Lạc quan về sức bật của kinh tế Việt Nam sau đại dịch

Nhiều chuyên gia nước ngoài lạc quan về sức bật đáng kể của kinh tế Việt Nam trong bối cảnh khủng hoảng dịch bệnh Covid-19. Việc tích luỹ các bộ đệm tài khoá, kinh tế đối ngoại, tài chính và tích cực cải cách hành chính trước khi xảy ra đại dịch đã giúp Việt Nam chống chịu tốt hơn trước cú sốc. Các chuyên gia kinh tế quốc tế tin tưởng rằng Việt Nam sẽ viết tiếp câu chuyện thành công của mình trong năm 2021 nếu tiếp tục duy trì và đẩy mạnh việc quyết liệt cải cách.
Kiên định thực hiện hiệu quả “mục tiêu kép” ADB đánh giá kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh nhờ kiểm soát thành công Covid-19

Tín hiệu phục hồi rõ ràng

Đánh giá tổng quan về kinh tế Việt Nam trong những tháng đầu của năm 2021, Giáo sư Andreas Stoffers - Giám đốc quốc gia Quỹ FNF tại Việt Nam - nhận định các tín hiệu phục hồi là rõ ràng. Chỉ số sản xuất công nghiệp trong 2 tháng đầu năm tăng 7,4% so với cùng kỳ năm 2020 (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới).

Lĩnh vực bán lẻ, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đều tăng so với cùng kỳ 2020.

Cách đây hơn 1 năm, vào tháng 3 năm 2020, Giáo sư Andreas Stoffersi từng dự báo Việt Nam sẽ trỗi dậy mạnh mẽ hơn từ cuộc khủng hoảng dịch bệnh Covid-19.

Sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được củng cố. Ảnh: Anh Tú
Sức chống chịu của nền kinh tế Việt Nam ngày càng được củng cố. (Ảnh: Anh Tú)

“Vào thời điểm đó, đây là một dự đoán khá can đảm. Nhưng điều đó trở thành sự thật đối với Việt Nam trong năm giông bão của cuộc khủng hoảng toàn cầu 2020” - Giáo sư Andreas Stoffersi chia sẻ.

Nói về triển vọng tăng trưởng của Việt Nam trong năm 2021, Giáo sư Andreas Stoffersi cho rằng: “Trên thực tế, theo tôi mục tiêu của Việt Nam trong việc tái định vị nền kinh tế không phải là “phục hồi hình chữ V” như nhiều quốc gia khác hy vọng. Thay vào đó, nó nằm ở “sự phục hồi hình căn bậc hai (√)”, thể hiện việc không chỉ đạt được mức trước khủng hoảng mà còn phải vượt qua một cách rõ ràng để tiếp tục phát triển ở mức cao hơn”.

Theo chuyên gia Era Dabla-Norris và Yuanyan Sophia Zhang, Vụ châu Á - Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), nhờ khả năng chống chịu tốt của nền kinh tế cộng với các biện pháp kiểm soát dịch quyết liệt, Việt Nam đã chèo chống vượt qua đại dịch Covid-19 trong năm qua. Tuy nhiên, Việt Nam vẫn còn dư địa đáng kể để thúc đẩy tăng năng suất và cải thiện khả năng chống chịu của nền kinh tế.

Viết tiếp câu chuyện thành công

Để viết tiếp câu chuyện thành công năm 2020 đồng thời tận dụng cơ hội, gặt hái những thành công lớn hơn từ việc tham gia các chuỗi giá trị toàn cầu trong một thế giới hậu đại dịch, nhóm chuyên gia của IMF khuyến nghị 3 nhóm giải pháp chính đối với Việt Nam.

Các chuyên gia IFM khuyến nghị các chính sách trong ngắn hạn nên tập trung vào duy trì bền vững việc làm, đồng thời thúc đẩy tái phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Điều này có thể đạt được thông qua những biện pháp như trợ cấp tuyển dụng và các chính sách hỗ trợ chủ động cho thị trường lao động nhằm tạo cơ chế khuyến khích đào tạo nghề. Độ bao phủ của lưới an sinh xã hội hiện nay nên được mở rộng vĩnh viễn và hiệu quả của lưới cần được cải thiện.

Qua thời gian, các chính sách nên hướng tới việc giảm tình trạng lao động phi chính thức thông qua cải thiện các kỹ năng lao động, giảm chi phí tuyển dụng/sa thải đối với lao động chính thức, cũng như khuyến khích việc chính thức hoá các cơ sở sản xuất kinh doanh phi chính thức.

Chuyên gia IMF đánh giá các chính sách tiền tệ, tài khoá và khu vực tài chính mà chính phủ triển khai đã giúp giảm thiểu nguy cơ trước mắt về khả năng gia tăng mạnh phá sản doanh nghiệp và sa thải lao động hàng loạt.

IMF khuyến nghị các hỗ trợ đó nên tập trung có trọng điểm vào những doanh nghiệp bị mất khả năng thanh khoản song vẫn có khả năng phục hồi sản xuất kinh doanh cho đến khi sự phục hồi được bám rễ chắc chắn hơn. Việc tiếp tục giám sát chặt chẽ - kết hợp với những nỗ lực kịp thời nhằm xử lý các khoản vay có vấn đề và tăng cường các khuôn khổ quản lý, giám sát - sẽ giúp khắc phục các rủi ro hệ thống tài chính.

Ở một góc nhìn khác, Giáo sư Andreas Stoffersi cho rằng, có 3 thành tố quan trọng giúp Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế trong năm 2021. Thứ nhất là tự do hóa thương mại và các Hiệp định Thương mại tự do. Thứ hai là chính sách tài khóa và tiền tệ thận trọng, khôn khéo. Thứ ba là Luật Đầu tư hấp dẫn các nhà đầu tư.

“Nếu tiếp tục thực hiện các chính sách này thì tôi không nghi ngờ gì vào việc Việt Nam sẽ tiếp tục câu chuyện thành công của mình vào năm 2021” - Giáo sư Andreas Stoffersi nhấn mạnh.

Theo Hải Linh/laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-te/lac-quan-ve-suc-bat-cua-kinh-te-viet-nam-sau-dai-dich-912472.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động