Nhiều doanh nghiệp chưa quan tâm đến EVFTA
Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam và Vương quốc Anh Kinh tế Việt Nam – Cộng hòa Liên bang Đức: Hợp tác thực chất, hiệu quả |
Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) chính thức có hiệu lực từ ngày 1/8 đã mở ra những cơ hội và triển vọng to lớn, được cho là cú hích rất lớn cho xuất khẩu của Việt Nam, giúp đa dạng hóa thị trường và mặt hàng xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông, thủy sản cũng như những mặt hàng Việt Nam vốn có nhiều lợi thế cạnh tranh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia kinh tế, doanh nghiệp Việt Nam - đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn còn hờ hững với EVFTA.
Đại sứ Ngô Quang Xuân - Trưởng Ban kết nối Cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam cho biết, ông rất ngạc nhiên khi gần đây có hai đánh giá về việc thực thi một số hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EU). Thứ nhất đó là cơ hội và nguồn lợi mà WTO mang lại từ ngày Việt Nam đàm phán năm 2017, sau gần 3 năm chỉ đạt dưới 30%. Thứ hai là đoàn giám sát của Quốc hội khóa 13 về thực thi EVFTA đánh giá chỉ có 1,8% doanh nghiệp hiểu sâu về hiệp định này. Điều này làm ông rất “kinh ngạc”.
Đại sứ Ngô Quang Xuân khẳng định: “Khi chúng ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới, có nghĩa là chúng ta có 149 thị trường mở ra, thế nhưng việc tận dụng cơ hội và lợi thế cho đến bây giờ tôi rất ngạc nhiên vì kết quả trên”.
Hiệp định EVFTA là sự nỗ lực đàm phán gần một thập kỷ qua của của Việt Nam và EU |
Ông cho rằng, những cơ hội mà EVFTA mở ra rất rộng, có thể nói đây là hiệp định thương mại mở rộng nhất cho Việt Nam từ trước đến nay. Trong số 18 hiệp định mà Việt Nam đã ký, không có nghĩa là đều được trải thảm đỏ. Để vào được thị trường EU thì phải vượt qua những tiêu chí rất ngặt nghèo, nhưng không có nghĩa là Việt Nam không vào được. Có đánh giá rằng hơn 50% các doanh nghiệp Việt Nam có thể đáp ứng được tiêu chí của thị trường châu Âu (có thể đáp ứng chứ chưa hẳn là đáp ứng được mà cần phải phấn đấu). Như vậy còn 50% doanh nghiệp là con số không nhỏ, trong đó, có hơn 98% là doanh nghiệp nhỏ và vừa, và đây là bài toán khó cần giải quyết.
“Tôi cho rằng tâm thế của các doanh nghiệp để đón EVFTA rất quan trọng, đương nhiên là còn do Covid-19, đương nhiên là chính phủ phải hỗ trợ, mở rộng chính sách, nhưng về phần doanh nghiệp thì vẫn phải chủ động”, đại sứ nhấn mạnh.
Mặc dù có nhiều cơ hội, nhưng lại có rất ít doanh nghiệp tìm hiểu về EVFTA, điều đó cho thấy doanh nghiệp sẽ để vuột mất nhiều cơ hội. Việt Nam được đánh giá là thị trường có lợi thế về lĩnh vực xuất nhập khẩu, trong khi EVFTA đang mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp tiến vào thị trường, nhưng nếu không quan tâm thì sẽ không thể bước vào chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất toàn cầu.
Bên cạnh đó, thị trường EU yêu cầu về nguồn xuất xứ rất cao, nhưng hầu hết hàng linh kiện lại nhập từ Trung Quốc và các nước Asean, cho nên doanh nghiệp Việt Nam rất khó mà đạt được mức giảm thuế xuống 0%.
Ông Đỗ Văn Vẻ - Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Hương Sen, cho biết, Hương Sen đã làm việc với Đức hơn 20 năm và có mối quan hệ tốt với Đức và EU. Trên kinh nghiệm sẵn có, ông Vẻ cho rằng, Hiệp định EVFTA là sự nỗ lực đàm phán gần một thập kỷ qua của của Việt Nam và EU để có được kết quả này. Đây là một hiệp định rộng lớn và hiện đại, toàn diện, phù hợp với người dân và cộng đồng doanh nghiệp của châu Âu và Việt Nam. Đây được ví như “con đường cao tốc” giữa Việt Nam và EU – một thị trường chiếm đến 22% GDP của thế giới.
“Thị trường EU rất rộng lớn, chúng ta cần tận dụng để đưa các mặt hàng của Việt Nam vào thị trường này, nhất là các mặt hàng có lợi thế như là dệt may, nông, lâm, thủy sản… một cách nhanh chóng và hiệu quả. Tất nhiên ở chiều ngược lại chúng ta cũng có những áp lực rất lớn từ các mặt hàng nhập vào như sữa, các mặt hàng logistics, tài chính, … Chúng ta cần chớp lấy, cần làm nhanh, vào cuộc ngay và cần hiểu được luật chơi đối với thị trường, và nhất là phải nâng chất lượng sản phẩm lên”, ông Vẻ khẳng định.
Đại sứ Ngô Quang Xuân cũng cho rằng, doanh nghiệp Việt có hai áp lực chủ yếu, đó là áp lực từ EU khi thị trường này cần hàng hóa chất lượng cao, cho nên hàng hóa của Việt Nam phải tốt mới đưa được vào EU. Doanh nghiệp Việt cần hiểu được luật lệ của EU về việc làm rõ, minh bạch từ xuất xứ hàng hóa đến các quy định. Áp lực từ bên trong là chúng ta cần phải chuẩn bị lực lượng về nguồn nhân lực, máy móc, thiết bị, công nghệ, kỹ thuật… và chuẩn bị ở tầm vĩ mô như sửa đổi dự luật, tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp.
Đồng quan điểm trên, ông Nguyễn Trung Thực - Chủ tịch Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt - Đức cũng cho rằng, EVFTA là thành công của chính phủ nhưng cũng là hy vọng của khối doanh nghiệp và muốn biến hy vọng thành nguồn lực, thành những kết quả trong kinh doanh để trở thành đối tác của thị trường EU thì chính doanh nghiệp cần phải chuẩn bị một cách rất kỹ lưỡng, phải tự mình khẳng định mình trước đối tác EU. Ví dụ như hàng hóa phải có chất lượng, có đẳng cấp, nhãn hiệu, quy chuẩn. Bên cạnh đóm, doanh nghiệp cũng phải chuẩn bị sẵn nội lực để tham gia thị trường.
“Nói rằng EU khắt khe thì chưa đúng, vì chúng ta đã tham gia vào thị trường thế giới thì phải tuân thủ chuẩn mực, các doanh nghiệp nước ngoài cũng vậy. Thứ nhất chúng ta phải chuẩn mực về chất lượng sản, phẩm ổn định chứ không nay thế này, mai thế khác. Thứ hai là nhãn hiệu hàng hóa phải được bảo hộ, kiểu dáng công nghiệp và các nội dung cần thiết khác khi chúng ta tham gia vào thị trường thế giới”, ông Nguyễn Trung Thực nói.
Bảo Thoa
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35