Phạt từ 7 -15 triệu đồng, nếu ghi âm, ghi hình trong phiên tòa hình sự mà không được Chủ tọa đồng ý
Bổ sung trách nhiệm kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm cho Công an xã Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp chuyên đề xây dựng pháp luật |
Ngày 18/8, tiếp tục chương trình Phiên họp chuyên đề pháp luật, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp Lê Thị Nga nêu rõ, tiếp thu ý kiến của UBTVQH, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã rà soát các đối tượng bị xử phạt trong dự thảo Pháp lệnh nhằm bảo đảm thống nhất với các quy định của pháp luật có liên quan.
Trên cơ sở đó, Điều 4 của dự thảo Pháp lệnh bổ sung quy định không xử phạt vi phạm hành chính đối với Hội thẩm nếu có hành vi cản trở hoạt động tố tụng, để thống nhất với Luật Tổ chức Tòa án nhân dân.
Theo đó, Hội thẩm nhân dân nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật bãi nhiệm hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
![]() |
Toàn cảnh phiên họp. (Ảnh: Quốc hội) |
Đồng thời, dự thảo Pháp lệnh cũng bỏ quy định liên quan đến xử phạt hành chính đối với Trợ giúp viên pháp lý khi thực hiện nhiệm vụ trợ giúp pháp lý, vì đối tượng này là viên chức (theo quy định tại Luật Trợ giúp pháp lý), do đó, nếu thực hiện hành vi vi phạm thì họ sẽ bị xử lý theo Luật Viên chức và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Tiếp thu ý kiến của UBTVQH, Thường trực Ủy ban Tư pháp đã phối hợp với các cơ quan có liên quan rà soát và chỉnh lý dự thảo Pháp lệnh, bổ sung quy định thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp trong tất cả các giai đoạn tố tụng (từ giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử), trừ các vụ án thuộc thẩm quyền của các cơ quan tư pháp trong quân đội.
Về ý kiến đề nghị rà soát quy định về hành vi ghi âm lời nói, ghi hình ảnh tại phiên tòa để bảo đảm thống nhất với các luật tố tụng, Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết, Bộ luật Tố tụng dân sự và Luật Tố tụng hành chính đều có quy định “Nhà báo ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử phải được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa. Việc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của đương sự, người tham gia tố tụng khác phải được sự đồng ý của họ”.
Tuy nhiên, Bộ luật Tố tụng hình sự chỉ quy định chung: “Mọi người trong phòng xử án phải tôn trọng Hội đồng xét xử, giữ gìn trật tự và tuân theo sự điều hành của chủ tọa phiên tòa”.
Vì vậy, tiếp thu ý kiến của UBTVQH, để bảo đảm quy định thống nhất giữa Pháp lệnh với các luật tố tụng về hành vi vi phạm nội quy phiên tòa, dự thảo Pháp lệnh quy định hành vi “Ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của Hội đồng xét xử mà không được sự đồng ý của Chủ tọa phiên tòa hoặc ghi âm lời nói, ghi hình ảnh của người tham gia tố tụng mà không được sự đồng ý của họ trong phiên tòa xét xử vụ án dân sự, vụ án hành chính; không tuân theo sự điều hành của Chủ tọa phiên tòa về hoạt động ghi âm lời nói, ghi hình ảnh trong phiên tòa xét xử vụ án hình sự”, sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.
Phát biểu về nội dung này, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho rằng việc tổ chức phiên tòa tối thượng là để hướng đến một bản án đúng pháp luật, công tâm. Người tiến hành tố tụng phải toàn tâm, toàn ý với công việc, để đảm bảo đưa ra phán quyết công tâm, đúng pháp luật.
Nếu Hội đồng xét xử ngồi trước hàng trăm máy quay đang livetreem trực tiếp thì không thể toàn tâm, toàn ý cho nhiệm vụ chính của phiên tòa, vì vậy Chánh án Nguyễn Hòa Bình rất mong người dân, cơ quan truyền thông tôn trọng và chia sẻ những áp lực của cơ quan tố tụng, của Thẩm phán khi đứng trước nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, một nguyên tắc lớn cần được bảo đảm ở đây là quyền con người. Ví dụ phiên tòa xét xử ly hôn, trong phiên tòa đương sự phải trình bày lý do, tài sản có gì, phân chia ra sao,…có nhiều nội dung mà cá nhân đương sự cũng không muốn người ngoài được biết. Kể cả trong vụ án hình sự cũng vậy, nhân thân của họ cũng có quyền được bảo vệ...
Sau khi thảo luận, UBTVQH đã biểu quyết với 100% thành viên có mặt tán thành thông qua Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng.
Nên xem

Thủ tướng chỉ đạo không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID

Giải pháp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu nếu Mỹ áp thuế đối ứng

Tập đoàn Mường Thanh tung ưu đãi "khủng" tới 60% tại Hội chợ Du lịch Quốc tế VITM 2025

Khai mạc Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025

Công an Hà Nội thông báo phân luồng giao thông các ngày 14-15/4/2025

Chủ tịch thành phố Hà Nội nghiêm cấm hủy trái phép tài liệu khi sắp xếp bộ máy

Năm 2027 sẽ hoàn thành hệ thống thu gom và Nhà máy xử lý nước thải Sơn Tây
Tin khác

Thủ tướng chỉ đạo không yêu cầu công chứng với giấy tờ đã tích hợp trên VNeID
Tin mới 12/04/2025 10:34

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc sẽ thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
Tin mới 11/04/2025 10:47

Thành lập ngay đoàn đàm phán với Hoa Kỳ về thương mại và thuế
Tin mới 10/04/2025 22:38

Việt Nam sẽ cùng Hoa Kỳ tiến hành đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Tin mới 10/04/2025 17:56

Ủy ban Thường vụ Quốc hội chuẩn bị cho ý kiến về sửa đổi Hiến pháp 2013, sắp xếp đơn vị hành chính, cải cách tiền lương
Tin mới 10/04/2025 15:44

60 cán bộ, công chức xin nghỉ hưu trước tuổi được hỗ trợ kinh phí hơn 75 tỷ đồng
Tin mới 10/04/2025 13:43

Việt Nam và Hoa Kỳ sẽ đàm phán về một thỏa thuận thương mại đối ứng
Tin mới 10/04/2025 07:40

Đưa quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam - Tây Ban Nha lên tầm cao mới
Tin mới 09/04/2025 20:57

Bộ Xây dựng đề xuất mở rộng cao tốc Yên Bái - Lào Cai lên 4 làn xe hoàn chỉnh
Tin mới 08/04/2025 19:47

3 người dân ở Nghệ An tử vong do sập giếng
Tin mới 08/04/2025 19:45