Nghịch lý giảm giá xăng, tăng giá hàng tiêu dùng

Giá xăng dầu giảm liên tiếp từ tháng 7 đã khiến các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng “nhẹ gánh”.
Nhiều mặt hàng tiêu dùng “leo thang” theo giá xăng Chuỗi cung ứng ngắn: “Chiếc gậy thần” góp phần xoá bỏ trung gian ở hệ thống phân phối

Hàng tiêu dùng chế biến sẵn và dịch vụ vẫn tăng giá

Từ tháng 7 đến nay, giá xăng dầu đã giảm khoảng 30% so với lúc cao điểm nhất. Thế nhưng hơn 2 tháng qua, nhiều mặt hàng, dịch vụ tăng theo giá xăng lại vẫn giữ ổn định giá hoặc tăng thêm. Báo cáo cập nhật tình hình giá tháng 9-2022 vừa được Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, chỉ số giá nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tháng 9-2022 tăng 0,18% so với tháng trước, tác động làm CPI chung tăng 0,06 điểm phần trăm, trong đó lương thực giảm nhẹ 0,08% còn thực phẩm lại tăng 0,16%; ăn uống ngoài gia đình cũng tăng 0,32%. Dù hầu hết các loại gạo đều giảm giá trong tháng nhưng một số loại lương thực chế biến sẵn vẫn tăng giá như: bánh mỳ tăng 0,66%; bột ngô tăng 0,4%; miến tăng 0,29%; mỳ sợi, mỳ, phở, cháo ăn liền tăng 0,28%; ngũ cốc ăn liền tăng 0,13%.

Nghịch lý giảm giá xăng, tăng giá hàng tiêu dùng ảnh 1
Giá thịt lợn có xu hướng giảm nhẹ trong khi hàng hóa khác vẫn đứng yên

Chỉ số giá nhóm thực phẩm tháng 9-2022 cũng tăng 0,16% so với tháng trước. Theo đó, thịt gia cầm tăng 0,04%, trong đó giá thịt gà tăng 0,07%; thịt gia cầm đông lạnh tăng 0,7%; giá trứng các loại tăng 0,4%; Giá thủy hải sản tươi sống tăng 0,17% mà cụ thể là cá tăng 0,14%; tôm tăng 0,24%; Thủy sản chế biến tháng 9 tăng 0,19% so với tháng 8. Tương tự, nhóm hàng rau tươi, rau khô và chế biến sẵn cũng tăng giá trung bình 1,08% so với tháng trước. Đáng kể nhất là giá cà chua tháng 9 tăng 5,37% so với tháng trước; su hào tăng 2,35%; rau dạng quả, củ tăng 1,65%; khoai tây tăng 0,68%; rau gia vị tăng 1,19%. Giá nước mắm, nước chấm tăng 0,27% so với tháng trước; sữa, bơ, pho mát tăng 0,24%; đường, mật tăng 0,26%; bánh, mứt, kẹo tăng 0,31%; chè, cà phê, ca cao tăng 0,09%.

Cơ quan thống kê cũng chỉ ra, các nhóm hàng như: đồ uống và thuốc lá, may mặc và giày dép; thiết bị và đồ dùng gia đình đều tăng giá khá cao. Cụ thể là giá giường, tủ, bàn ghế tăng 0,2%; máy xay sinh tố, ép hoa quả tăng 1,18%; ổn áp điện tăng 0,18%; nồi cơm điện tăng 0,36%; xà phòng và chất tẩy rửa tăng 0,23%; tủ lạnh tăng 0,15%… Kéo theo các mặt hàng cụ thể này tăng giá thì dịch vụ ăn uống ngoài gia đình, du lịch, vui chơi giải trí đều tăng giá. Nói cách khác, hầu hết các mặt hàng liên quan trực tiếp đến nhu cầu cơ bản nhất là ăn, mặc, ở của con người đều tăng giá.

Để giữ ổn định thị trường, các chuyên gia cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo điều tiết hợp lý giá các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý như xăng dầu, điện, dịch vụ, y tế, giáo dục… thực hiện trợ cấp xã hội cho những hoàn cảnh khó khăn để giảm tác động.

Cơ quan thống kê cho biết, nguyên nhân tăng giá của các nhóm hàng trên chủ yếu do nguyên liệu đầu vào tăng hoặc do nhu cầu mang tính thời điểm, chẳng hạn như đầu năm học mới, nhu cầu mua sắm quần áo, giày dép gia tăng. Theo các chuyên gia, kinh tế Việt Nam có đặc điểm khi giá nguyên vật liệu tăng 1% thì giá sản phẩm đầu ra tăng 2,06%, đồng nghĩa với gia tăng lạm phát của nền kinh tế, do đó rủi ro nhập khẩu lạm phát là không thể tránh khỏi trong bối cảnh các nền kinh tế là đối tác thương mại lớn, quan trọng hàng đầu của Việt Nam, như Mỹ, EU, Hàn Quốc... đều dự báo lạm phát ở mức đáng lo ngại. Nhưng trong tháng 9, đà tăng giá của nguyên liệu nhập khẩu đã giảm, áp lực tăng giá hàng hóa cũng nhẹ hơn. Chi phí xăng dầu chiếm khoảng 3,52% trong tổng chi phí sản xuất của toàn nền kinh tế. Khi giá xăng dầu thế giới tăng sẽ làm tăng giá nguyên vật liệu nhập khẩu, nguyên nhiên vật liệu trong nước. Nhưng giá xăng dầu đã giảm khoảng 30% so với lúc cao điểm mà giá hàng hóa vẫn đứng yên hoặc tăng giá là chưa hợp lý.

Áp lực đặt lên người tiêu dùng

Bình luận về diễn biến giá cả này, một chuyên gia về thị trường nói: “Doanh nghiệp qua 2 năm đối mặt với dịch bệnh cũng trải qua rất nhiều khó khăn, giờ mới khôi phục sản xuất lại gặp đà tăng giá, giờ chi phí có giảm thì cũng không dễ gì họ giảm giá ngay được. Tuy nhiên, giá xăng dầu, nguyên liệu đầu vào tăng thì họ gấp rút tăng giá, còn ngược lại khi chi phí sản xuất giảm mà họ không điều chỉnh giảm thì chưa công bằng với người tiêu dùng”. Theo vị chuyên gia này, việc doanh nghiệp tăng từng bước giá hoặc giữ ở mức cao, không gây đột biến thì rất khó để xử phạt. Điều này dẫn đến tình trạng kéo dài lâu nay là giá cả đã tăng thì khó giảm.

Thứ trưởng Bộ Công Thương khi nói về vai trò của Quỹ bình ổn giá xăng dầu cũng cho hay, duy trì quỹ này là cần thiết để kìm hãm việc giá xăng tăng sốc, từ đó tác động đến giá cả hàng hóa. Bởi lẽ ở Việt Nam có tình trạng giá hàng hóa đã tăng là không giảm.

Giá xăng dầu giảm liên tiếp từ tháng 7 đã khiến các doanh nghiệp vận tải, doanh nghiệp sản xuất và người tiêu dùng “nhẹ gánh”. Chi phí nhiên liệu giảm rõ rệt. Tuy nhiên, giá các loại hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác vẫn tăng hoặc giữ ở mức cao là áp lực với người dân. Chị Hoàng Thu Huệ (ở Mỹ Đình, Nam Từ Liêm, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi lần đổ xăng xe máy tôi thấy giảm tiền rõ rệt, nhưng các hàng hóa khác vẫn tăng. Đầu năm học mới có thêm nhiều khoản chi cho các con, trong khi thu nhập của tôi từ công ty may mắn giữ nguyên. Cứ như thế này thu nhập sẽ không cáng đáng nổi đà tăng giá”.

Cùng chung nỗi lo này, chị Hiền Lương (ở Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội) cho hay: “Giá xăng dầu giảm rõ rệt mà hàng hóa không giảm là vô lý. Chi tiêu tăng nên tôi phải nghĩ việc làm thêm. Ngoài giờ làm, tôi còn nhận ship hàng để có thêm chi phí”.

Theo đại diện truyền thông một hệ thống siêu thị lớn, hiện các nhà cung cấp chưa thông báo điều chỉnh giá bán. Tuy nhiên, để chia sẻ với khó khăn của người tiêu dùng, siêu thị cũng đề nghị nhà cung cấp phối hợp để chạy các chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng. “Dù vậy, có mặt hàng giảm giá thì khách hàng cần ngay, có mặt hàng không quá thiết yếu nên không phải ai cũng được hưởng ưu đãi. Chúng tôi sẽ tiếp tục đàm phán với nhà cung cấp với diễn biến giá cả hiện nay” - đại diện siêu thị cho biết.

Dự báo của Tổng cục Thống kê cho biết, các tháng cuối năm, giá cả nhóm hàng thực phẩm có thể tiếp tục tăng do nhu cầu tăng cao và giá nguyên liệu đầu vào, thức ăn chăn nuôi chưa có xu hướng giảm. Theo đó, áp lực chi tiêu vẫn nặng gánh với người tiêu dùng. Để giữ ổn định thị trường, các chuyên gia cho rằng, cộng đồng doanh nghiệp cần chủ động chuẩn bị đầy đủ các điều kiện đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo đảm nguồn cung và lưu thông hàng hóa. Cùng với đó, Chính phủ chỉ đạo điều tiết hợp lý giá các mặt hàng thiết yếu do Nhà nước quản lý như xăng dầu, điện, dịch vụ, y tế, giáo dục… thực hiện trợ cấp xã hội cho những hoàn cảnh khó khăn để giảm tác động.

Theo Hà Linh/anninhthudo.vn

https://www.anninhthudo.vn/nghich-ly-giam-gia-xang-tang-gia-hang-tieu-dung-post518633.antd

Nên xem

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật cán bộ, tổ chức đảng

Ngày 19/4/2024, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và Ban Bí thư đã xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy:
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục trong CNVCLĐ quận Bắc Từ Liêm

(LĐTĐ) Thời gian qua, bên cạnh việc quan tâm chăm lo đời sống, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng đến công tác tuyên truyền, vận động, giáo dục nâng cao nhận thức cho đoàn viên, người lao động.
Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

Thành đoàn Hà Nội công bố 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu

(LĐTĐ) Ngày 19/4, Thành đoàn Hà Nội công bố danh sách 10 gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2023. Đây là giải thưởng cao quý của Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành phố Hà Nội. Dự kiến, Lễ tuyên dương sẽ tổ chức vào ngày 11/5 trong khuôn khổ “Ngày hội Thanh niên Thủ đô”.
Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

Tiếp tục bàn để sửa Luật Đất đai

(LĐTĐ) Thời gian qua, chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã từng bước được thể chế hoá theo nguyên tắc thị trường, góp phần định hướng và khuyến khích thị trường bất động sản phát triển. Tuy nhiên, cũng qua quá trình thực hiện, các văn bản quy định về tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế cần khắc phục.
Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

Duyệt đồ án quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1 quy mô 629,34ha

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định phê duyệt đồ án Quy hoạch phân khu đô thị Sóc Sơn khu 1, tỷ lệ 1/2000 gồm địa giới hành chính các xã: Tiên Dược, Mai Đình, Phù Linh và thị trấn Sóc Sơn, với quy mô dân số dự báo đến năm 2030 khoảng 49.560 người.
Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

Nâng cao kỹ năng phòng chống tội phạm lừa đảo trên không gian mạng cho phụ nữ

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội tổ chức hội nghị tập huấn kỹ năng phòng, chống tội phạm lừa đảo, chiếm đoạt tài sản trên không gian mạng cho hơn 100 cán bộ Hội.
Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

Nâng cao ý thức đảm bảo an toàn lao động

(LĐTĐ) Xác định việc đảm bảo an toàn vệ sinh lao động là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu, giúp doanh nghiệp ổn định sản xuất, những năm qua, các cấp Công đoàn Thủ đô đã quan tâm triển khai nhiều giải pháp, nhằm ngăn chặn, phòng ngừa các sự cố trong quá trình làm việc, lao động, bảo vệ tính mạng, tài sản cho người lao động.

Tin khác

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

Mảng xuất khẩu của Vinamilk khởi sắc nhờ các thị trường chủ lực

(LĐTĐ) Mảng xuất khẩu của Vinamilk năm 2023 tăng về cả doanh thu và số thị trường, kết quả quí I/2024 dự báo tích cực. Bên cạnh sự đóng góp lớn từ các thị trường chủ lực truyền thống, nhiều thị trường mới đã được khai phá.
Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

Nội Bài lần thứ 6 có mặt trong “Top 100 Sân bay tốt nhất thế giới”

(LĐTĐ) Cảng Hàng không quốc tế Nội Bài vừa được Tổ chức Skytrax bình chọn là sân bay tốt nhất thế giới năm 2024 (World’s Top 100 Airports 2024, tại đường link: https://www.worldairportawards.com/worlds-top-100-airports-2024) xếp thứ 96, tăng 31 bậc so với năm 2023.
Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

Giá vàng SJC giảm, vàng nhẫn vẫn neo ở mức cao

(LĐTĐ) Sáng nay (19/4), sau ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, giá vàng miếng SJC chạm mốc 84 triệu đồng/lượng; nhẫn tròn trơn cao nhất 77,55 triệu đồng/lượng.
Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

Phiên chợ Xanh Tử tế ươm tạo những doanh nông tử tế

(LĐTĐ) Phiên chợ Xanh tử tế là phiên chợ do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và hỗ trợ doanh nghiệp (Trung tâm BSA) cùng Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao (DN HVNCLC) tổ chức lần đầu vào năm 2016, đến nay đã là năm hoạt động thứ 8.
Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

Nâng hạng thị trường chứng khoán song hành phòng rủi ro

(LĐTĐ) FTSE đã đưa Việt Nam vào danh sách theo dõi nâng hạng lên Thị trường mới nổi từ năm 2018. Nếu được nâng hạng, dòng vốn đầu tư nước ngoài được kỳ vọng sẽ đầu tư mạnh mẽ vào thị trường.Tuy nhiên, thị trường có thể đối mặt với nguy cơ sụt giảm mạnh khi các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn.
Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

Bộ Công Thương hoàn thành xây dựng cơ chế mua bán điện khí

(LĐTĐ) Theo Quy hoạch điện VIII thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023, tổng công suất đặt các nguồn điện đến 2030 là 150,489 GW (gần gấp đôi tổng công suất đặt hiện nay). Trong đó tổng công suất các nguồn điện khí phải đầu tư xây dựng mới là 30.424 MW (khí trong nước 10 dự án với tổng công suất 7.900 MW và LNG có 13 dự án với tổng công suất 22.824 MW);
42 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung cầu tỉnh Ninh Thuận năm 2024

42 doanh nghiệp tham gia chương trình kết nối cung cầu tỉnh Ninh Thuận năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 17/4, tại tỉnh Ninh Thuận diễn ra Chương trình kết nối cung cầu giữa doanh nghiệp tỉnh Ninh Thuận và Tập Đoàn Central Retail Việt Nam.
Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

Xăng vượt ngưỡng 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa phát đi thông báo cho biết, từ 15h ngày 17/4, mỗi lít xăng E5 RON92 tăng 378 đồng/lít, xăng RON95 tăng 416 đồng/lít, tuy nhiên giá dầu điều chỉnh giảm.
Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

Giá xăng ngày 17/4 có thể vượt mức 25.000 đồng/lít

(LĐTĐ) Giá xăng trong nước tại kỳ điều hành ngày mai (17/4) được dự báo tăng. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn (BOG) thì giá xăng có thể tăng từ 300 - 350 đồng/lít. Theo đó, giá xăng RON95 có khả năng vượt mốc 25.000 đồng/lít, nếu các cơ quan điều hành không tác động vào Quỹ BOG.
TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

TP.HCM: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công nghiệp hỗ trợ

(LĐTĐ) Phát triển công nghiệp hỗ trợ gắn với doanh nghiệp nhỏ và vừa giữ vai trò then chốt, xuyên suốt nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp của Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM).
Xem thêm
Phiên bản di động