Nhiều ý kiến góp ý đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Mỗi kỳ Đại hội Công đoàn, Điều lệ Công đoàn Việt Nam đều được quan tâm nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế của từng giai đoạn lịch sử cũng như phù hợp với các quy định của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Xây dựng tổ chức Công đoàn Thủ đô ngày càng lớn mạnh Công đoàn Việt Nam qua các kỳ Đại hội Quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Công đoàn nhiệm kỳ 2023 - 2028

Trong khuôn khổ Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra mới đây, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô đã có nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ đóng góp vào dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi). Theo đó, cơ bản các ý kiến đều nhất trí với kết cấu, bố cục của dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi) gồm 11 Chương, 45 Điều (tăng 10 Điều so với Điều lệ hiện hành), giữ nguyên các Chương và tên các Chương.

Các nội dung sửa đổi, bổ sung Lời nói đầu đúng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết 02-NQ/TW ngày 12/6/2021 của Bộ Chính trị về đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, phù hợp với Điều 10 Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việc sửa đổi, bổ sung này là phù hợp, thể hiện quyết tâm chính trị của Công đoàn Việt Nam trong tình hình mới, xứng đáng là cơ sở chính trị, xã hội của Đảng trong công nhân, lao động.

Đối tượng tập hợp của Công đoàn Việt Nam

Về đối tượng tập hợp của Công đoàn Việt Nam (Điều 1), một số ý kiến cho rằng cần xem xét nội dung Khoản 1, Điều 1: “Người Việt Nam làm công hưởng lương trong các đơn vị sử dụng lao động, người lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau..:”. Quy định như vậy là chưa rõ, dể gây hiểu nhầm. “Người lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam” có thể hiểu là tất cả người lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài. Do đó Khoản 1 cần sửa là “Người Việt Nam làm công hưởng lương, khoán lương trong các đơn vị sử dụng lao động, người Việt Nam lao động tự do hợp pháp trên lãnh thổ Việt Nam, được xem xét gia nhập Công đoàn Việt Nam khi có đủ các điều kiện sau:...”

Nhiều ý kiến góp ý đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Quang cảnh Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Một số ý kiến đề nghị, cơ quan soạn thảo xem xét bổ sung sửa đổi nội dung “Người Việt Nam” làm công hưởng lương… tại Khoản 1, Điều 1 thành “Công dân Việt Nam” làm công hưởng lương… cho phù hợp với Khoản 1, Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.

Về đối tượng không kết nạp vào Công đoàn Việt Nam đang được quy định tại Mục 3.2, Hướng dẫn số 03/HD-TLĐ ngày 20/2/2020 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, tại điểm b: “Người lao động làm công tác quản lý trong các doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước, bao gồm: Chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, chủ tịch hội đồng thành viên, thành viên hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, thành viên hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại điều lệ công ty”.

Và điểm c: “Hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước”.

Nhiều ý kiến cho rằng các đối tượng này được kết nạp vào Công đoàn Việt Nam nếu cá nhân có nguyện vọng và đủ điều kiện theo quy định tại Điều 1; chỉ quy định không được làm cán bộ Công đoàn tại đơn vị, doanh nghiệp đối với các đối tượng: Chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ tịch hội đồng thành viên, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng quản trị, giám đốc hoặc tổng giám đốc và cá nhân được ủy quyền ký hợp đồng lao động; hiệu trưởng, viện trưởng; phó hiệu trưởng, phó viện trưởng được ủy quyền quản lý đơn vị hoặc ký hợp đồng lao động trong đơn vị sự nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.

Quyền và nhiệm vụ của đoàn viên

Về quyền và nhiệm của của đoàn viên, điểm h, Khoản 1 quy định: “Đoàn viên bị mất việc làm tạm thời, được tạm dừng sinh hoạt và đóng đoàn phí; đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được xem xét miễn giảm đoàn phí công đoàn theo quy định”. Một số ý kiến cho rằng nên sửa thành: “Đoàn viên bị mất việc làm tạm thời, được tạm dừng đóng đoàn phí và tạm dừng sinh hoạt nếu có nguyện vọng; đoàn viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, được xem xét miễn giảm đoàn phí công đoàn theo quy định”. Vì sinh hoạt công đoàn vừa là trách nhiệm và là quyền lợi của đoàn viên. Nếu đoàn viên bị mất việc làm tạm thời, vẫn được sinh hoạt để được hưởng các quyền lợi của đoàn viên, trừ trường hợp, đoàn viên có nguyện vọng tạm dừng sinh hoạt.

Điểm i quy định: “Được Ban Chấp hành Công đoàn nơi đoàn viên tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động sau khi đã nghỉ hưu xem xét tiếp tục là đoàn viên công đoàn nếu có nguyện vọng”. Nên bỏ quy định này vì nội hàm vừa thừa lại vừa thiếu. Thừa vì khi đoàn viên công đoàn đã nghỉ hưu, tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động, nếu cá nhân có nguyện vọng thì vẫn thuộc đối tượng là đoàn viên công đoàn đã quy định ở Điều 1. Thiếu vì, đoàn viên công đoàn đã nghỉ hưu, có thể là lao động tự do hợp pháp (không chỉ làm việc theo hợp đồng lao động trong các đơn vị sử dụng lao động), nếu cá nhân có nguyện vọng thì vẫn thuộc đối tượng là đoàn viên công đoàn đã quy định ở Điều 1. Ngoài đoàn viên công đoàn đã nghỉ hưu, còn đoàn viên công đoàn thôi việc, nghỉ việc, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần... sau đó tiếp tục làm việc theo hợp đồng lao động hoặc là lao động tự do hợp pháp nếu có nguyện vọng thì vẫn thuộc đối tượng là đoàn viên công đoàn như quy định ở Điều 1.

Nhiều ý kiến góp ý đề xuất sửa đổi, bổ sung Điều lệ Công đoàn Việt Nam
Đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động Thủ đô đã có nhiều ý kiến tâm huyết, trí tuệ đóng góp vào dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (bổ sung, sửa đổi).

Một số ý kiến đề nghị, tại điểm i, khi đoàn viên nghỉ hưu có nguyện vọng tham gia tổ chức Công đoàn cần những điều kiện nào, quyền lợi và trách nhiệm khi tham gia Công đoàn, cần nêu rõ trong Điều lệ. Đồng thời bổ sung thêm quyền được hưởng lợi ích từ các thiết chế của tổ chức Công đoàn Việt Nam và các hình thức liên kết, hợp tác khác của các cấp Công đoàn Việt Nam.

Thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam

Về thủ tục gia nhập Công đoàn Việt Nam, thẻ đoàn viên và chuyển sinh hoạt công đoàn (Điều 3), một số ý kiến đề nghị xem xét điểm d, Khoản 1, Điều 3: “Người lao động là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp muốn gia nhập Công đoàn Việt Nam phải có đơn, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và không là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp kể từ thời điểm được công nhận là thành viên của Công đoàn Việt Nam” cho phù hợp với điểm c, Khoản 1, Điều 1 về đối tượng gia nhập Công đoàn việt Nam: “Hiện không là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật Việt Nam”.

Theo điểm d, Khoản 1, Điều 3 thì khi xét và công nhận người lao động là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp là đoàn viên Công đoàn Việt Nam thì người đó vẫn đang là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp, không thống nhất với điểm c, Khoản 1, Điều 1: “Hiện không là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp”. Nên sửa Khoản d như sau: “Người lao động là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp muốn gia nhập Công đoàn Việt Nam phải có đơn, tán thành Điều lệ Công đoàn Việt Nam và thôi là thành viên tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp kể từ khi nộp đơn xin gia nhập Công đoàn Việt Nam”.

Điểm b, Khoản 2, quy định về Thẻ đoàn viên: “Người là đoàn viên công đoàn được tổ chức Công đoàn phát thẻ đoàn viên để sử dụng trong các hoạt động công đoàn. Người có thẻ đoàn viên được hưởng các quyền và lợi ích theo quy định của các cấp Công đoàn”. Đề nghị sửa thành: “Đoàn viên công đoàn được phát thẻ đoàn viên để sử dụng trong các hoạt động công đoàn và được hưởng các quyền và lợi ích theo quy định của tổ chức Công đoàn”. Một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định việc cấp thẻ đoàn viên được ứng dụng qua mã định danh điện tử VNeID để tránh hình thức, lãng phí trong khâu in ấn, cấp phát thẻ đoàn viên”.

T.P

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Sẵn sàng cho Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 17/1/2022 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Kế hoạch số 179/KH-TLĐ ngày 3/3/2022 của Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam về tổ chức Đại hội Công đoàn các cấp, tiến tới Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đến nay, các nội dung công việc chuẩn bị tổ chức Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã cơ bản hoàn thành.
Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Lao động nữ mang thai vi phạm kỷ luật lao động có bị xử lý hay không?

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định, người sử dụng lao động không được xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ mang thai; lao động nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng.
“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

“Tháo gỡ” khó khăn xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Hà Nội đang chịu áp lực lớn giải bài toán xây dựng thành phố thông minh để phát triển kinh tế - xã hội xứng tầm Thủ đô. Trong khi Thành phố phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: Dân số đông, gia tăng cơ học một cách nhanh chóng, những vấn đề bất cập do hạ tầng giao thông chưa kịp phát triển để đáp ứng tốc độ đô thị hóa; ô nhiễm môi trường và các vấn đề liên quan đến cấp, thoát nước, xử lý ngập nước…
Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

Xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm

(LĐTĐ) Chuyển đổi số, xây dựng thành phố thông minh đã trở thành xu hướng tất yếu, khách quan và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội, thúc đẩy chuyển đổi và xuất hiện các hình thái mới trong quản lý, vận hành, phát triển kinh tế - xã hội cũng như quản trị quốc gia. Theo các chuyên gia, việc xây dựng thành phố thông minh lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm là vấn đề đặt ra hàng đầu.
Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Kỳ 2: Vẫn còn nhiều bất cập cần tháo gỡ

Thực tế cho thấy, dù được quan tâm, phát triển đồng bộ, từng bước khắc phục tình trạng chênh lệch về mức hưởng thụ văn hoá, tuy nhiên hiện hệ thống thiết chế văn hoá cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn tồn tại nhiều bất cập cần được tháo gỡ.
34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

34 đại biểu ngành Y tế dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Đoàn đại biểu ngành Y tế đi dự Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam gồm 34 công đoàn viên tiêu biểu thuộc Công đoàn Y tế Việt Nam và Công đoàn ngành y tế các tỉnh, thành phố, các bệnh viện, trường, công ty dược.
Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

Thúc đẩy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp

(LĐTĐ) Chiều 29/11, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo với chủ đề "Thúc đầy chuyển đổi số báo chí góp phần phục vụ hiệu quả hoạt động của Bộ, ngành Tư pháp". Tại Hội thảo, đại diện các cơ quan quản lý báo chí, các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các nhà báo đã cùng chia sẻ kinh nghiệm để Bộ Tư pháp tiếp thu, tham khảo phục vụ việc xây dựng kế hoạch chuyển đổi số báo chí.

Tin khác

Nhiều kiến nghị tâm huyết gửi tới Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Nhiều kiến nghị tâm huyết gửi tới Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

(LĐTĐ) Tại Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 diễn ra mới đây, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) Thủ đô đã gửi tới Đảng, Nhà nước và Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam nhiều kiến nghị, đề xuất tâm huyết.
Kỳ vọng Công đoàn Thủ đô tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong nhiệm kỳ mới

Kỳ vọng Công đoàn Thủ đô tiếp tục đổi mới, sáng tạo trong nhiệm kỳ mới

(LĐTĐ) Ngày 16/10, Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028 đã diễn ra với nhiều nội dung quan trọng. Chia sẻ tại Đại hội, các đại biểu tin tưởng, kỳ vọng vào nhiệm kỳ mới “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”.
Tập trung trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm đóng góp vào thành công của Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội

Tập trung trí tuệ, tâm huyết, trách nhiệm đóng góp vào thành công của Đại hội XVII Công đoàn thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Sáng nay (16/10), tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô, Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, đã chính thức khai mạc. Đại hội sẽ diễn ra trong 2 ngày 16 - 17/10. Đây là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, dân chủ, là ngày hội của cán bộ, đoàn viên Công đoàn và của các cấp Công đoàn Thủ đô theo phương châm: “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”.
Sẵn sàng cho Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

Sẵn sàng cho Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

(LĐTĐ) Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô trong 2 ngày 16 - 17/10/2023. Trước sự kiện trọng đại này, các cấp Công đoàn Thủ đô đã đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội.
Góp ý Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XII) trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

Góp ý Dự thảo Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam (khóa XII) trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Nhằm hoàn thiện nội dung dự thảo Báo cáo trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam, báo Lao động Thủ đô xin trân trọng giới thiệu toàn văn dự thảo lần thứ IV, Báo cáo của Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam (khóa XII) trình Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam để lấy ý kiến của cán bộ, đoàn viên, người lao động và toàn thể nhân dân.
550 đại biểu chính thức dự Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

550 đại biểu chính thức dự Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

(LĐTĐ) Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028, sẽ diễn ra tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô trong 2 ngày 16 - 17/10/2023 với sự tham dự của 550 đại biểu đại diện cho ý chí, nguyện vọng và niềm tin của trên 664.000 đoàn viên Công đoàn Thủ đô.
Tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

Tập trung thực hiện tốt công tác chuẩn bị Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

(LĐTĐ) Chiều 31/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị báo cáo công tác chuẩn bị Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

Lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Báo cáo chính trị trình Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII

(LĐTĐ) Ngày 16/8, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị góp ý kiến vào Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI trình Đại hội Công đoàn thành phố Hà Nội lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Kiến nghị kiểm tra việc nợ kinh phí Công đoàn

Kiến nghị kiểm tra việc nợ kinh phí Công đoàn

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân vừa tổng hợp ý kiến đóng góp của đoàn viên, người lao động tham gia đóng góp ý kiến vào dự thảo Báo cáo của Ban chấp hành LĐLĐ thành phố Hà Nội khóa XVI trình tại Đại hội Công đoàn Thành phố lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2023-2028.
Cần bổ sung hướng dẫn về quy trình, thủ tục giải thể Công đoàn cơ sở

Cần bổ sung hướng dẫn về quy trình, thủ tục giải thể Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động quận Thanh Xuân vừa báo cáo tổng hợp các ý kiến của đoàn viên Công đoàn tại Đại hội Công đoàn quận Thanh Xuân góp ý vào Dự thảo Điều lệ Công đoàn Việt Nam (sửa đổi, bổ sung), với nhiều đóng góp thiết thực.
Xem thêm
Phiên bản di động