Nhanh chóng xử lý việc chậm giải ngân gói hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động
Nhiều địa phương chưa giải ngân được đồng nào
Tại phiên họp Chính phủ thường kỳ mới đây, báo cáo kết quả thực hiện Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg ngày 28/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động tại các khu vực công nghiệp, khu chế xuất, Bộ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Ngọc Dung cho biết dự kiến có khoảng 3,4 triệu lao động được hưởng chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động theo Quyết định này.
Đến nay cơ quan Bảo hiểm xã hội đã xác nhận cho 3,14 triệu người lao động để nộp hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, huyện tại 51/63 địa phương đã phê duyệt hồ sơ của 17.356 doanh nghiệp với gần 1,2 triệu người lao động (tương đương 1/3 tổng số hồ sơ), kinh phí hỗ trợ đạt trên 760 tỉ đồng. Có 31 địa phương đã giải ngân hỗ trợ 356 tỉ đồng cho trên 620.000 lao động (mới chỉ được 5,4% so với dự kiến nhu cầu hỗ trợ).
Một số địa phương đã phê duyệt kinh phí hỗ trợ nhiều người lao động hiện nay là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bắc Giang, Hà Nội, Long An.
Bộ trưởng Bộ LĐTBXH cho rằng dù Chính phủ đã có 4 công điện chỉ đạo đơn giản hóa các thủ tục để tiền hỗ trợ sớm đến tay người lao động nhưng thực tế tính đến nay vẫn còn nhiều 29 địa phương chưa giải ngân được đồng nào cho người lao động.
Một số địa phương có tỷ lệ giải ngân kinh phí thấp so với tổng kinh phí dự kiến ban đầu như: Ninh Bình; Nghệ An; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; An Giang… Đặc biệt một số địa phương có số lượng dự kiến đối tượng lớn nhưng kinh phí giải ngân đến nay vẫn rất thấp như Quảng Ninh; Hải Phòng, Bắc Ninh; Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang…
Một khu nhà trọ của công nhân tại huyện Đông Anh, Hà Nội. Ảnh minh họa. |
Theo Bộ trưởng Đào Ngọc Dung, lý do việc hỗ trợ chậm là do một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quan tâm đúng mức, còn thờ ơ, thiếu trách nhiệm trong công tác chỉ đạo tham mưu và còn lúng túng trong việc bố trí, sử dụng kinh phí để hỗ trợ; người sử dụng lao động chủ cơ sở cho thuê, cho trọ sợ trách nhiệm, không dám xác nhận, lập hồ sơ đề nghị cho người lao động; bản thân người lao động chưa nắm hết thông tin để chủ động làm thủ tục đề nghị hỗ trợ.
Hiện Bộ LĐTBXH đang khẩn trương phối hợp các bộ, ngành, địa phương để đôn đốc triển khai bảo đảm nguyên tắc kịp thời, đúng ý nghĩa của chính sách này... Bộ trưởng Đào Ngọc Dung nhấn mạnh, khi xây dựng chính sách này, yêu cầu cơ bản là đơn giản nhất có thể các loại thủ tục.
Tuy nhiên, vẫn có địa phương yêu cầu chủ nhà trọ phải cung cấp đăng ký kinh doanh khi xác nhận cho công nhân thuê trọ. Cũng có doanh nghiệp nộp hồ sơ cả tháng nhưng địa phương chưa giải quyết kịp thời trong khi theo quy định chỉ được giải quyết trong hạn 2 ngày làm việc.
Khẩn trương đôn đốc việc thực hiện chính sách
Trao đổi với báo chí, ông Tào Bằng Huy - Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH, cho rằng, nguyên nhân chính của việc đến thời điểm hiện nay số hồ sơ được phê duyệt chưa nhiều là do người lao động, người sử dụng lao động gửi hồ sơ đề nghị muộn do muốn gộp 3 tháng vào làm thủ tục 1 lần nên đến tháng 7/2022, hầu hết người sử dụng lao động mới tiến hành các thủ tục đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Bên cạnh đó, một số cấp ủy, chính quyền địa phương chưa quyết liệt trong việc triển khai chính sách; việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện chính sách còn chậm; công tác thông tin, tuyên truyền chưa đầy đủ, kịp thời.
Theo ông Huy, cũng còn có tình trạng người sử dụng lao động yêu cầu người lao động cung cấp các giấy tờ bổ sung để chứng minh về tình trạng ở thuê, ở trọ như hợp đồng thuê nhà, giấy đăng ký kinh doanh của chủ nhà trọ, giấy đăng ký tạm trú... kéo dài thời gian thẩm định hồ sơ để xác minh tình trạng cư trú của người lao động.
Ngoài ra, người lao động có tâm lý sợ bị thanh tra, kiểm tra, liên đới trách nhiệm nên không thực hiện tuyên truyền, hướng dẫn và lập danh sách đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động.
Cùng với đó, theo ông Tào Bằng Huy, nhiều cán bộ, công chức tiếp nhận, thẩm định hồ sơ cấp huyện còn lúng túng, chưa nắm vững chuyên môn trong việc hướng dẫn doanh nghiệp, có tâm lý lo ngại, sợ sai, sợ trách nhiệm trong việc triển khai chính sách. Việc bố trí, sử dụng kinh phí để triển khai thực hiện chính sách chậm nên kinh phí hỗ trợ không kịp thời đến được với người lao động.
Để đẩy nhanh tiến độ thực hiện, Phó Cục trưởng Cục Việc làm, Bộ LĐTBXH cho rằng cần phải đôn đốc, tổ chức các bộ phận trực kỹ thuật để kịp thời hướng dẫn, hỗ trợ các tỉnh, thành phố trong việc tiếp nhận, giải quyết hồ sơ đề nghị của người lao động, nhất là tại địa phương có nhiều lao động như Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam: thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương.
Bên cạnh đó, các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền chính sách đến người lao động, người sử dụng lao động và chủ cơ sở cho thuê trọ; đôn đốc, hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ; khẩn trương xác nhận tình trạng tham gia bảo hiểm xã hội cho người lao động để doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ hỗ trợ tiền thuê nhà gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt trước ngày 15/8/2022 theo quy định.
Trước tình hình chậm trễ việc giải ngân kinh phí hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, ngày 8/8, Văn phòng Chính phủ có công văn gửi Bộ trưởng Bộ LĐTBXH thông báo ý kiến của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động quy định tại Quyết định số 08/2022/QĐ-TTg.
Thủ tướng yêu cầu Bộ LĐTBXH chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan chậm nhất trước ngày 15/8 tổ chức họp, giao ban với các địa phương để xác định nguyên nhân chậm trễ và có giải pháp xử lý, đôn đốc giải quyết việc thực hiện chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà cho người lao động, bảo đảm khẩn trương, hiệu quả.
Tại Hà Nội, theo Sở LĐTBXH Hà Nội cho biết, đến nay, Thành phố đã thực hiện chi trả trên 53 tỷ 340 triệu đồng tiền hỗ trợ cho 102.192 lượt lao động (trong đó có 97.703 lượt lao động đang làm việc tại doanh nghiệp, 4.489 lượt lao động quay trở lại thị trường lao động) của 2.274 lượt doanh nghiệp. Hiện, các quận, huyện, thị xã trên địa bàn Hà Nội vẫn đang tăng cường tuyên truyền chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà đến các chủ cơ sở cho thuê trọ đồng thời, chỉ đạo các cơ sở và người cho thuê trọ, thuê nhà tạo điều kiện cho người lao động trong việc xác nhận tình trạng đang thuê nhà, thuê trọ. Các quận, huyện, thị xã tiếp tục hướng dẫn các doanh nghiệp lập hồ sơ đề nghị hỗ trợ, không để xảy ra tình trạng tồn đọng hồ sơ. Riêng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội cũng đã có công văn đề nghị LĐLĐ các quận, huyện, thị xã; Công đoàn ngành, Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở; Công đoàn các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội khẩn trương chỉ đạo các Công đoàn cơ sở trực thuộc tuyên truyền, hướng dẫn người lao động làm đơn đề nghị hỗ trợ và xin xác nhận của chủ cơ sở cho thuê, cho trọ; phối hợp với người sử dụng lao động rà soát, tổng hợp danh sách, hoàn thiện hồ sơ đề nghị hỗ trợ tiền thuê nhà của người lao động, gửi đến cơ quan bảo hiểm xã hội để xác nhận việc tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Bên cạnh đó, các cấp Công đoàn cũng cần tăng cường giám sát quá trình thực hiện, bảo đảm quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47