Nhận diện nguy cơ cấu thành tội phạm phát sinh từ mâu thuẫn gia đình
Đẩy mạnh phòng, chống bạo lực gia đình |
Công an quận Tây Hồ đang tạm giữ hình sự Quách Văn Nam (31 tuổi) để làm rõ hành vi giết người. Thông tin ban đầu, sáng 2/5 những người dân tại ngách 378/65 đường Thụy Khuê nghe tiếng Nam và vợ cãi vã, xô sát. Sau đó, công an đến khám nghiệm hiện trường thì mọi người mới biết Nam đã sát hại vợ và con trai 2 tuổi. Nhiều hàng xóm cho hay, trước đây vợ chồng Nam cũng hay xảy ra cãi vã nhưng không ai ngờ lại xảy ra bi kịch quá khủng khiếp.
Trước đó, tháng 10/2019, Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội hoàn tất cáo trạng truy tố bị can Nguyễn Văn Đông (sinh năm 1966, trú tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) về tội “Giết người” theo quy định tại Điều 123, khoản 1, điểm a, b - Bộ luật Hình sự năm 2015. Theo cáo trạng, do mâu thuẫn trong gia đình, Nguyễn Văn Đông đã gây ra vụ thảm sát cả nhà em trai làm chết 4 người, gây rúng động dư luận xã hội hồi đầu tháng 9/2019.
Nhận diện nguy cơ cấu thành tội phạm phát sinh từ mâu thuẫn gia đình. Ảnh minh họa |
Theo đánh giá của các chuyên gia tâm lý cũng như phân tích dưới góc nhìn của chuyên gia nghiên cứu về tội phạm, phần lớn những vụ án mạng xuất phát từ mâu thuẫn gia đình đều có tính chất bột phát, thủ phạm gây án trong trạng thái tâm lý bị kích động mạnh dẫn đến không làm chủ được hành vi của bản thân. Những hành vi bột phát dẫn tới những vụ án mạng xuất phát từ mâu thuẫn tình cảm trong sinh hoạt gia đình không chỉ là biểu hiện nhất thời mà đã tích tụ trong thời gian dài. Bên cạnh đó có vấn đề đạo đức xuống cấp, việc giáo dục đạo đức, giáo dục pháp luật, giáo dục kỹ năng sống không được đề cao dẫn tới khi xảy ra xung đột, dù là xung đột nhỏ nhưng hậu quả lại rất lớn.
Trung tá Đào Trung Hiếu (Tiến sĩ, Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an) cho rằng, nhiều đối tượng sau khi giết người thân, đều sống trong sự dằn vặt, ân hận, nhưng đã quá muộn. Họ gây án trong lúc mất bình tĩnh, nóng giận hoặc căm tức cực độ với người thân của mình. Lúc này khả năng điều chỉnh kiểm soát và điều chỉnh hành vi xuống đến mức thấp nhất. Đây chính là đặc điểm tâm lý cần biết để chủ động phòng tránh bạo lực trong gia đình dẫn đến án mạng.
Chuyên gia tội phạm học Đào Trung Hiếu cũng đưa ra lời khuyên, mỗi người cần phải chủ động kiểm soát bản thân, tránh dùng lời nói, hành động, cử chỉ xúc phạm hay hạ thấp giá trị, nhân phẩm của người thân. Giải pháp khôn ngoan lúc này là tìm cách “hạ hoả”, để câu chuyện không trượt khỏi quỹ đạo, phạm vi công việc cần bàn. Sự can thiệp, can ngăn từ người thứ 3 trong gia đình là rất cần thiết. Có một cách dễ hơn là tìm lý do hợp lý để rời đi, chứ không nên tiếp tục kéo dài cuộc đôi co cãi vã, lợi bất cập hại. Đợi khi người thân của mình bình tĩnh trở lại, hoặc có thêm những người khác trong gia đình, mới bình tình trở lại vấn đề đang bất đồng quan điểm.
Để ngăn chặn tình trạng nói trên, bên cạnh các biện pháp nghiệp vụ của cơ quan công an, cần có sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa từ chính quyền và các đoàn thể ở địa phương. Cụ thể là phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức cho mọi người để phòng ngừa chung trong xã hội. Khi phát hiện mâu thuẫn, người thân, những người chứng kiến vụ việc cần có trách nhiệm can ngăn, hòa giải, nếu không giải quyết dứt điểm thì báo cơ quan công an kịp thời vào cuộc ngăn chặn, không để những mâu thuẫn âm ỉ, kéo dài dẫn đến những vụ án mạng thương tâm.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Cập nhật 3 hình thức lừa đảo trực tuyến mới
Infographic 16/10/2024 06:59
Từ 15/11: Người dân không được ghi hình Cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ
Tư vấn luật 07/10/2024 07:36
Đề xuất mới: Vi phạm nồng độ cồn mức kịch khung sẽ trừ 12 điểm giấy phép lái xe
Tư vấn luật 03/10/2024 15:29
Lừa đảo mạo danh, kịch bản ngày càng tinh vi
Tư vấn luật 03/10/2024 15:10
Tuyển dụng việc làm tràn lan trên mạng xã hội: Việc “ảo” nhưng lừa đảo “thật”
Tư vấn luật 03/10/2024 10:48
Cần vá “lỗ hổng” pháp lý trong đấu thầu sách
Tư vấn luật 26/09/2024 08:54
Cập nhật các chiêu trò lừa đảo mới
Infographic 17/09/2024 07:31
Lợi dụng thiên tai để đầu cơ, găm hàng có thể bị xử lý hình sự, phạt tù
Tư vấn luật 13/09/2024 06:44
Những thủ đoạn lừa đảo trực tuyến mới trong tuần
Infographic 04/09/2024 11:50
Chung tay đẩy lùi ma túy học đường
Tư vấn luật 30/08/2024 10:22