Phong trào “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác”:

Làm giàu từ mô hình trồng phong lan

Phong trào “Thanh niên học tập và làm theo lời Bác” đã đi vào đời sống và lan tỏa đến đông đảo đoàn viên thanh niên trên địa bàn huyện Quốc Oai. Từ đây, nhiều tấm gương trẻ của huyện đã trở thành chủ nhân của những mô hình tiêu biểu làm kinh tế giỏi của địa phương, trong đó có Nguyễn Văn Công (sinh năm 1991), thôn Đại Tảo, xã Đại Thành.
lam giau tu mo hinh trong phong lan Hành trình trở thành CEO Google của cậu bé nghèo dám biết ước mơ
lam giau tu mo hinh trong phong lan 10 nguyên tắc đơn giản giúp bạn dễ dàng trở thành tỷ phú
lam giau tu mo hinh trong phong lan Tập ngay 8 thói quen nhỏ này để có được tiền tài và thành công lớn trong năm mới

Cùng với đoàn khảo sát của Hội nhà báo Thành phố Hà Nội đến thăm vườn phong lan của anh Nguyễn Văn Công trong một buổi sáng tháng 5, chúng tôi bắt gặp hình ảnh những giò lan rực rỡ được treo ở khắp mọi nơi, tỏa hương thơm ngát. Anh Nguyễn Văn Công đang khéo léo, tỉ mỉ xếp từng giò lan để vào thùng giấy trước khi chuyển đến tay khách hàng.

lam giau tu mo hinh trong phong lan
Anh Nguyễn Văn Công giới thiệu các giống hoa lan ở vườn.

Chia sẻ với chúng tôi, anh Công cho biết, bản thân anh được sinh ra trong gia đình có truyền thống nhân ghép cây giống, nên từ nhỏ anh đã yêu thích các loài cây và đặc biệt trong đó có cây hoa phong lan. Vì vậy, ngay sau khi tốt nghiệp trường Đại học giao thông vận tải, không như những thanh niên khác là tìm việc làm bằng chính nghề được học tại trường, anh Công quay trở về nhà để bắt tay vào sự nghiệp trồng hoa phong lan.

“Thời gian đầu khi mới vào nghề mình còn khá lúng túng, nhất là việc phân loại các giống hoa lan, bởi mỗi loại cần kỹ thuật chăm sóc khác nhau mà lan thì có nhiều chủng loại. Chỉ nhớ tên của chúng thôi, mình cũng mất cả đêm để học” – anh Công tâm sự.

Cũng nhờ có internet, anh Công đã có một kho tàng vô tận về kiến thức, kinh nghiệm. Tích lũy hàng ngày, sau hơn 2 năm, anh Công đã trở nên thuần thục kỹ thuật chăm sóc của từng loại lan.

Khi đã có được kiến thức và kỹ thuật chăm sóc anh Công bắt đầu tìm và nhập các giống lan rừng ở các vùng miền, từ lan rừng ở trong nước, rừng Lào, rừng Campuchia…

“Cây lan ban đầu nhập về được xử lý bằng thuốc chống nấm, ngâm rễ và lá vào thuốc để chống khuẩn, sau đó treo lên giàn để khô rồi tiến hành làm giá thể để ghép lan. Giá thể thường là lũa hoặc gỗ nhãn. Thời gian đầu cần tránh mưa cho lan để cây không bị thối. Trong 1 đến 2 năm đầu là thời gian chăm sóc cây lan khó nhất vì cây chưa ra rễ và thuần với điều khiện thời tiết, do vậy nên chú ý về sâu bệnh, ánh sáng nhiệt độ. Trong quá trình chăm sóc cần tưới nước và dùng phân hữu cơ ngâm loãng để phun cho lan từ 7 ngày đến nửa tháng phun/lần. Ngoài ra khi thời tiết có sương muối, hoặc mưa dầm thì cần phải tránh cho cây để cây sinh trưởng và phát triển thuận lợi” – anh Nguyễn Văn Công chia sẻ.

lam giau tu mo hinh trong phong lan
Mô hình trồng lan của anh Nguyễn Văn Công đã tạo việc làm cho thanh niên địa phương.

Ban đầu quy mô vườn lan của anh Công có diện tích 200m2, dần dần, nhận thấy cây hoa phong lan có giá trị kinh tế, và được nhiều khách hàng ưa chuộng, anh và gia đình quyết định gom vốn để mở rộng thêm diện tích, mua thêm các giỏ lan và đầu tư hệ thống tưới cây tự động. Đến nay vườn lan của anh có diện tích 500m2, trong vườn có trên 1.000 giò lan, với hơn chục loại lan như: Đai Châu, Phi Điệp, Trầm, Quế, Tam bảo sắc, Hạc vĩ….

Chủ nhân của khu vườn cho biết, giá bán trung bình của một giò lan dao động từ 1 – 2 triệu đồng/ giò, và có những giò lan thuần hoặc đột biến có giá cao gấp 10 đến 20 lần giá trung bình. Trung bình mỗi ngày vườn lan nhà anh Công bán được 10 đến 20 đơn hàng và thu nhập mỗi năm, vườn lan đem lại cho gia đình trên 200 triệu đồng, sau khi trừ mọi chi phí.

Không những chăm lo phát triển kinh tế cho bản thân và gia đình, anh Công còn quan tâm, tạo điều kiện cho thanh niên ở địa phương có việc làm ổn định tại vườn với mức lương ổn định từ 6 triệu đồng/người/tháng.

Với sự nhiệt huyết của tuổi trẻ, niềm đam mê, nỗ lực vươn lên trong phát triển kinh tế, anh Nguyễn Văn Công đã và đang làm giàu trên chính mảnh đất quê hương. Không chỉ giỏi làm kinh tế, mà anh còn nhiệt tình tham gia các hoạt động đoàn ở địa phương, anh Công xứng đáng là tấm gương sáng về phát triển kinh tế cho các đoàn viên trẻ noi theo.

Nguyễn Công

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Trung tâm Báo chí Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phối hợp với Hiệp hội Doanh nhân Việt Nam ở nước ngoài tổ chức tọa đàm phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam sinh sống ở nước ngoài.
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Tỉnh ủy tỉnh Bình Dương tổ chức Hội nghị trao các quyết định bổ nhiệm, điều động cán bộ chủ chốt.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm

(LĐTĐ) Bực tức vì sửa chữa cửa gỗ gây ồn ào, bị hàng xóm chửi, Nguyễn Văn Đoan (sinh năm 1986, trú tại huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đã nảy sinh ý định phóng hỏa, đốt nhà hàng xóm để trả thù.
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm

(LĐTĐ) Tuần Văn hoá Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 30/11 đến 6/12 với chủ đề "Quê lụa Hà Đông - Tinh hoa hội tụ". Đây là năm thứ 7 sự kiện này được tổ chức, hứa hẹn nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh nghề dệt lụa hơn nghìn năm tuổi.
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa

(LĐTĐ) Triển khai Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy, thị xã Sơn Tây đã tập trung phát huy các giá trị văn hóa trong phát triển du lịch, xây dựng Sơn Tây trở thành đô thị vệ tinh của Thủ đô, với chức năng: Đô thị văn hóa - lịch sử, du lịch nghỉ dưỡng, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững.

Tin khác

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo

(LĐTĐ) “Năng nổ, nhiệt tình trong công việc, tích cực, chủ động và hết lòng với hoạt động từ thiện nhân đạo tại địa phương...”, đó là lời khen mà người dân Cụm dân cư số 5, phường Láng Thượng (quận Đống Đa, Hà Nội) dành cho bà Nguyễn Thị Chung - người luôn nặng lòng với công tác xã hội, từ thiện.
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà

(LĐTĐ) Cởi mở, tháo vát, luôn hết mình với công việc, với nhân dân, gương mẫu đi đầu trong các phong trào, hoạt động ở địa phương… là những nhận xét của nhiều người khi nói về chị Nguyễn Thị Quân - Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn Vài, xã Hợp Thanh, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm

(LĐTĐ) Với vai trò là Phó Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn Trường Tiểu học Xuân Nộn (Đông Anh, Hà Nội), anh Nguyễn Hữu Minh đã luôn nỗ lực thực hiện tốt cả hai vai, cùng tập thể Ban Giám hiệu, Ban Chấp hành Công đoàn nâng cao chất lượng dạy và học cũng như khẳng định vai trò của Công đoàn tại nhà trường.
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”

(LĐTĐ) Với những cống hiến cho ngành Giáo dục của Thủ đô và đất nước, Nhà giáo ưu tú Phạm Thu Hương xứng đáng là giáo viên tiêu biểu của ngành và là tấm gương sáng để đồng nghiệp và các thế hệ học sinh học tập, noi theo như Nhà giáo dục Comenxki đã khẳng định: "Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề dạy học".
Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Xem thêm
Phiên bản di động