Nét đẹp văn hóa ăn trầu của người Hà Nội

(LĐTĐ) Hà Nội là nơi chắt lọc tinh hoa, nét đẹp của mọi miền để tạo nên nét đẹp cho riêng mình. Tục ăn trầu - một phong tục mà theo truyền thuyết có từ thời Hùng Vương dựng nước là một trong những nét đẹp văn hóa của người Hà Nội.  

Trong những lần khai quật Hoàng thành Thăng Long, các nhà khảo cổ đã tìm được nhiều đồ gốm sứ bao gồm những đĩa dầu lạc nhỏ men trắng; các loại bình vôi còn khá nguyên vẹn với tiêu bản đẹp, phần quai tạo hình tua cau; những chiếc bình đựng bã trầu (người ta gọi là ống nhổ) bằng gốm men và một số dao bổ cau làm bằng nanh, vuốt thú hay bằng gỗ quý. Xung quanh một số chuôi dao còn được bọc kim loại mầu vàng và bên trên chạm khắc hoa văn rất đẹp.

Nhóm di vật này có niên đại vào khoảng thời Trần và thời Lê là những bằng chứng cho thấy trong Hoàng cung xưa, tục ăn trầu cũng rất phổ biến.

Sách xưa có ghi “ăn trầu làm thơm miệng, hạ khí, tiêu cơm". Ăn trầu chỉ là một thứ nhai chơi, không để no, nhưng người Hà Nội lại rất cầu kỳ từ việc lựa chọn chỗ mua trầu, cau, đến cách ăn.

net dep van hoa an trau cua nguoi ha noi
Đĩa trầu cau trong đám cưới tại xã Phù Lưu Tế - huyện Mỹ Đức

Chợ Quán, chợ Cầu là các chợ lẻ bên đường các phố cổ xưa ở Thăng Long-Hà Nội. Nam phố là tên cũ của phố Hàng Bè bây giờ, nơi xưa bán rất nhiều cau tươi, cau khô. Chợ Dinh gần dinh quan phủ Phụng Thiên (quãng phố Phủ Doãn và Ngõ Huyện bây giờ).

Cau ngon phải là cau bánh tẻ, không già, không non, vừa tới hạt. Người sành ăn thường kén mua cau Đông ở tỉnh Hải Hưng (cũ). Mua trầu phải chọn lá hơi ánh vàng, nhỏ, dày, tươi. Ngày trước có trầu không Làng Chả ngon nổi tiếng vì lá nhỏ, vừa thơm, vừa cay. Vôi tôi thì phải chọn vôi xứ Đoài, Sơn Tây.

Bộ đồ ăn trầu của người Hà Nội gồm có cơi đựng trầu bằng đồng hoặc quả trầu khảm xà cừ, ống vôi chạm bạc, ống nhổ bằng đồng thau đựng bã trầu.

Người Hà Nội xưa biết ăn trầu từ khi 13 tuổi và ăn trầu cũng rất duyên. Họ ăn trầu không những làm đỏ môi, bóng răng mà còn tạo nét môi cắn chỉ rất đẹp. Người ta không bỏ cả cau, trầu và vỏ vào cùng một lúc mà ăn từng thứ một.

Ăn trầu đúng cách phải đủ bốn vị ngọt-đắng-cay-nồng, hòa quyện của bốn thứ cau, trầu, vôi, vỏ. Cau được bổ thành từng miếng nhỏ đều tăm tắp, nhai dập cau rồi mới cho trầu, sau cùng là vỏ cau được quết chút vôi trắng ngà vị nồng mà thanh…

Tại huyện Mỹ Đức, người dân vẫn lưu giữ hình ảnh ăn trầu tại các đám hiếu, đám hỷ, tại các lễ hội và tại các cuộc vui hỷ sự của gia đình, dòng họ và gắn liền với một nét giao tiếp đặc sắc của người Việt. Khi các sự kiện này diễn ra, trên bàn uống nước thường có một đĩa trầu để mời khách khi khách đến chia sẻ niềm vui cũng như nỗi buồn.

Ngoài ra, trầu và cau còn là một lễ vật mà người Việt dâng lên trong các dịp lễ tuần rằm, mông một và các dịp lễ Thần, lễ Phật. Quả cau và lá trầu đã mang một ý nghĩa nhân văn sâu sắc.

Người dân lễ cau trầu là để dâng lên các ông công, thổ thần, ông bà tổ tiên cầu phúc, cầu may cho gia đình luôn thuận hòa đoàn kết, gắn bó yêu thương, đùm bọc lẫn nhau. Chính vì vậy mà dù ngày nay người ăn cau ít hơn nhưng cây cau và giàn trầu vẫn có giá trị lớn đối với người Việt Nam.

H.D

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

Công đoàn các cấp huyện Mỹ Đức thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm

(LĐTĐ) Trong thời gian tới, các cấp Công đoàn huyện Mỹ Đức sẽ tiếp tục tập trung thực hiện nhiều nhiệm vụ trọng tâm.
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

Không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư

(LĐTĐ) Về công tác cán bộ sau sắp xếp đơn vị hành chính, Chủ tịch Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu thực hiện, vận dụng theo nguyên tắc lắng nghe, đáp ứng nguyện vọng về công việc theo quy định, không để nảy sinh tâm tư, thiệt thòi đối với đội ngũ cán bộ dôi dư.
Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

Gia Lâm: Nhiều hoạt động thiết thực hướng về người lao động trong Tháng Công nhân

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đề nghị các cấp Công đoàn huyện dồn sức, hợp lực tập trung tổ chức các hoạt động thiết thực, hiệu quả hướng về cơ sở, người lao động để Tháng Công nhân thực sự trở thành ngày hội của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) huyện.
Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

Hội nghị lần thứ 4 Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam khóa XIII: Cho ý kiến vào 13 nội dung

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam khóa XIII tổ chức hội nghị lần thứ 4, cho ý kiến vào 13 nội dung; trong đó tập trung bàn các giải pháp xây dựng đội ngũ Chủ tịch Công đoàn cơ sở đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ, nhất là Chủ tịch Công đoàn doanh nghiệp ngoài khu vực Nhà nước.
Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

Quận Đống Đa: Nhiều hoạt động ý nghĩa hưởng ứng "Tháng Công nhân" năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 25/4, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) phối hợp với Ủy ban nhân dân (UBND) quận Đống Đa tổ chức Lễ phát động “Tháng Công nhân”, “Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động” năm 2024 và phát động thi đua cao điểm 95 ngày chào mừng 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.
Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

Khẩn trương tìm kiếm 4 người mất tích trong vụ chìm thuyền tại Quảng Ninh

(LĐTĐ) Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang vừa ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 25/4/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc tập trung khắc phục sự cố chìm thuyền trên sông Chanh thuộc địa bàn thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh.

Tin khác

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại, tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề

(LĐTĐ) Dự kiến trong tháng 5/2024, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội sẽ tổ chức hội nghị đối thoại tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy sản xuất kinh doanh đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ sản xuất kinh doanh hoạt động tại các làng nghề trên địa bàn Thành phố.
Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Hà Nội kéo dài hoạt động phố đi bộ dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm vừa thông báo sẽ kéo dài các hoạt động giải trí ở không gian đi bộ trên địa bàn trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Thời gian là 6 ngày, từ ngày 26/4 đến hết ngày 1/5.
Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

Khởi tranh Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III

(LĐTĐ) Ngày 25/4, thị xã Sơn Tây phối hợp Sở Văn hóa Thể thao Hà Nội tổ chức Hội nghị Thông tin báo chí về Giải vật dân tộc Hà Nội mở rộng tranh Cúp Phùng Hưng lần thứ III năm 2024, thời gian chính thức khởi tranh từ ngày 2/5 đến ngày 6/5.
Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

Điểm hẹn văn hóa tại Thủ đô

(LĐTĐ) Sau 7 năm đi vào hoạt động, Phố Sách Hà Nội (phố 19/12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở thành không gian văn hóa, sinh hoạt giáo dục truyền thống phục vụ công chúng và những người yêu sách Thủ đô, góp phần gìn giữ, phát huy giá trị Thăng Long - Hà Nội nghìn năm văn hiến.
Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

Quận Hai Bà Trưng hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hai Bà Trưng vừa tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân trên địa bàn quận năm 2024.
Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Hà Nội: Tăng cường phòng chống bạo lực học đường, tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên

Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản về việc thực hiện Chỉ thị số 02/CT-TTg ngày 26/1/2024 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong phòng chống bạo lực học đường, phòng ngừa tội phạm và tệ nạn xã hội trong học sinh, sinh viên.
Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

Nhiều lợi ích cho người dân từ mô hình, sáng kiến mới trong cải cách hành chính

(LĐTĐ) Nhằm tiết kiệm chi phí, công sức, thời gian đi lại cho người dân, doanh nghiệp, thời gian qua quận Bắc Từ Liêm luôn chú trọng, đẩy mạnh triển khai các mô hình cải cách hành chính mới. Từ đó, tạo được sự hài lòng, đồng thuận trong nhân dân.
Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

Ngày đầu thí điểm, Hà Nội cấp 370 Phiếu lý lịch tư pháp qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong ngày đầu triển khai, thành phố Hà Nội đã có 370 hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID được tiếp nhận, xử lý.
Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

Xôi Phú Thượng – món ăn dân dã hoá di sản

(LĐTĐ) Đầu năm nay, làng nghề xôi Phú Thượng (quận Tây Hồ, Hà Nội) đã được công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Món ăn dân dã của người Hà Nội và nhiều du khách chính thức thành di sản được giữ gìn.
Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

Từ ngày 22/4, Hà Nội thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên VNeID

(LĐTĐ) Từ ngày 22/4, Sở Tư pháp thành phố Hà Nội triển khai thí điểm thủ tục cấp Phiếu Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID cho các trường hợp công dân Việt Nam có tài khoản định danh điện tử mức độ 2.
Xem thêm
Phiên bản di động