Ẩn họa mất an toàn lao động trên các công trường xây dựng

Kỳ 2: Thực trạng đáng báo động

(LĐTĐ) Hiện nay, phần lớn các công nhân xây dựng phải làm việc trong điều kiện thời tiết khắc nghiệt, thậm chí độc hại bởi ô nhiễm không khí, khói bụi nhưng chưa được trang bị bảo hộ bảo đảm an toàn. Nhiều công trình, lao động vẫn đang làm việc trong tình trạng không đảm bảo về an toàn lao động.
Ẩn họa họa mất an toàn lao động trên các công trường xây dựng Đòi bồi thường tai nạn lao động có phải nộp lệ phí không?

Còn chủ quan, lơ là

Cùng với sự phát triện mạnh mẽ của nền kinh tế, những năm gần đây, số lượng dự án, công trình xây dựng tại Hà Nội tăng lên nhanh chóng.

Cuối tháng 9, đi qua một công trường xây dựng thuộc địa bàn phường Tây Mỗ (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), phóng viên bắt gặp cảnh một tốp công nhân không mặc đồ bảo hộ đang đứng chênh vênh trên tấm gỗ bắc ngang giàn giáo để trát vữa. Bàn tay người công nhân chuyển động liên tục, bàn chân cũng nhích dần dọc những tấm ván mỏng, chiều rộng chỉ non 2 gang tay.

Kỳ 2: Thực trạng đáng báo động
Hình ảnh người lao động làm việc trong điều kiện không đảm bảo an toàn lao động đã trở nên quen thuộc. (Ảnh: S.H)

Khi được hỏi về sự nguy hiểm khi làm việc trong điều kiện không mũ, không dây bảo hộ, một công nhân quê ở Nghệ An nói: “Mang thêm mũ với dây bảo hộ làm việc vướng víu lắm. Những công việc như phụ hồ, trát vữa, đổ trần từ tầng 10 trở xuống hầu như không mấy ai dùng tới đồ bảo hộ”.

Khảo sát thêm một số công trình xây dựng tại các con phố lớn nhỏ tại nhiều khu vực thuộc địa bàn thành phố Hà Nội, dễ dàng nhận thấy, lời người thợ phụ hồ nói là có căn cứ. Dường như, chỉ khi đu người treo trên lưng chừng tòa cao ốc, mới thấy công nhân dùng đồ bảo hộ, còn với các công trình thấp tầng, dù giàn giáo dựng rất chênh vênh, nhiều người lao động vẫn thản nhiên làm việc.

Dễ dàng nhận thấy, các công nhân xây dựng treo mình làm việc trên cao trong điều kiện đồ bảo hộ thô sơ đã trở thành hình ảnh quen thuộc ở nhiều địa phương, phổ biến ở các công trình dân sinh, và cũng không hiếm gặp ở nhiều công trình xây dựng.

Theo thống kê của Sở Lao động Thương binh và Xã hội, giai đoạn 2016 - 2018, trên địa bàn Thành phố xảy ra 694 vụ tai nạn lao động, trong đó có 190 vụ làm chết người, tăng 74,3% số vụ việc, tăng 200% số vụ có người chết và tăng 77% số người thương vong so với giai đoạn trước đó.

Năm 2019, số vụ tai nạn lao động vẫn trên đà tăng khi toàn thành phố xảy ra 452 vụ (bằng 65% số vụ so với cả giai đoạn 2016-2018), làm 464 người bị nạn.

Từ đầu năm 2020 đến nay, Hà Nội tiếp tục xảy ra một số vụ tai nạn đau lòng ở lĩnh vực xây dựng. Điển hình là sự cố mất an toàn lao động tại công trình số 16 Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) làm 4 người tử vong.

Đáng lo hơn, hơn 40% số vụ tai nạn lao động trên địa bàn Hà Nội xảy ra ở lĩnh vực xây dựng, trong các công trình nhỏ, lẻ, nhà dân do ngã từ trên cao, vật rơi từ trên cao, sập giàn giáo… Đa số nạn nhân của các vụ tai nạn lao động là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời vụ dưới 3 tháng, không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nên khi không may gặp tai nạn, họ không được bảo vệ bởi các chính sách an sinh xã hội, gây thiệt thòi về nhiều mặt.

Thiếu hiểu biết pháp luật, người lao động chịu thiệt

Trên thực tế, những số liệu về tai nạn lao động chỉ là phần nổi của tảng băng trôi. Bởi có những vụ tại nạn lao động khi xảy ra, nhiều đơn vị thi công đã cố tình bưng bít thông tin, thỏa thuận bồi thường với người nhà nạn nhân không làm đơn bãi nại. Những vụ việc như vậy thường sẽ không được đưa vào số liệu thống kê vì dường như không được mấy ai biết tới.

Kỳ 2: Thực trạng đáng báo động
Làm việc trên cao mà không dùng dây bảo hiểm trở thành chuyện thường ngày với các công nhân. (Ảnh: S.H)

Anh N.Q.V, một kỹ sư xây dựng chia sẻ, thời gian đầu mới bắt đầu làm việc tại các công trường anh không khỏi bàng hoàng khi nhìn thấy một người công nhân (không đồ bảo hộ) rơi xuống khu vực đang tiến hành đổ trụ và tử vong. Ngay sau đó đơn vị thi công liền gọi cho người nhà nạn nhân thỏa thuận bồi thường. Sự việc sau đó chỉ có những người làm trong công trường và người nhà nạn nhân được biết, còn phía cơ quan chức năng có lẽ chưa thể phát hiện.

“Càng ít người biết tới tai nạn càng dễ sắp xếp. Việc giấu nhẹm thông tin, không muốn báo chí và người dân biết về các sự cố tai nạn lao động đang diễn ra ở không ít công trình”- anh V chia sẻ.

Tại Hà Nội, liên quan những vụ việc tương tự, ông Tạ Văn Dưỡng, Trưởng ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn Lao động Thành phố Hà Nội), cho biết: Khi tai nạn lao động xảy ra, đặc biệt là tai nạn nghiêm trọng gây hậu quả chết người, thì người sử dụng lao động đã tự thỏa thuận với gia đình nạn nhân, hỗ trợ một khoản tiền để gia đình đưa nạn nhân về quê mai táng, không báo cho cơ quan chức năng theo quy định. Vấn đề này xảy ra chủ yếu ở các công trình xây dựng, nơi có đông lao động từ các tỉnh lên Hà Nội làm việc thời vụ, ngắn hạn.

Khi thông tin về tai nạn lao động bị bưng bít sẽ gây hậu quả nghiêm trọng, quyền lợi của người lao động không được bảo đảm, trong đó bao gồm cả quyền lợi trước mắt và quyền lợi lâu dài cho gia đình nạn nhân.

Cụ thể, đối với những người lao động thuộc đối tượng không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc (hợp đồng lao động dưới một tháng) khi bị tử vong vì tai nạn lao động, người sử dụng lao động chỉ hỗ trợ cho gia đình nạn nhân một khoản tiền theo thỏa thuận, phần lớn không bằng mức quy định của pháp luật (ít nhất là 30 tháng tiền lương của người lao động, trong trường hợp không hoàn toàn do lỗi của người lao động).

Tuy nhiên, do không hiểu biết pháp luật nên gia đình nạn nhân thường chấp thuận khoản tiền này, đôi khi còn nghĩ rằng người sử dụng lao động đã ưu ái, tạo điều kiện, chứ không biết rằng họ chưa được chi trả khoản bồi thường theo đúng quy định của pháp luật.

Với những trường hợp người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nhưng người sử dụng lao động không thực hiện đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, khi bị tai nạn tử vong thì lẽ ra ngoài khoản bồi thường giống như trường hợp trên, người sử dụng lao động còn phải thay thế cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả các khoản trợ cấp của cơ quan bảo hiểm xã hội (ví dụ trợ cấp nuôi con nhỏ dưới 18 tuổi; nuôi bố, mẹ già ...). Tuy nhiên, người sử dụng lao động cũng chỉ thỏa thuận với gia đình nạn nhân, hỗ trợ một khoản tiền không theo mức quy định của pháp luật.

Lê Thắm

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm khi tham gia giao thông

(LĐTĐ) Để thực hiện đồng bộ các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, lực lượng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã tăng cường lực lượng, phương tiện, thường xuyên tuần tra, kiểm soát xử lý các vi phạm theo các chuyên đề như: Chở hàng quá tải trọng, quá khổ, tự ý cải tạo phương tiện, chạy quá tốc độ, học sinh không đội mũ bảo hiểm...
Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

Nhanh chóng dập tắt đám cháy kho xưởng gỗ ở huyện Thanh Trì

(LĐTĐ) Đám cháy xảy ra tại kho chứa phụ kiện gỗ ở xóm 4, thôn Việt Yên, xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Diện tích kho bị cháy khoảng 50m2. Lực lượng chức năng đã khẩn trương xử lý ngăn cháy lan và dập tắt đám cháy...
Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

Quận Ba Đình giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ

(LĐTĐ) Chiều 23/4, Đoàn giám sát số 2 của Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội do Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên làm trưởng đoàn đã làm việc với quận Ba Đình về việc thực hiện kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm trong thực thi công vụ của các cơ quan nhà nước tại thành phố Hà Nội.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam kịp thời thăm viếng nạn nhân trong vụ tai nạn lao động ở Yên Bái

(LĐTĐ) Ngày 23/4, thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam, Phó Chủ tịch Phan Văn Anh cùng đoàn công tác đã đến thăm viếng, chia buồn với các gia đình nạn nhân tử vong và thăm hỏi nạn nhân bị thương trong vụ tai nạn lao động đặc biệt nghiêm trọng xảy ra tại Công ty Cổ phần Xi măng và Khoáng sản Yên Bái.
Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

Kỳ nghỉ 30/4 và 1/5, xe buýt Thủ đô vận hành thế nào?

(LĐTĐ) Tổng Công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) vừa công bố kế hoạch phục vụ hành khách đi lại bằng xe buýt trong các ngày trước, trong và sau kỳ nghỉ lễ 30/4, 1/5.
Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

Rộn ràng Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Chiều 23/4, quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Ngày hội giao lưu “Em yêu Tiếng Việt” cấp Tiểu học năm học 2023 - 2024.
Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

Bình Dương: Đầu tư xây dựng hơn 13.000 căn nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Đó là thông tin được đại diện Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Dương cho biết tại buổi họp báo thông tin tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh quý I/2024 trên địa bàn diễn ra ngày 23/4.

Tin khác

Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội chú trọng, qua đó kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa nguy cơ tai nạn lao động.
Mức xử phạt doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5

Mức xử phạt doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5

(LĐTĐ) Nếu doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Hà Nội yêu cầu tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội yêu cầu tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
TP.HCM: Đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động

TP.HCM: Đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch triển khai có hiệu quả Quyết định số 1400 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030”.
Tai nạn lao động vẫn “đáng” báo động!

Tai nạn lao động vẫn “đáng” báo động!

(LĐTĐ) Mặc dù có xu hướng giảm, nhưng trong năm 2023, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ), số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng trên địa bàn cả nước vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Trước thực tế này, các cơ quan chức năng đã đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhiều biện pháp, giải pháp, trong đó có việc, tăng cường thanh, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chăn ngừa từ sớm những nguy cơ mất ATLĐ.
Người lao động có bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ 30/4-1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương?

Người lao động có bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ 30/4-1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương?

(LĐTĐ) Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động không bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.
Người lao động đi làm ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được trả tiền lương như thế nào?

Người lao động đi làm ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được trả tiền lương như thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động đi làm ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương được trả ít nhất 300% so với tiền lương thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.
Di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Tìm giải pháp việc làm cho người lao động

Di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Tìm giải pháp việc làm cho người lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt đề án di dời Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 để chuyển đổi thành khu đô thị thương mại dịch vụ ven sông Đồng Nai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt lao động tại các doanh nghiệp (DN) tại đây cũng cần được giải quyết việc làm.
Đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động được trả lương thế nào?

Đi làm dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, người lao động được trả lương thế nào?

(LĐTĐ) Nếu đi làm đúng ngày 30/4 và 1/5 thì ngoài tiền lương ngày nghỉ lễ, người lao động còn được trả lương làm thêm giờ.
Xem thêm
Phiên bản di động