qua thước phim điện ảnh
Điện ảnh 07/11/2024 22:07
"Ngày xưa có một chuyện tình" mở màn ấn tượng tại HANIFF VII
Điện ảnh 07/11/2024 21:24
Chợ dự án phim HANIFF 2024: Gần 70 dự án phim quốc tế hội tụ tại Hà Nội
Điện ảnh 07/11/2024 16:26