Người lao động mong giảm giờ làm để có thêm thời gian chăm sóc gia đình

(LĐTĐ) Phần lớn công nhân lao động đều mong muốn được giảm thời giờ làm việc thấp hơn 48 giờ/tuần để có thêm thời gian chăm sóc gia đình, nhất là con nhỏ và tái sản xuất sức lao động.
Xứng đáng là điểm tựa của đoàn viên, người lao động Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm: Bảo vệ tốt quyền lợi người lao động

Đại diện cho công nhân lao động nêu ý kiến tại Diễn đàn người lao động năm 2023, anh Lại Hoàng Dũng - Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Electronics (tỉnh Bắc Ninh) bày tỏ: Tôi được biết tại kỳ họp Quốc hội thông qua Bộ luật Lao động năm 2019, Quốc hội đã giao Chính phủ căn cứ tình hình phát triển kinh tế - xã hội, nghiên cứu đề xuất giảm thời giờ làm việc bình thường đối với người lao động thấp hơn 48 giờ/tuần và báo cáo Quốc hội xem xét vào thời điểm thích hợp.

Người lao động mong giảm giờ làm để có thêm thời gian chăm sóc gia đình
Anh Lại Hoàng Dũng - Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Electronics nêu ý kiến tại Diễn đàn người lao động năm 2023.

“Là Chủ tịch Công đoàn cơ sở, tôi rất hiểu anh chị em công nhân sẽ luôn cố gắng lao động, sản xuất khi đất nước, doanh nghiệp cần (như khi cả nước ta phải chống chọi với dịch Covid-19 vừa qua). Nhưng hầu hết anh chị em công nhân đều mong muốn được giảm thời giờ làm việc để có thêm thời gian chăm sóc gia đình, nhất là con nhỏ và tái sản xuất sức lao động. Điều này cũng nhằm đảm bảo công bằng giữa người lao động làm việc trong khu vực Nhà nước (40 giờ/tuần) và khu vực doanh nghiệp (48 giờ/tuần), trong khi hiện nay hầu hết các nước đã duy trì chế độ làm việc 35 giờ - 40 giờ/tuần”, anh Dũng chia sẻ.

Chủ tịch Công đoàn Công ty Samsung Electronics nhấn mạnh thêm: Khi các doanh nghiệp cần huy động làm thêm giờ, người lao động luôn sẵn sàng đáp ứng vừa để nâng cao thu nhập, vừa giúp doanh nghiệp đáp ứng đơn hàng. Thậm chí, khi hầu hết các doanh nghiệp có nhu cầu làm thêm giờ, người lao động cũng rất chia sẻ, như sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát, theo đề nghị của Chính phủ, ngày 31/3/2022, Quốc hội đã ban hành Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 về số giờ làm thêm trong 1 năm, số giờ làm thêm trong 1 tháng của người lao động trong bối cảnh phòng, chống dịch Covid-19 và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, về lâu dài, việc giảm giờ làm việc là rất cần thiết với công nhân lao động, giúp công nhân có điều kiện tái tạo sức lao động. “Kính mong Quốc hội quan tâm giám sát, thúc đẩy để vấn đề này sớm trở thành hiện thực”, anh Dũng đề xuất.

Bàn về vấn đề này, chị Nguyễn Thị Thuận (công nhân doanh nghiệp may trên địa bàn quận Long Biên) nêu quan điểm: Người lao động làm việc tại cơ quan Nhà nước được nghỉ làm việc ngày thứ Bảy, trong khi đó tại các doanh nghiệp, phần lớn đều phải đi làm ngày thứ Bảy, ít nhất cũng là 1/2 ngày - điều này chưa công bằng. “Chúng tôi mong muốn trước mắt công nhân được giảm thời giờ làm việc xuống 44 giờ/tuần, tiến tới 40 giờ/tuần. Việc này sẽ giúp người lao động có thêm thời gian dành cho gia đình, vì hiện tại công việc đã chiếm hết thời gian của người lao động nên họ không có thời gian quan tâm nhiều đến gia đình”, chị Thuận bày tỏ.

Trước những giãi bày của công nhân lao động về mong muốn được giảm giờ làm để có thêm thời gian chăm sóc gia đình, trao đổi tại Diễn đàn người lao động năm 2023, bà Nguyễn Thúy Anh - Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội chia sẻ, đây là trăn trở của Đảng, Chính phủ, Quốc hội, các cơ quan quản lý lao động cũng như Ủy ban Xã hội của Quốc hội.

Theo bà Thúy Anh, quy định khuyến khích chủ sử dụng lao động giảm giờ làm xuống còn 40 giờ/tuần với người lao động là quy định không mới. Bộ luật Lao động trước đây đã khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện thời giờ làm việc thấp hơn 48 giờ/tuần đối với người lao động. Tuy nhiên, quy định này vẫn chỉ là khuyến khích chủ sử dụng lao động áp dụng.

Chia sẻ với khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện giảm giờ làm cho người lao động, bà Nguyễn Thúy Anh cho rằng, việc này cần nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố tăng năng suất lao động. Đồng thời, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội đề nghị tổ chức Công đoàn tiếp tục đẩy mạnh hướng dẫn Công đoàn cơ sở tiếp tục quan tâm đến thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể tại doanh nghiệp, trong đó có chú trọng đến nội dung giảm thời giờ làm việc cho người lao động.

Ghi nhận và đánh giá cao vai trò của tổ chức Công đoàn trong việc thương lượng, ký kết các Thỏa ước lao động tập thể, trong đó nhiều bản Thỏa ước được ký kết giữa Công đoàn và người sử dụng lao động đã giảm thời gian lao động từ 48 giờ xuống 44 giờ/tuần, thậm chí thấp hơn, Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho rằng: Tổ chức Công đoàn đã từng tổ chức hội nghị biểu dương các Công đoàn cơ sở tiêu biểu có Thỏa ước lao động tập thể có nhiều điều khoản có lợi cho người lao động. Trên cơ sở đó, Công đoàn cần tiếp tục nhân rộng mô hình, lan tỏa các cách làm hay, từ đó khuyến khích thêm nhiều doanh nghiệp cùng triển khai thực hiện giảm thời gian làm việc trong tuần của người lao động.

Bảo Duy

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động