Ngành da giày cần tận dụng các cơ hội hội nhập

(LĐTĐ) Da giày, túi xách là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang rất phát triển khi đứng thứ hai trên thế giới. Ngành này cũng đứng trước những cơ hội lớn từ các Hiệp định, giúp Việt Nam có cơ hội lớn tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
CPTPP là cơ hội lớn để ngành da giày phát triển và thu hút đầu tư Phấn đấu đạt kim ngạch xuất khẩu da giầy 20 tỷ USD năm nay: Có thành hiện thực?

Cơ hội từ các Hiệp định

Mặt hàng da giày, túi xách của Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu vào thị trường các nước CPTPP. Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) mặt hàng giày dép năm 2019 đạt 2,1 tỷ USD, tăng 15,1% so với năm 2018; năm 2020 giảm 12,2%, đạt 1,84 tỷ USD. Trong đó, xuất khẩu vào thị trường Canada và Mexico tăng nhanh.

Ngành da giày cần tận dụng các cơ hội hội nhập

Bà Phan Thị Thanh Xuân (ngoài cùng bên phải) tại hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp” Ảnh: Bảo Thoa

Tại Hội thảo “Hai năm thực thi Hiệp định CPTPP tại Việt Nam - đánh giá góc nhìn từ doanh nghiệp” được tổ chức mới đây, bà Phan Thị Thanh Xuân – Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam cho biết, 90% sản phẩm da giày sản xuất ở Việt Nam với mục tiêu cung cấp cho các thị trường xuất khẩu. CPTPP là cơ hội rất lớn để cho ngành da giày phát triển xuất khẩu và thu hút đầu tư. Một trong những tác dụng lớn nhất của ngành này chính là thu hút vốn đầu tư hiệu quả trong khi da giày đang có mong muốn phát triển là một ngành công nghiệp hỗ trợ.

“CPTPP chính là một cú hích đầu tiên, bởi ngành công nghiệp hỗ trợ này đã phát triển từ lâu nhưng vẫn chưa làm được. Một trong những lý do chính là chúng ta đang ở rất gần Trung Quốc – một nước công xưởng của thế giới sản xuất ra các nguyên phụ liệu cho ngành da giày cũng như nhiều ngành khác. Việc chúng ta nhập khẩu sẽ có lợi hơn việc chúng ta sản xuất để cung ứng cho các nhà sản xuất, bởi rõ ràng là khả năng của chúng ta không đủ chi phí. Trước đây thị trường Mỹ rất lớn, khi Mỹ rút khỏi CPTPP, chúng ta kỳ vọng để doanh nghiệp thu hút, dịch chuyển các chuỗi cung ứng nguyên phụ liệu vào Việt Nam”, bà Thanh Xuân cho biết.

Cũng theo Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam, 5 năm trở lại đây nền công nghiệp phụ trợ của Việt Nam đã đạt được 55% trong khi trước đây chỉ đạt 30%. Mỹ vẫn là thị trường chính của Việt Nam dù không tham gia CPTPP và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành da giày – túi xách vẫn tăng lên. Qua con số xuất khẩu, thực tế ngành da giầy có khối lượng tỷ trọng tăng lên 13% so với trước đây. Hai thị trường Canada và Mexio, trước đây nhập khẩu từ Mỹ, nhưng sau khi có CPTPP các nhà nhập khẩu đã tìm đến Việt Nam, đó là thuận lợi đối với ngành da giày mà Việt Nam cần nắm bắt.

“Trong 11 nước CPTPP thì Việt Nam đã xuất khẩu được sang 10 nước trừ Brunei, do đặc thù thị trường nhỏ và chủng loại không phù hợp. Có 2 nước chưa xuất khẩu túi xách là New Zelan và Peru, còn lại các nước đều đã xuất khẩu được túi xách với tốc độ tăng trưởng 10%, đó là điểm sáng mà ngành da giày tận dụng được các cơ hội của CPTPP”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.

Cần biến cơ hội thành hiện thực

Da giày, túi xách là một trong những ngành xuất khẩu chủ lực của Việt Nam, đang rất phát triển khi đứng thứ hai trên thế giới. Ngành này cũng đứng trước những cơ hội lớn từ các FTA, như: Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Liên minh châu Âu - Việt Nam (EVFTA)... Đồng thời, do tác động của dịch Covid-19, những chuỗi cung ứng mới đang được xác lập lại, đây chính là cơ hội để các doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đặc biệt, người tiêu dùng ở các thị trường phát triển, như Mỹ, EU rất tín nhiệm với sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Đây là cơ hội rất lớn cho các nhãn hàng dịch chuyển sản xuất tại Việt Nam.

Tuy nhiên, ngoài những thuận lợi thì ngành da giày vẫn còn những điểm hạn chế. Theo bà Thanh Xuân, những con số xuất khẩu trên chỉ là bề nổi, nếu nhìn sâu hơn nữa thì do các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam đã tận dụng được lợi thế của CPTPP, còn các doanh nghiệp 100% vốn trong nước thì vẫn còn ở phía sau. Lý do là CPTPP có điều kiện khá cao, không dễ gì các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận được. Vì vậy, trong tương lai gần, sự kỳ vọng về năng lực sản xuất vẫn được đặt vào các doanh nghiệp Việt và thị trường nội địa. Các doanh nghiệp nội cần mở rộng, vươn lên để tham gia vào thị trường xuất khẩu.

“Hiện nay, các doanh nghiệp đã xuất khẩu phần lớn là các doanh nghiệp lớn và doanh nghiệp nước ngoài – họ hoàn toàn có thể đáp ứng được điều kiện của CPTPP. Do đã đáp ứng được điều kiện cao thì họ tiếp tục mở rộng, còn cái khó của chúng ta chính là doanh nghiệp Việt Nam đang mới loanh quanh ao làng chưa ra được thế giới. Hiện nay chúng ta đang muốn tập trung vào doanh nghiệp vốn trong nước, giúp cho kim ngạch của chúng ta tăng trưởng thực sự như kỳ vọng – đó mới thực sự là nội lực của chúng ta”, bà Thanh Xuân nhấn mạnh.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày túi xách Việt Nam Phan Thị Thanh Xuân: “Doanh nghiệp cần có thông tin một cách đầy đủ về CPTPP và các chính sách liên quan, sau khi có thông tin, doanh nghiệp thấy thiếu ở đâu thì xin hỗ trợ ở đó, ví dụ như hỗ trợ từ các chương trình xúc tiến việc làm, thị trường, vốn… Doanh nghiệp cũng cần các cơ chế chính sách về vốn, đầu tư, nhân lực, cần cung cấp thông tin về thị trường khách hàng… Nếu như các giải pháp đó được làm một cách triệt để rốt ráo thì tôi tin rằng các doanh nghiệp Việt Nam có thể vươn xa hơn được, bởi thị trường nội địa với 100 triệu dân là rất lớn”.

Năm 2020, hoạt động sản xuất da giày, túi xách chịu tác động tiêu cực rất lớn từ đại dịch Covid-19. Những tháng đầu năm, ngành chịu sự đứt gãy cả cung và cầu. Trước tình hình đó, Chính phủ đã có nhiều nỗ lực tìm kiếm, mở rộng thị trường, nhất là việc Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) đi vào thực thi từ ngày 1/8/2020 trở thành cú hích rất lớn để ngành da giày lấy lại đà tăng trưởng trong những tháng cuối năm. Ngoài ra, với lợi thế là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh nên việc sản xuất tại Việt Nam không bị gián đoạn nhiều, nhờ đó, các đơn hàng quốc tế dịch chuyển về Việt Nam ngày càng nhiều.

Tuy nhiên, có tận dụng được cơ hội hay không, theo bà Thanh Xuân vẫn cần phải phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, nguyên phụ liệu trong nước. Đại dịch Covid-19 cho thấy việc đứt gãy chuỗi cung gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới sản xuất, buộc toàn ngành phải nhìn nhận lại chiến lược phát triển. Nếu phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu nguyên phụ liệu, khi xảy ra vấn đề chuỗi cung doanh nghiệp sẽ rất bị động.

Hiện nay, ngành công nghiệp hỗ trợ phục vụ cho ngành này chưa tương xứng. Nguyên phụ liệu cho ngành mới chỉ tập trung cho dòng sản phẩm trung bình và trung bình khá, còn lại vẫn phải nhập khẩu, khiến giá trị gia tăng của ngành đạt được không cao. Thời gian sắp tới, toàn ngành và Chính phủ cần thiết lập lại chính sách mạnh hơn cho phát triển công nghiệp hỗ trợ. Ngoài ra, doanh nghiệp cần có sự chuẩn bị tốt, tiếp cận nguồn thông tin, phải hiểu được luật chơi quốc tế để chúng ta có thể chuẩn bị về nhân lực, nguồn lực, cơ sở vật chất./.

Bảo Thoa

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu

(LĐTĐ) Hôm nay 23/11, các ngân hàng thương mại đều tăng giá chiều mua vào đồng USD, giao dịch chủ yếu ở 25.509 đồng/USD.
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần

(LĐTĐ) Hôm nay (23/11/2024), giá dầu thế giới tăng khoảng 1%, đạt mức cao nhất trong hai tuần, do cuộc xung đột leo thang ở Ukraine làm tăng mức rủi ro địa chính trị. Cụ thể, giá dầu WTI ở mốc 71,25 USD/thùng, tăng 1,64%, giá dầu Brent ở mốc 75,14 USD/thùng, tăng 1,23%.
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng thế giới nhảy vọt thúc đẩy giá vàng miếng SJC lẫn vàng nhẫn cùng lên mốc cao mới.
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình

(LĐTĐ) Với chủ đề “Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”, sáng 22/11, Tổng cục Quản lý thị trường đã mở cửa Phòng trưng bày, nhận diện hàng thật - hàng giả tại số 62 Tràng Tiền, Hoàn Kiếm, Hà Nội; sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động nhân dịp kỷ niệm Ngày Phòng chống hàng giả - hàng nhái (29/11).
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh

(LĐTĐ) Sáng nay (22/11), đã diễn ra lễ khai mạc chương trình Truyền thông khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và quảng bá giới thiệu sản phẩm OCOP của phụ nữ và đặc sản các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh. Chương trình diễn ra trong 3 ngày (từ 22 - 24/11) tại sân bóng phường Dương Nội, quận Hà Đông, Hà Nội.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động