Nhận diện các hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng phổ biến

(LĐTĐ) Gian lận thuế dù tồn tại dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ gây tổn thất cho ngân sách nhà nước. Để có thể ngăn chặn được mầm mống gian lận, bên cạnh việc cơ quan thuế siết chặt công tác quản lý, thì vai trò tự giác chấp hành pháp luật thuế của người dân là rất quan trọng. Từ đó mới có thể minh bạch trong công tác thu ngân sách, góp phần tạo môi trường bình đẳng trong sản xuất kinh doanh.
Gia hạn thời hạn nộp thuế, tiền thuê đất năm 2022 Đề xuất dịch vụ đi kèm dạy học, dạy nghề không phải chịu thuế giá trị gia tăng Nóng vấn đề Quỹ bình ổn giá xăng dầu và hoàn thuế giá trị gia tăng Lợi ích kép từ giảm thuế giá trị gia tăng

Gian lận thuế GTGT tại các doanh nghiệp vẫn là vấn đề nan giải trong suốt những năm qua. Dựa trên báo cáo từ lực lượng Thanh tra ngành Tài chính, nhiều tổ chức, cá nhân có dấu hiệu gian lận hàng tỷ đồng thuế GTGT. Trước những hành vi gian lận ngày càng phức tạp, thủ đoạn ngày càng tinh vi, các cơ quan quản lý vẫn chưa thể giải quyết triệt để dù đã đưa ra nhiều giải pháp.

Song, bất kể là hành vi được thực hiện dưới hình thức nào, nó đều gây ra những tổn hại nhất định tới ngân sách nhà nước, tạo áp lực lớn cho các cơ quan quản lý, khiến môi trường doanh nghiệp cạnh tranh trở nên không lành mạnh, gián tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các hành vi gian lận thuế GTGT rất đa dạng, được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.

Nhận diện các hành vi gian lận thuế giá trị gia tăng phổ biến
Mở rộng cơ sở thu thuế; sửa đổi một số quy định để chống gian lận và chống thất thu thuế GTGT. (Ảnh minh họa)

Có thể kể đến những hành vi điển hình như: Việc doanh nghiệp thực hiện giảm thuế GTGT đầu ra phải nộp, tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ. Vượt qua sự kiểm soát của các cơ quan thuế, các doanh nghiệp thường lợi dụng kẽ hở trong các quy định để gian lận trong hoàn thuế GTGT. Vốn dĩ ban đầu, các hành vi không mấy phức tạp. Để được hoàn lại thuế về mức 0% hay giảm thuế, các doanh nghiệp đã tìm cách lập hồ sơ hàng bán ra là hàng xuất khẩu. Bởi dựa trên quy định của Nhà nước, suất thuế GTGT của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa là 0%.

Tuy nhiên, các hành vi ngày càng trở nên phức tạp hơn. Đặc biệt, trường hợp doanh nghiệp được thành lập và đăng ký kinh doanh nhiều sản phẩm, hoạt động trong nhiều ngành nghề, nhưng lại không có kho hàng hay trụ sở. Mục đích mà các doanh nghiệp này được lập ra là để bán hóa đơn GTGT cho các doanh nghiệp khác - các doanh nghiệp đang tìm cách hợp thức hóa bán hàng buôn lậu trốn thuế và ăn chặn tiền hoàn thuế.

Một hành vi khác cũng đáng lưu ý, đó là đối với trường hợp gian lận nhờ tăng thuế GTGT đầu vào do xuất phát từ quy định doanh nghiệp có thể tự in ấn và sử dụng hóa đơn thuế GTGT mua bán nội địa trong chính sách quản lý thuế. Lợi dụng kẽ hở này, một số doanh nghiệp tương tự in ấn và phát hành hóa đơn. Họ tạo ra một lượng lớn hóa đơn và tự hợp thức hóa cho nguồn gốc của các lô hàng xuất khẩu đi nước ngoài.

Theo đó, nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc làm hóa đơn bất hợp pháp, bao gồm hóa đơn chưa hết giá trị sử dụng hoặc chưa có giá trị sử dụng, hóa đơn giả hay hóa đơn của các đơn vị đã bị hủy bỏ địa chỉ kinh doanh để hợp thức hóa việc khấu trừ thuế GTGT.

Tiếp đến là hành vi doanh nghiệp kê khai khấu trừ các hóa đơn nhưng không mang theo tên hay mã số thuế của đơn vị mà dùng với mục đích cá nhân. Hoặc, khấu trừ thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ nhưng không phải là phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, sản xuất - kinh doanh. Doanh nghiệp kê khai thuế được khấu trừ không trùng khớp với ngày chứng từ nộp thuế ở giai đoạn nhập khẩu. Hoặc phân bổ sai hoặc không phân bổ thuế đầu vào cho mặt hàng không chịu thuế và chịu thuế.

Trường hợp các doanh nghiệp thực hiện để gian lận thuế GTGT là giảm thuế đầu ra. Khai thiếu thuế đầu ra là một trong những hành vi sai phạm phổ biến. Để thực hiện điều này các doanh nghiệp sẽ bán hàng nhưng không xuất hóa đơn, mục đích là giấu doanh thu đầu ra để tránh nộp thuế, thậm chí là chiếm đoạt thuế.

Với một số doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hay kinh doanh bất động sản, hoặc thực hiện hành vi gian lận bằng cách xuất hóa đơn sớm, hoặc chưa thu tiền của khách hàng ngay cả khi dự án, dịch vụ đã được thực hiện. Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong hàng hóa tiêu dùng nội bộ, họ cố tình khai thiếu hoặc không khai thuế GTGT đầu ra, bởi họ cho rằng cơ quan thuế sẽ không đả động đến.

Đối với gian lận bằng cách điều chỉnh thuế GTGT đầu vào và ra không dựa theo quy định. Thực tế cho thấy, một số cán bộ thanh tra thường không để ý tới các thông tin quản lý điều chỉnh tăng và giảm thuế GTGT ở kỳ trước, mà chỉ tập trung vào việc chấm hóa đơn. Đây là lỗi sai đến từ người đi đầu, song các doanh nghiệp lại tận dụng lỗi sai này để điều chỉnh giảm doanh thu cũng như thuế đầu ra và tăng thuế đầu vào của kỳ trước. Sự điều chỉnh này diễn ra mà không có hóa đơn, cũng không được chứng minh. Mục đích chính là để giảm thuế đầu ra của kỳ này, hoặc tăng thuế GTGT đầu vào được khấu trừ sang kỳ nộp tiếp theo.

Một trường hợp điển hình nữa, đó là doanh nghiệp cố tình xác định sai thuế suất đối với dịch vụ, hàng hóa. Theo đó, doanh nghiệp “nhập nhèm” thuế suất là một trong những chiêu trò cũng khá phổ biến của các doanh nghiệp trốn thuế. Hành vi này bộc phát từ kẽ hở trong chính sách kích cầu để giảm khó khăn cho các doanh nghiệp của Chính phủ.

Nhiều doanh nghiệp cố tình kê sai thuế suất thuế đầu ra GTGT của các mặt hàng chịu 10% thành mặt hàng chịu dưới 5%. Có khi các mặt hàng chịu thuế lại được liệt kê vào mục mặt không chịu thuế. Trong khi một số doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa được ưu đãi thuế suất còn cố tình khai man để được hoàn thuế hoặc tăng khấu trừ.

Theo Bộ Tài chính, các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Thuế GTGT trong thời gian qua đã đi vào cuộc sống, tác động tích cực đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội như góp phần hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô; khuyến khích DN tăng cường quản trị kinh doanh, phòng ngừa các hành vi lợi dụng chính sách hoàn thuế GTGT; tháo gỡ khó khăn, khuyến khích DN, cá nhân và tổ chức khác đầu tư, sản xuất kinh doanh, phát triển bền vững; đảm bảo tính đồng bộ của pháp luật và phù hợp với thông lệ quốc tế, ổn định nguồn thu ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, với tình hình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay và xu hướng phát triển thời gian tới, chính sách thuế GTGT hiện hành đã phát sinh một số hạn chế nhất định cần tiếp tục được nghiên cứu hoàn thiện để phát huy hơn nữa vai trò của thuế GTGT.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp

(LĐTĐ) Nhằm nâng cao chất lượng thu gom, vận chuyển rác trên địa bàn, từ ngày 18/12, Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (Urenco) đã thí điểm thu gom rác trực tiếp tại phường Hàng Gai, quận Hoàn Kiếm, qua đó thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận.
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”

(LĐTĐ) Tối ngày 22/12, tại Không gian Văn hóa sáng tạo quận Tây Hồ, Trung tâm Văn hóa Thông tin và Thể thao quận phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) phường Yên Phụ tổ chức chương trình nghệ thuật “Tây Hồ tỏa sáng”, với sự tham gia, cổ vũ của đông đảo nhân dân và du khách.
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12

(LĐTĐ) Vừa qua, Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì phối hợp với Quỹ trợ vốn công nhân, viên chức nghèo Thủ đô (Quỹ trợ vốn) triển khai chương trình cho vay ưu đãi, giải ngân vốn vay tháng 12/2024 cho 17 đoàn viên công đoàn.
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng

(LĐTĐ) Vượt qua nhiều khó khăn, thách thức, cơ quan thuế triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp quản lý thu, công tác thuế năm 2024 đưa toàn ngành về đích với tổng số thu ước đạt 1.732.000 tỷ đồng.
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa

(LĐTĐ) Việc sửa đổi Luật Thủ đô đã mang lại những điều chỉnh quan trọng, đặc biệt là trong lĩnh vực phát triển văn hóa, nhằm bảo đảm Hà Nội tiếp tục phát huy vai trò trung tâm văn hóa của cả nước.
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống

(LĐTĐ) Triển lãm “Thiên Quang” khai thác câu chuyện về ánh sáng thiêng liêng của Trời và Đất soi chiếu Thăng Long - nơi hội tụ văn hóa, lịch sử và tinh hoa nghề thủ công truyền thống.
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?

(LĐTĐ) Là người có thói quen trung thành với các sản phẩm đã mua cả trăm lần, tôi vẫn quyết định phá lệ một lần, ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD, để xem hương vị có gây bất ngờ như cái tên hay không.

Tin khác

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Giá vàng nhẫn sau một tuần biến động có giá bán ra bằng vàng miếng SJC, tuy nhiên giá mua vào vàng nhẫn cao hơn vàng miếng. Dù có nhiều nhận định tích cực, một số chuyên gia cho rằng giá vàng vẫn có khả năng giảm nhẹ trong ngắn hạn. Thị trường cũng ghi nhận tỷ giá USD tiếp tục tăng "nóng".
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (23/12), giá dầu WTI và Brent trên thị trường thế giới tăng nhẹ trong phiên giao dịch. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,58 USD/thùng, tăng 0,12%; giá dầu Brent ở mốc 72,98 USD/thùng, tăng 0,08%.
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại

(LĐTĐ) Sáng 21/12, giá vàng thế giới bật tăng trở lại sau phiên giảm sâu. Giá vàng trong nước phục hồi nhẹ sau 2 ngày giảm mạnh.
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 20 đồng, hiện ở mức 24.324 đồng. Trong khi đó, trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm 0,59%, hiện ở mức 107,82.
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng

(LĐTĐ) Hôm nay (21/12), giá dầu thế giới quay đầu bật tăng trước thông tin lạm phát tại Mỹ hạ nhiệt đúng như Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mong muốn, làm dấy lên hy vọng Fed sẽ điều chỉnh lộ trình cắt giảm lãi suất dự kiến vào năm 2025. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,50 USD/thùng, tăng 0,19%, giá dầu Brent ở mốc 72,92 USD/thùng, tăng 0,07%.
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng

(LĐTĐ) Thời tiết lạnh giá khiến nhiều hàng quán vắng khách hơn thường ngày, nhưng cũng có những món ăn nhờ ngày đông mà trở nên đắt hàng hơn bình thường, những thức quà đông mang tên ngô, khoai nướng.
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12) giá xăng dầu thế giới giảm khi triển vọng kinh tế ảm đạm làm tăng thêm lo ngại về tình trạng cung vượt quá cầu. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 69,85 USD/thùng, giảm 1,03%, giá dầu Brent ở mốc 72,66 USD/thùng, giảm 1,02%. Trong nước vừa được điều chỉnh tăng đáng kể từ phiên ngày 19/12, đánh dấu lần tăng giá thứ 20 kể từ đầu năm 2024.
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"

(LĐTĐ) Hôm nay (20/12), tỷ giá trung tâm tăng mạnh, lập kỷ lục mới. Ngân hàng Nhà nước bán ngoại tệ, phát hành tín phiếu để hạ nhiệt tỷ giá.
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc

(LĐTĐ) Giá vàng thế giới giảm xuống mức thấp nhất tháng. Giá vàng trong nước cũng theo đà lao dốc, đồng loạt giảm cả triệu đồng mỗi lượng. Qua đó cho thấy thị trường vàng đang dần bớt “nóng” và ổn định hơn.
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed

(LĐTĐ) Chiều nay (19/12), giá vàng tại thị trường châu Á đã lấy lại đà tăng sau khi giảm xuống mức thấp nhất trong một tháng vào sáng nay khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) bóng gió về khả năng tốc độ cắt giảm lãi suất sẽ chậm lại vào năm tới.
Xem thêm
Phiên bản di động