Nỗ lực giảm thiểu tai nạn lao động

(LĐTĐ) Xác định an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác quan trọng, liên quan đến tính mạng, sức khỏe của con người và môi trường làm việc của người lao động (NLĐ), thời gian qua, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã phối hợp triển khai thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp nhằm bảo đảm ATVSLĐ, kiềm chế sự gia tăng tai nạn lao động (TNLĐ) trên địa bàn.
Hỗ trợ khám chữa bệnh nghề nghiệp, những điều cần biết Gia tăng thiệt hại do tai nạn lao động Thiết thực quan tâm, chia sẻ khó khăn với công nhân bị tai nạn lao động

Đẩy mạnh tuyên truyền, huấn luyện về an toàn lao động

Năm 2022, sau những ảnh hưởng do đại dịch Covid-19, không ít doanh nghiệp của Thủ đô và cả nước gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Điều này phần nào khiến cho các doanh nghiệp quan tâm tới sức khỏe của NLĐ; đầu tư cải thiện môi trường làm việc tại các doanh nghiệp gặp những hạn chế nhất định. Trước thực trạng đó, các cấp, ngành của thành phố Hà Nội đã đẩy mạnh các biện pháp đồng bộ, quyết liệt, vừa đảm bảo an sinh xã hội, đời sống việc làm cho NLĐ, vừa đảm bảo ATVSLĐ, ngăn ngừa TNLĐ, bảo vệ sức khỏe cho NLĐ.

Nỗ lực giảm thiểu tai nạn lao động
Huấn luyện về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ tại Công ty TNHH MTV Chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội.

Biện pháp đầu tiên được Thành phố chú trọng là đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức của người sử dụng lao động, NLĐ về công tác ATVSLĐ đồng thời tăng cường huấn luyện ATVSLĐ cho chủ sử dụng lao động, cán bộ làm công tác an toàn lao động và NLĐ…

Theo thống kê, trong năm qua, trên địa bàn Thành phố đã có hơn 232 nghìn người được tập huấn, huấn luyện ATVSLĐ. Trong đó, riêng LĐLĐ Thành phố đã chỉ đạo 100% Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở tổ chức tuyên truyền, huấn luyện công tác ATVSLĐ cho đội ngũ cán bộ Công đoàn cơ sở và mạng lưới an toàn vệ sinh viên. Ngoài ra, các Công đoàn cơ sở đã phối hợp với người sử dụng lao động tổ chức 1.715 lớp tập huấn cho 95.970 lượt cán bộ Công đoàn, mạng lưới an toàn vệ sinh viên và NLĐ tại cơ sở.

Cùng với đó, công tác quản lý Nhà nước đối với việc sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động cũng được cơ quan chức năng của Thành phố thực hiện chặt chẽ. Năm qua, hơn 22.900 thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã được cơ quan chức năng của Thành phố kiểm định kỹ thuật an toàn. Cơ quan chức năng Thành phố cũng đã tiếp nhận khai báo 4.145 máy, thiết bị cho 499 lượt đơn vị, doanh nghiệp có sử dụng các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động.

Thông qua công tác tuyên truyền, huấn luyện, kiểm định các thiết bị máy móc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động đã góp phần nâng cao nhận thức của các cấp, ngành, các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, NLĐ và công dân Thủ đô về công tác ATVSLĐ. Nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã có những hành động thiết thực như: Chủ động xây dựng bộ máy làm công tác ATVSLĐ, xây dựng các kịch bản ứng phó thích ứng với phòng chống dịch bệnh; đầu tư kinh phí mua sắm máy, thiết bị, cải tiến công nghệ sản xuất, cải thiện điều kiện làm việc và môi trường lao động, qua đó hạn chế TNLĐ, bệnh nghề nghiệp tại cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Tai nạn lao động được kiềm chế

Song song với tuyên truyền, huấn luyện, công tác thanh tra, kiểm tra và hướng dẫn các đơn vị thực hiện ATVSLĐ cũng được Thành phố triển khai tích cực. UBND Thành phố đã thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra liên ngành, thường xuyên tiến hành thanh, kiểm tra việc thực hiện quy định về ATVSLĐ tại các doanh nghiệp.

Năm 2022, qua kiểm tra 151 đơn vị, công trình xây dựng, các đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố đã đưa ra hơn 400 kiến nghị yêu cầu khắc phục ngay những tồn tại, thiếu sót về ATVSLĐ. Ngoài ra, các đoàn kiểm tra đã yêu cầu đơn vị, doanh nghiệp tạm đình chỉ 15 máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động vi phạm quy định về an toàn trong quá trình sử dụng; xử phạt vi phạm hành chính 29 đơn vị, công trình xây dựng vi phạm về ATVSLĐ.

Cùng với Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã đã tổ chức hàng chục cuộc kiểm tra về công tác ATVSLĐ ở 715 cơ sở sản xuất, doanh nghiệp và đã có 1.345 kiến nghị yêu cầu các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp khắc phục những tồn tại, thiếu sót về công tác ATVSLĐ.

Có thể nói, những biện pháp đồng bộ, thiết thực như trên đã giúp cho công tác đảm bảo ATVSLĐ trên địa bàn thành phố Hà Nội trong năm qua đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Điều này thấy rõ ở việc, năm qua, tình hình TNLĐ; cháy, nổ trên địa bàn Thành phố đã được phòng ngừa, kiềm chế; giảm thiểu thiệt hại về người, góp phần quan trọng ổn định tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.

Cụ thể, theo báo cáo của UBND Thành phố, năm qua, trên địa bàn Thành phố xảy ra 194 vụ TNLĐ làm 198 NLĐ bị nạn. Trong đó, số vụ TNLĐ theo hợp đồng lao động có 114 vụ làm 116 người bị nạn (25 người chết, 36 người thương nặng, 55 người thương nhẹ); số vụ TNLĐ không theo hợp đồng lao động 82 vụ TNLĐ làm 84 người bị nạn, làm 17 người chết và 36 người bị thương nặng.

So sánh với tình hình TNLĐ của năm 2021, năm 2022, số vụ TNLĐ nghiêm trọng (có người chết) giảm 1 vụ, số người chết giảm 1 người, số người bị thương nặng giảm 41 người so với năm 2021. Còn tính từ năm 2020 đến nay, Hà Nội đã chuyển từ vị trí đứng thứ 2 cả nước xuống vị trí thứ 6 của cả nước về số vụ TNLĐ. (Năm 2020, Hà Nội xảy ra 388 vụ TNLĐ, có 66 người chết, là địa phương có số vụ TNLĐ đứng thứ 2 cả nước; năm 2021; Hà Nội xảy ra 275 vụ TNLĐ làm 43 người chết, vẫn đứng thứ 2 cả nước về số vụ TNLĐ; năm 2022, số vụ TNLĐ trên địa bàn Hà Nội là 194 vụ, đứng vị trí thứ 6 cả nước).

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động

Với phương châm “Công đoàn đồng hành vì sự phát triển bền vững của doanh nghiệp, vì đời sống, việc làm của người lao động”, tổ chức Công đoàn Thủ đô đã triển khai hiệu quả các phong trào thi đua yêu nước trong công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) nhằm khích lệ tinh thần sáng tạo, cống hiến của người lao động. Bên cạnh đó, Công đoàn cũng phối hợp chặt chẽ với người sử dụng lao động để đảm bảo đời sống, việc làm, giúp người lao động yên tâm lao động sản xuất.
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Nhận thức rõ người lao động là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp, vì vậy, Ban lãnh đạo Công ty TNHH Hanwha Aero Engines (đóng trên địa bàn huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã chú trọng xây dựng môi trường làm việc an toàn, quan tâm đảm bảo quyền lợi, chế độ phúc lợi để người lao động yên tâm lao động sản xuất, cống hiến cho sự phát triển của Công ty.
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến

(LĐTĐ) Là một trong những doanh nghiệp có lịch sử lâu đời và uy tín trong lĩnh vực công ích, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội luôn thực hiện tốt các quy định về pháp luật lao động và đảm bảo đời sống, việc làm cho người lao động. Từ đó, tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến cho sự phát triển chung của Công ty. Năm 2024, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội được Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội tôn vinh là doanh nghiệp tiêu biểu vì người lao động.
TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

TP.HCM: Nợ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế gần 9.300 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong 9 tháng đầu năm 2024, số tiền chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) là 9.288,82 tỷ đồng.
Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

Người lao động có tự chốt sổ BHXH được không?

(LĐTĐ) Doanh nghiệp phải chốt sổ bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động (NLĐ) khi chấm dứt hợp đồng. NLĐ không tự chốt sổ BHXH được, trách nhiệm này thuộc về người sử dụng lao động.
Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

Công đoàn với công tác an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp đã có ý thức phối hợp với các cấp Công đoàn tại các địa phương tăng cường các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), phòng tránh tai nạn… cho người lao động. Qua đó, giúp người lao động yên tâm làm việc, cống hiến lâu dài, góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế và xã hội.
Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

Danh sách 100 đơn vị sử dụng lao động chậm đóng tiền BHXH

(LĐTĐ) Theo thống kê Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, trong tháng 8/2024 (số liệu tính đến hết 31/8/2024, lấy ngày 5/9/2024), trên địa bàn Thủ đô hiện còn nhiều doanh nghiệp, đơn vị chậm đóng tiền BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp của người lao động với thời gian kéo dài (từ 6 tháng đến 24 tháng), ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người tham gia.
Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?

Người lao động bị ngừng việc do bão lũ, tiền lương được trả thế nào?

(LĐTĐ) Theo quy định tại Khoản 3 Điều 99 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được trả lương ngừng việc nếu do sự cố không do lỗi người sử dụng lao động. Tiền lương ngừng việc thỏa thuận không thấp hơn lương tối thiểu vùng, theo Nghị định 74/2024/NĐ-CP: Vùng I: 4.960.000 đồng, Vùng II: 4.410.000 đồng, Vùng III: 3.860.000 đồng, Vùng IV: 3.450.000 đồng.
Lao động nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng lao động?

Lao động nữ mang thai có được tạm hoãn hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Lao động nữ mang thai nếu có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc tiếp tục làm việc sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi, thì có quyền tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động.
7 tháng năm 2024: Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng

7 tháng năm 2024: Chi trả quyền lợi bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính, 7 tháng năm 2024, chi trả quyền lợi bảo hiểm của các doanh nghiệp bảo hiểm ước đạt 49.142 tỷ đồng, tăng 25,06% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 13.015 tỷ đồng, các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ ước đạt 36.127 tỷ đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động