Kích thích kinh tế thời hậu Covid-19
Báo chí góp phần lan tỏa năng lượng tích cực trong xã hội | |
Hà Nội: Hỗ trợ thủ tục hành chính cho các đối tượng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid -19 |
Kích cầu tiêu dùng nội địa
Nhằm thực hiện nhiệm vụ kép vừa phòng, chống dịch Covid-19 vừa bảo đảm duy trì, phục hồi, tạo đà tăng trưởng kinh tế - xã hội, những ngày hậu Covid-19 Hà Nội xác định đẩy mạnh các chương trình kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại, du lịch để tăng sức mua, tăng tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ… là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La tại tuần lễ hàng nông sản, trái cây |
Sự kiện khai mạc Tuần hàng trái cây, nông sản các tỉnh, thành phố tại Hà Nội năm 2020 ở siêu thị Big C Thăng Long và siêu thị MM Mega Market Hà Đông vừa được tổ chức tại Hà Nội không nằm ngoài mục tiêu kích cầu nội địa, tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2020.
Theo số liệu từ Bộ Công Thương, sản lượng nông sản phía Bắc năm nay lại được mùa với 160.000 tấn vải thiều Bắc Giang và khoảng 400.000 tấn các loại quả xoài, mận, nhãn ở Sơn La. Các địa phương này đã từng đứng trước nỗi lo tiêu thụ nông sản khi dịch Covid-19 bắt đầu diễn ra ở Trung Quốc, bởi thị trường Trung Quốc vẫn là nơi tiêu thụ chính của nông sản phía Bắc. Do đó, lo đầu ra cho nông sản là công việc ngay từ sau Tết của các cơ quan chức năng địa phương, Bộ Công Thương.
Ông Vũ Đức Thuận, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Sơn La cho biết, ngay khi dịch bệnh xảy ra, Sơn La đã thành lập Ban chỉ đạo nhằm hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ nông sản. Không thể tổ chức được các hội nghị xúc tiến như thường lệ, Sở đã thay đổi phương thức xúc tiến bằng cách chỉ đạo các cơ quan ban ngành tăng cường xúc tiến, quảng bá trên các trang thông tin của Sở và các trang mạng xã hội để các sản phẩm trái cây, nông sản an toàn Sơn La đến với người tiêu dùng một cách nhanh nhất.
Ngoài ra, Sơn La cũng tổ chức họp trực tuyến để quảng bá các sản phẩm nông sản, trái cây của địa phương đến từng thị trường. Đồng thời, giúp bà con nông dân đảm bảo quy chuẩn, tiêu chuẩn sản phẩm để đáp ứng các thị trường tiêu dùng và giữ vững thị trường tiêu thụ. Ngay khi dịch Covid-19 tạm an toàn, các hoạt động xúc tiến tiêu thụ nông sản đã rộn ràng trở lại.
Theo ông Thuận, sau dịch bệnh Sơn La đã tiếp tục phối hợp với các thị trường lớn như Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Hà Nội… tổ chức quảng bá dưới hình thức trưng bày các gian hàng để duy trì thị trường. Chưa hết, Sơn La cũng đã làm việc với Sở Công Thương Hà Nội để đề nghị Hà Nội tạo điều kiện giúp Sơn La có các gian hàng quảng bá các sản phẩm của Sơn La tại Hà Nội để các sản phẩm của Sơn La trở nên phổ biến và dễ tìm hơn tại thủ đô.
Cùng với Sơn La, để giải quyết đầu ra cho quả vải, tỉnh Bắc Giang cũng đã có nhiều hoạt động để xúc tiến tiêu thụ vải ở thị trường trong nước như tổ chức lễ hội quảng bá vải thiều. Ngoài ra, tỉnh cũng phối hợp với các đầu mối tiêu thụ lớn, tổ chức các chuyến xe xuất hàng tiêu thụ vải thiều từ Bắc Giang đi Hà Nội và vào miền Nam. Thông tin từ UBND huyện Lục Ngạn cho biết, năm nay các siêu thị lớn đều đã làm việc với các hợp tác xã để bao tiêu thu mua vải cho bà con.
Chung tay cùng với các địa phương, các tỉnh, thành phố trên cả nước nhằm tăng cường kết nối, kích cầu tiêu dùng… mới đây, Hà Nội liên tiếp tổ chức Tuần hàng trái cây, nông sản đặc sản các tỉnh, thành phố tại một số siêu thị lớn của Thủ đô.
Nói về chương trình này, bà Trần Thị Phương Lan, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết, trong những tháng đầu năm 2020, Hà Nội đã tập trung hỗ trợ các địa phương quảng bá tiêu thụ sản phẩm, đặc biệt là hỗ trợ tiêu thụ trên 10.000 tấn sản phẩm dư cung, khó khăn tiêu thụ do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 như dưa hấu Gia Lai, cá nước lạnh Sapa, ngao hai cồi Quảng Ninh...
“Không chỉ có cơ hội kết nối với bộ phận thu mua thực phẩm của Tập đoàn Central Retail, hay MM Mega Market mà các doanh nghiệp, Hợp tác xã còn được Sở Công thương Hà Nội hỗ trợ quảng bá thương hiệu, sản phẩm hàng hóa sang thị trường nước ngoài thông qua các chuỗi bán lẻ như: Central Group, Aeon, MM Mega Market, Lotte…; đồng thời, kết nối tiêu thụ sản phẩm hàng hóa giữa doanh nghiệp, Hợp tác xã của Hà Nội với các địa phương và ngược lại. Qua đó, hiểu thêm quy trình đưa hàng vào hệ thống siêu thị Hà Nội nói chung và Big C, MM Mega Market nói riêng, hướng tới việc hợp tác lâu dài với kênh bán lẻ hiện đại, ổn định đầu ra cho sản phẩm. Điều này có ý nghĩa đặc biệt giúp quảng bá sản phẩm, tiêu thụ nông sản, nhất là thời kỳ hậu Covid-19”, bà Lan nhấn mạnh.
Cơ hội kết nối trực tiếp với người tiêu dùng
Chia sẻ về việc tham gia Tuần hàng, hội chợ kết nối cung – cầu ở Hà Nội đa số các doanh nghiệp đều cho rằng,họ không quá chú trọng đến việc bán hàng tại các sự kiện, tuy nhiên tất cả đều khẳng định, đây là cơ hội tốt để kết nối trực tiếp với người tiêu dùng, có thêm một kênh truyền thông, marketing cho sản phẩm mà không phải lúc nào cũng có được, vì đa phần họ đều phân phối sản phẩm cho hệ thống đại lý hoặc các cửa hàng nhỏ lẻ. Do đó, hầu hết các doanh nghiệp đều rất chú trọng tham gia.
Ông Nguyễn Văn Minh, Chủ tịch Hội đồng quản trị Hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Văn Đức (Gia Lâm, Hà Nội) cho biết, chính nhờ việc tham gia các tuần hàng, các hội chợ kết nối mà các sản phẩm của Hợp tác xã Văn Đức đã vượt qua biên giới, tiêu thụ tại các thị trường nước ngoài như Canada, Hàn Quốc.
Ông Minh cho biết, Hợp tác xã của ông tham gia các tuần hàng không nhằm mục đích bán hàng mà nhằm gặp gỡ các đối tác để kết nối các kênh tiêu thụ mới, ngoài kênh tiêu thụ hiện có. Được biết, các sản phẩm của Hợp tác xã Văn Đức đã được tiêu thụ ổn định tại các siêu thị của MM Mega Market và Aeon Việt Nam.
Cũng theo ông Minh, chỉ khi trực tiếp gặp gỡ khách hàng, giới thiệu về quy trình canh tác, sản xuất sản phẩm, khách hàng mới cảm nhận được sự an toàn của sản phẩm. Hiện nhiều sản phẩm của Hợp tác xã Văn Đức đã đạt tiêu chuẩn 4 sao của OCOP nên việc tham gia các tuần hàng là một cách để giới thiệu trực tiếp chất lượng sản phẩm rất hiệu quả đến người tiêu dùng và đối tác.
“Bình thường người tiêu dùng chỉ thấy sản phẩm của chúng tôi qua các hệ thống siêu thị, đến các sự kiện tuần hàng kết nối, gặp gỡ trực tiếp những người sản xuất ra sản phẩm chắc chắn họ sẽ tin tưởng và tìm mua sản phẩm nhiều hơn”, ông Minh nói.
Cũng giống như chia sẻ của đại diện Hợp tác xã Văn Đức, bà Đoàn Hải Vân (Công ty TNHH Thực phẩm & Thương mại dịch vụ Lê Gia) cũng xác định, khi tham gia các sự kiện kết nối, các tuần hàng là cơ hội được giao lưu trực tiếp với khách hàng, để khách hàng hiểu hơn các sản phẩm của mình. Cơ hội tiêu thụ sản phẩm rất ít, thậm chí không đủ để bù lại chi phí nhân sự, vận chuyển trong mỗi sự kiện. Tuy thế, Lê Gia cũng khá chú trọng đến các sự kiện này bởi ở các hội chợ các sản phẩm của Lê Anh có cơ hội maketing trực tiếp đến các khách hàng của mình để họ hiểu hơn các dòng sản phẩm của Công ty...
Trước những tín hiệu lạc quan từ chương trình kết nối cung – cầu, kích cầu tiêu dùng hậu Covid-19 của Hà Nội, nhiều chuyên gia cho rằng, kết nối cung - cầu là tiền đề vững chắc giúp doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế một khi đã khống chế được dịch Covid-19; đồng thời giúp doanh nghiệp đánh giá chính xác nhu cầu thị trường nội địa, từ đó chuyển hướng sản xuất phù hợp thực tế. Nhưng, để làm được điều này, doanh nghiệp cần xác định rõ quan điểm không phân biệt thị trường trong nước hay nước ngoài để định hướng sản xuất, kinh doanh hiệu quả theo chuỗi giá trị gắn với xây dựng thương hiệu hàng hóa.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Hàng không Việt Nam tăng thêm hơn 650.000 chỗ phục vụ dịp Tết Ất Tỵ 2025
Tin khác
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng
Thị trường 21/11/2024 07:02
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce
Thị trường 21/11/2024 07:01
Giá xăng dầu hôm nay (21/11): Giá dầu thế giới quay đầu giảm
Thị trường 21/11/2024 06:27
Giá xăng dầu hôm nay (20/11): Giá dầu thế giới tiếp tục tăng
Thị trường 20/11/2024 07:08
Tỷ giá USD hôm nay 20/11: Giao dịch giữ mức 25.507 đồng/USD
Thị trường 20/11/2024 07:05
Giá vàng hôm nay (20/11): Tăng không ngừng
Thị trường 20/11/2024 06:18
Giá xăng dầu hôm nay (19/11): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 19/11/2024 08:48