Khuyến nghị Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024

(LĐTĐ) Hội đồng Tiền lương Quốc gia vừa gửi báo cáo khuyến nghị tới Chính phủ về việc xem xét mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 đã được Hội đồng đề xuất tăng 6%, tương ứng mức tăng từ 200.000 - 280.000 đồng tùy theo từng vùng.
Công nhân mong sớm tăng lương tối thiểu vùng Chốt đề xuất tăng lương tối thiểu vùng mức 6% từ ngày 1/7/2024 Tăng lương tối thiểu vùng: Mong giá đừng tăng!

Theo đó, lương tối thiểu tại vùng 1 sẽ nâng lên 4.960.000 đồng; vùng 2 là 4.410.000 đồng; vùng 3 là 3.860.000 đồng và vùng 4 là 3.450.000 đồng. Lương tối thiểu vùng hiện hành các vùng đang dao động từ 3.250.000 đồng đến 4.680.000 đồng.

Cùng với tăng lương tối thiểu theo tháng, mức lương tối thiểu giờ cũng tăng tương ứng 6% từ giữa năm 2024. Cụ thể, vùng 1 lên 23.800 đồng; vùng 2 lên 21.200 đồng; vùng 3 là 18.600 đồng; vùng 4 là 16.600 đồng. Mức tăng này được Hội đồng Tiền lương Quốc gia thống nhất sau phiên đàm phán, thương lượng lần thứ hai hồi cuối tháng 12 năm ngoái.

Tất cả thành viên Hội đồng Tiền lương Quốc gia có mặt tại phiên họp đã bỏ phiếu chốt mức tăng lương tối thiểu vùng 2024 là 6%, thời gian áp dụng từ ngày 1/7/2024.

Theo Hội đồng Tiền lương Quốc gia, cuối năm 2023, Hội đồng đã nhận diện được tình hình kinh tế - xã hội năm 2023. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục là điểm sáng trong bức tranh không mấy sáng sủa của nền kinh tế toàn cầu, lạm phát cơ bản được kiểm soát, tốc độ tăng GDP quý sau cao hơn quý trước, tuy nhiên mức tăng GDP và năng suất lao động không đạt được như kỳ vọng.

Khuyến nghị Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2024
Hội đồng Tiền lương Quốc gia khuyến nghị tới Chính phủ về việc xem xét mức tăng lương tối thiểu vùng năm 2024 mức tăng 6%, tương ứng mức tăng từ 200.000 - 280.000 đồng tùy theo từng vùng. (Ảnh minh họa)

Thị trường lao động trong nước duy trì đà phục hồi, lao động có việc làm có xu hướng tăng nhưng thị trường lao động phát triển chưa bền vững. Tiền lương, thu nhập của người lao động có sự tăng trưởng, nhưng mức tăng chậm, trong đó cập nhật theo CPI năm 2023, mức lương tối thiểu hiện hành vẫn bảo đảm được mức sống tối thiểu tính đến hết năm 2023.

Ngoài ra, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong nước có xu hướng tốt hơn, khi số doanh nghiệp đăng ký thành lập mới và doanh nghiệp quay trở lại hoạt động cao hơn số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường...

Trước đó, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề xuất hai mức tăng 6,48% hoặc 7,3%, từ ngày 1/7/2024, cùng lúc với cải cách tiền lương khu vực nhà nước. Mức tăng căn cứ kinh tế khởi sắc, đơn hàng doanh nghiệp tăng trở lại.

Trong khi đó, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đề xuất tăng 4,5-5%, bởi phải tính đến "sức khỏe" doanh nghiệp, khi đơn hàng mới quay trở lại, thì giữ việc làm cho lao động quan trọng hơn.

Theo Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Lê Văn Thanh, Chủ tịch Hội đồng Tiền lương Quốc gia, mức tăng 6% là hài hòa, có tính đến sự chia sẻ khó khăn của cả người lao động và doanh nghiệp.

Tại Nghị quyết 01/NQ-CP của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2024, Chính phủ đã giao Bộ LĐTBXH xây dựng Nghị định của Chính phủ quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, hoàn thành trong tháng 5 năm nay.

Cũng tại Quyết định 135/QĐ-TTg 2024 Kế hoạch cải cách tiền lương công chức trong doanh nghiệp ban hành mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã giao Bộ LĐTBXH xây dựng Nghị định của Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng đồng thời, chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan xây dựng báo cáo các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới đối với khu vực doanh nghiệp, tác động khi cải cách tiền lương đến chính sách bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng và trợ cấp ưu đãi người có công và trợ cấp xã hội.

P.Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng

Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng

(LĐTĐ) Ngoài các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã được tiến hành thường xuyên, những năm gần đây tổ chức Công đoàn Thủ đô triển khai thêm một hoạt động mới để chăm lo cho đoàn viên, người lao động đó là tổ chức kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động. Dù mới được triển khai thí điểm, song chương trình đã để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với đoàn viên, CNVCLĐ.
Hiệu quả, nghĩa tình “đồng  vốn” Công đoàn

Hiệu quả, nghĩa tình “đồng vốn” Công đoàn

(LĐTĐ) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hướng tới việc cải thiện, nâng cao đời sống cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên CNVCLĐ thông qua việc cho đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng.
Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành

Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành

(LĐTĐ) Việc các cấp Công đoàn Thủ đô đẩy mạnh phong trào thi đua “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” là một trong những hoạt động thiết thực không chỉ đảm bảo an toàn lao động, bảo đảm tính mạng cho người lao động mà còn đảm bảo sức khỏe cho họ.
BHXH thành phố Hà Nội: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia

BHXH thành phố Hà Nội: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm, công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; quyền lợi người tham gia, thụ hưởng được đảm bảo.
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 662 đơn vị, qua đó ghi nhận các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) với tổng số tiền 139 tỷ đồng.
Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Thời gian qua, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ gia đình được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần không nhỏ trong cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Xem thêm
Phiên bản di động