Những biến tấu ngôn từ của Trần Dần trong “Đêm núm sen”

Phủ bụi thời gian trong những 56 năm, tháng 5/2017, “Đêm núm sen” của nhà văn Trần Dần (1926 - 1997) đã được NXB Hội Nhà văn và Cty CP văn hóa và truyền thông Nhã Nam cho ra mắt bạn đọc. “Đêm núm sen” tỏa hương với đời cũng đúng vào dịp Trần Dần tròn 20 năm mãi rời cõi tạm này.
nhung bien tau ngon tu cua tran dan trong dem num sen 8 món cơm nức tiếng của người Việt
nhung bien tau ngon tu cua tran dan trong dem num sen Đừng nghĩ hở là đẹp!
nhung bien tau ngon tu cua tran dan trong dem num sen 5 tông trang điểm nổi bật mùa hè
nhung bien tau ngon tu cua tran dan trong dem num sen
Bìa cuốn tiểu thuyết "Đêm núm sen" của nhà văn Trần Dần. Ảnh: L.Q.V

“Đêm núm sen” có một số phận đặc biệt. Trần Dần tạo sinh ra nó vào năm 1961, rồi cất trong ngăn kéo. Khoảng 30 năm sau, đọc lại, ông thấy mất vài trang và cả một chương sách. Ông cứ day dứt, tự vấn mãi về sự đáng trách của mình với những “đứa con” như anh kiến Gầy, nàng Sứa…

Với “Đêm núm sen”, đây là lần đầu Trần Dần thử nghiệm thể loại tiểu thuyết, mở rộng biên độ của việc “làm tiếng Việt” mà ông hằng tâm niệm, chăm chút và được thỏa sức sáng tạo cùng ngôn ngữ.

nhung bien tau ngon tu cua tran dan trong dem num sen
Tại buổi ra mắt "Đêm núm sen" ngày 17/5, từ phải sang: Nhà thơ - dịch giả Dương Tường, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên (Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội), nhà báo Trần Trọng Văn (con trai nhà văn Trần Dần), biên tập viên Nguyễn Hoàng Diệu Thủy và họa sĩ Tạ Huy Long. Ảnh: L.Q.V

Nhà thơ, dịch giả Dương Tường - một người bạn của Trần Dần, từng biết đến bản thảo “Đêm núm sen” - chia sẻ: “Cuốn tiểu thuyết này về tình yêu trong xoáy lốc chiến tranh, cũng là một sử thi về thân phận của kiếp Người-Kiến, Kiến-Người... “Đêm núm sen” là một cocktail của trữ tình, bi tráng và u-mua, của các bề chiều chữ: Màu chữ, mùi chữ, vị chữ, nhịp chữ, biến tấu chữ. 56 năm đọc lại, không còn cú sốc bàng hoàng, ngây ngất ban đầu, nhưng ngấm sâu thêm những suy nghĩ nhiều chiều về phận con người…”.

Còn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên nhận xét: “Đêm núm sen” tươi mọng, run rẩy, cựa quậy, phập phồng ngôn ngữ, câu chữ, cảm giác của cả một thế giới kiến, mà đọc thấy rất hiện thực và lịch sử của con người. Trần Dần luôn gây bất ngờ, bởi văn chương Trần Dần với một văn cách luôn khác-lạ-mới mà ông coi là, nhà văn thì phải có, mới thực là có tư cách nhà văn…”.

nhung bien tau ngon tu cua tran dan trong dem num sen
Bản thảo viết tay chương "Đêm trinh sát" trong "Đêm núm sen" của nhà văn Trần Dần, trưng bày tại hiệu sách Nhã Nam ở 107 B9 phố Tô Hiệu (Hà Nội). Ảnh: L.Q.V

Sau 20 năm Trần Dần phiêu du nơi xa xăm, những người thân trong gia đình ông đã tìm được phần thất lạc của “Đêm núm sen”. Nhà báo Trần Trọng Văn - con trai thứ hai của Trần Dần - cho hay, thỉnh thoảng, anh đọc di cảo của cha, thấy ông có nhắc tới việc đã viết 3 tiểu thuyết và chuyện bản thảo bị thất lạc đâu đó. Năm 2013, anh Văn tình cờ phát hiện ra trong di cảo của cha những trang rời rạc của một tiểu thuyết viết về loài kiến, đem ghép với “Đêm núm sen” thì đó đúng là những trang thất lạc.

Khi đó, thấy con cằn nhằn về chuyện bản thảo của cha bị thất lạc, mẹ anh Văn (bà Bùi Thị Ngọc Khuê) chợt nhớ trong phòng mình có một tập giấy của chồng, bèn lấy đưa cho con. Khi ghép lại, đó chính là một chương trong “Đêm núm sen”. Trần Trọng Văn tỉ mẩn rò lại từng trang bản thảo đã ố vàng, đôi chỗ đã rách, chữ cũng mờ, rồi đánh máy lại.

nhung bien tau ngon tu cua tran dan trong dem num sen
Hình tượng kiến trong minh họa của cuốn tiểu thuyết "Đêm núm sen". Ảnh: L.Q.V

Năm 2007, nhà văn Trần Dần được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật, đã được ấn hành một số tác phẩm như: “Trần Dần thơ”, “Đi! Đây Việt Bắc”, “Những ngã tư và những cột đèn”, “Người người lớp lớp” và nay là “Đêm núm sen” - với đầy đủ bản thảo gốc. Đó cũng là điều may mắn với bạn đọc khi tiếp cận với sự thông tuệ của Trần Dần. Bởi trước đó, đã có vài ý định xuất bản “Đêm núm sen”, dù bản thảo còn thất lạc, nhưng họa sĩ, nhà văn Trần Trọng Vũ - con trai út của Trần Dần - vốn là người kỹ tính, đã ngăn lại, với ước mong tác phẩm ra mắt hoàn chỉnh vào một dịp nào đó.

Là người trong ê-kíp biên tập “Đêm núm sen”, nữ BTV trẻ Nguyễn Hoàng Diệu Thủy đã bộc bạch: “Nếu chọn một trong những “bom tấn” của văn học Việt Nam trong năm nay, tôi nhất định chọn “Đêm núm sen”, bởi giá trị của cuốn sách, được viết bởi người khổng lồ Trần Dần và cũng bởi số phận long đong của nó trước khi bước ra ánh sáng”.

Trong “Đêm núm sen” có in kèm 23 bức minh họa - là điều đặc biệt với hình thức truyền thống của một cuốn tiểu thuyết. Những minh họa này do họa sĩ Tạ Huy Long dày công sáng tạo, theo kiểu tranh khắc gỗ, khắc cao-su - gợi nhớ những hình thức xuất bản quen thuộc của thời xa xưa ở Việt Nam và quốc tế, nhưng vẫn toát dáng vẻ mỹ thuật hiện đại, đã góp phần gợi mở cho bạn đọc tiếp cận với một dấu ấn trong đời văn của Trần Dần nói riêng và văn học Việt Nam nói chung.

Lê Quang Vinh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

MILO rèn sức bền cho trẻ qua chuỗi hoạt động online

(LĐTĐ) Sau chuỗi sự kiện “Trạm sạc sức bền 24h khổng lồ”, từ ngày 20/4/2024, Nestlé MILO sẽ lần lượt triển khai các hoạt động thú vị trên nền tảng số nhằm tạo sân chơi cho phụ huynh và trẻ em trên khắp cả nước dễ dàng tham gia để khám phá về sức bền và cách cải thiện sức bền, bao gồm “Thử thách bền bỉ hơn” trên Tiktok, “Thử thách 7 ngày bền bỉ hơn” trên Zalo cũng như ra mắt bài hát bền bỉ trên Youtube.
Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

Phổ biến kiến thức An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động

(LĐTĐ) Tại buổi Đối thoại - Giao lưu trực tuyến - Truyền thông chính sách chuyên đề: “Tìm hiểu về An toàn, vệ sinh lao động và pháp luật lao động”, các chuyên gia đã giải đáp cho đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội nhiều câu hỏi liên quan đến các chế độ, chính sách đối với người lao động như: Tiền lương, tiền thưởng, thu nhập, bảo hiểm xã hội, tuổi nghỉ hưu, chế độ thai sản, thời giờ làm việc, chính sách đối với người lao động làm việc trong môi trường nặng nhọc, độc hại, các quy định bảo đảm an toàn vệ sinh lao động...
Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

Cần sớm có cơ chế xử lý rác thải cồng kềnh

(LĐTĐ) Câu chuyện về “rác thải cồng kềnh” không phải bây giờ mới được nhắc đến, tuy nhiên, cùng với muôn vẻ đổi thay của đô thị, sự bất cập, lúng túng trong xử lý vấn đề này đang dần trở nên nổi cộm.
Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

Tạo thuận lợi để người dân tiếp cận nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Góp ý vào Dự thảo Nghị định về phát triển và quản lý nhà ở xã hội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề nghị cân nhắc bỏ quy định “Khách hàng là hộ gia đình, cá nhân khi vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội để mua, thuê mua nhà ở xã hội phải thực hiện việc gửi tiết kiệm tại Ngân hàng Chính sách xã hội hàng tháng, với thời gian tối thiểu 12 tháng và mức gửi theo quy định của bên cho vay”...
Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

Đồng hành vì sức khỏe của lao động nữ

(LĐTĐ) Đồng hành cùng tổ chức Công đoàn Thủ đô, suốt 7 năm qua, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã tổ chức nhiều đợt khám, tư vấn sức khỏe, phát thuốc miễn phí cho nữ công nhân lao động (CNLĐ) các khu công nghiệp trên địa bàn Thành phố. Đây là một trong những hoạt động có ý nghĩa thiết thực, mang tới cơ hội chăm sóc sức khỏe quý giá cho CNLĐ Thủ đô.
Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

Tội phạm công nghệ cao “len lỏi” vào từng gia đình

(LĐTĐ) Đã có rất nhiều cảnh báo trên các phương tiện truyền thông cũng như trên các nền tảng mạng xã hội về phương thức thủ đoạn của tội phạm. Tuy nhiên, rất nhiều người vẫn bị kẻ xấu lợi dụng lòng tin, lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tội phạm công nghệ cao dường như đang “len lỏi” vào từng gia đình...

Tin khác

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

Trưng bày “Khoảng trời mới”: Tái hiện ký ức lịch sử hào hùng

(LĐTĐ) Sắp tới, Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ tổ chức trưng bày chuyên đề “Khoảng trời mới”. Việc tổ chức trưng bày nhằm giúp công chúng hiểu hơn về các chiến dịch lịch sử trên chiến trường Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp (1946 - 1954) với những câu chuyện kể về các chiến sĩ cách mạng đã trải qua những năm tháng bị địch bắt, giam cầm hà khắc trong các nhà tù thực dân. Kháng chiến thành công, họ lại cùng nhau đoàn kết, quyết liệt đấu tranh để được trao trả và trở về với cách mạng, với nhân dân.
Lặng lẽ xương rồng

Lặng lẽ xương rồng

(LĐTĐ) Xương rồng, xưa nay nhân gian nghĩ về sự gai góc, khô cằn. Loài cây này dường như sinh ra để vượt khó vươn lên, cả bản lĩnh cứng cỏi giữa đất trời nắng mưa. Xương rồng thường mọc hoang, mọc dại ở những vùng đất cát. Là loại cây chịu nắng chịu hạn, dai dẳng can trường. Có điều lạ, hễ chạm khẽ vào cây là nhựa chảy ra ròng ròng, thành dòng, như người mau nước mắt.
Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

Nhà thờ dòng họ của nhà cách mạng Trần Đình San được xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh

(LĐTĐ) Sáng 23/4/2024, tại xóm Tân Hoa, xã Trung Phúc Cường, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, chính quyền địa phương và dòng họ Trần Đình (chi 2) đã tổ chức lễ đón nhận Bằng xếp hạng Di tích lịch sử cấp tỉnh đối với Nhà thờ họ Trần Đình (chi 2).
Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ

(LĐTĐ) Hơn 300 tài liệu, hình ảnh phản ánh lịch sử tỉnh Điện Biên từ thuở sơ khai đến nay, trong đó có nhiều tài liệu lần đầu tiên được công bố sẽ trưng bày tại triển lãm trực tuyến “Điện Biên theo dòng lịch sử qua tài liệu lưu trữ”.
Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

Đặc sắc Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939-2024)

(LĐTĐ) Tối 19/4, tại huyện Đông Anh, đã diễn ra Lễ kỷ niệm 1085 năm đức vua Ngô Quyền xưng vương và định đô ở Cổ Loa (939 - 2024), nhằm tìm về cội nguồn, tôn vinh và lan tỏa những giá trị lịch sử văn hóa truyền thống.
Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

Miệt mãi giữ nghề xưa trên phố

(LĐTĐ) Chiều ngày 19/4/2024, tại Trung tâm Giao lưu văn hóa phố cổ Hà Nội đã diễn ra buổi khai mạc chuỗi các hoạt động văn hóa với chủ đề "Giữ nghề xưa trên phố".
Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại: Kỳ tích về sức mạnh chiến đấu của dân tộc

(LĐTĐ) Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024); 65 năm ngày mở đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh (19/5/1959 - 19/5/2024), Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức triển lãm "Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh huyền thoại".
Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

Khơi dậy niềm đam mê, hứng thú đọc sách trong mỗi người dân

(LĐTĐ) Hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ ba, trên địa bàn quận Tây Hồ đã và đang diễn ra nhiều hoạt động sôi nổi. Không chỉ giới thiệu, đưa sách đến gần hơn với mọi người, các hoạt động này còn góp phần lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

Tôn vinh nền Văn hóa Đông Sơn qua trưng bày "Tiếng vọng"

(LĐTĐ) Ngày 18/4, Bảo tàng Hà Nội đã khai mạc trưng bày chuyên đề "Tiếng vọng" nhân dịp Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 và kỷ niệm 100 năm nghiên cứu Văn hóa Đông Sơn tại Việt Nam.
Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

Những kỷ vật truyền lửa tới thế hệ mai sau

(LĐTĐ) Vừa qua, Bảo tàng Đường Hồ Chí Minh phối hợp với Ban Quản lý Nhà lưu niệm Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện tổ chức Lễ trao tặng và tiếp nhận bức phù điêu bằng đồng và kỷ vật kháng chiến của đồng chí Thiếu tướng Hoàng Thế Thiện để trưng bày phục vụ khách tham quan tại Bảo tàng và tri ân những cống hiến của vị tướng đối với “Con đường Trường Sơn huyền thoại”.
Xem thêm
Phiên bản di động