Không để hàng giả lộng hành dịp cuối năm!
Chống buôn lậu hàng giả lại “nóng” dịp cuối năm Hà Nội xuất hiện các cửa hàng giãn cách không người bán, đồng giá 10.000 đồng Hàng giả, hàng nhái bán qua livestream: Vì sao khó quản, khó xử lý? |
Chưa truy được tận gốc các đường dây buôn lậu…
Thời gian qua, mặc dù các lực lượng chức năng như Hải quan, Quản lý thị trường, Công an, Bộ đội Biên phòng… đã chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm về lĩnh vực buôn lậu, hàng giả, hàng nhái; nhưng trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19 và với những thủ đoạn ngày càng tinh vi của các đối tượng buôn lậu, công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dự báo sẽ còn gặp nhiều khó khăn.
Đặc biệt, thời điểm cuối năm, Tết Nguyên đán cận kề, cùng với nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng cao, dự báo tình hình buôn lậu, hàng giả, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ có chiều hướng gia tăng trên tất cả các tuyến, lĩnh vực, địa bàn.
Lực lượng chức năng tăng cường công tác kiểm tra để phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại. |
Để chủ động kiểm soát tình hình, phát hiện, ngăn chặn kịp thời các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, ngày 2/12 vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Phạm Bình Minh, Trưởng Ban Chỉ đạo Quốc gia Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả (Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia) đã ký ban hành Kế hoạch 119/KH-BCĐ389 về cao điểm chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022.
Trong đó, Ban Chỉ đạo 389 quốc gia yêu cầu các cơ quan chức năng chủ động nắm chắc diễn biến tình hình, tăng cường trao đổi, cung cấp thông tin, phối hợp kiểm tra, kiểm soát, bắt giữ, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; góp phần bảo đảm bình ổn giá, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, đặc biệt là các mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán.
Với sự chỉ đạo quyết liệt từ Ban Chỉ đạo 389 cho thấy, đây không chỉ là vấn đề quan trọng, mà là sự cần thiết phải tiếp tục tăng cường các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt hơn trong công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại để bảo vệ người tiêu dùng và doanh nghiệp. Thực tế, trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đang nỗ lực sản xuất để mang đến cho người tiêu dùng những sản phẩm hàng hóa chất lượng với giá cả phù hợp thì lại bị số lượng lớn hàng lậu cạnh tranh, các đối tượng làm giả, làm nhái sản phẩm lừa dối người tiêu dùng, tạo môi trường kinh doanh không lành mạnh.
Đề cập đến thực trạng hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, cũng như những khó khăn, tồn tại của công tác chống buôn lậu, chống hàng giả, hàng nhái… của các lực lượng chức năng thời gian qua, tại buổi Tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng” mới đây, ông Nguyễn Hùng Anh, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng cục Hải quan) cho hay, trong năm 2021, hàng hóa vi phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu, gian lận thương mại không có chiều hướng giảm, nhất là các mặt hàng có ảnh hưởng đến người tiêu dùng như găng tay y tế, thiết bị y tế phòng chống dịch, thuốc lá, các hàng tiêu dùng thời trang…
Nhận diện các thủ đoạn, hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, buôn lậu, ông Hùng Anh cũng cho biết, kế hoạch hành động mà ngành Hải quan đã và sẽ triển khai trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu vi phạm sở hữu trí tuệ là thực hiện điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình, rà soát dữ liệu trên các chương trình nghiệp vụ để sàng lọc đối tượng, lập kế hoạch đấu tranh, bắt giữ các đối tượng vi phạm.
Cũng liên quan nội dung này, tại Tọa đàm trực tuyến “Tìm giải pháp chống hàng lậu, hàng giả, vi phạm sở hữu trí tuệ, bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng”, ông Đặng Văn Dũng, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 nhận định, việc xử lý hàng giả, hàng nhái mới chỉ xử lý người bày bán, người vận chuyển, số vụ truy tận gốc chưa nhiều nên tới đây cần truy đúng đối tượng cầm đầu để triệt phá đường dây.
Ông Đặng Văn Dũng cũng đưa ra nhiều gợi ý để gắn kết các lực lượng chức năng quản lý Nhà nước, cùng phối hợp nhịp nhàng, hiệu quả và với cả doanh nghiệp, người tiêu dùng vào cuộc chống hàng lậu, hàng giả. Đặc biệt, cần triển khai tốt các biện pháp mà Nghị quyết 41/NQ-CP của Chính phủ về việc yêu cầu như thường xuyên tuyên truyền, phổ biến pháp luật để nâng cao nhận thức của người dân, cán bộ, công chức, doanh nghiệp về quyền và lợi ích của mình trong công tác này; đẩy mạnh cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, đáp ứng phân khúc thị trường; ổn định cuộc sống của người dân, nhất là khu vực biên giới để không tham gia tiếp tay cho buôn lậu, vận chuyển hàng giả.
Hàng giả, hàng nhái tràn lan trên mạng xã hội
Có thể thấy, không chỉ thời điểm này mà từ nhiều năm qua, thực trạng buôn lậu hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ vẫn luôn là một trong những vấn nạn khó kiểm soát. Đặc biệt, việc kiểm soát hàng giả, hàng nhái càng trở nên khó khăn hơn khi nhiều đối tượng sử dụng các nền tảng internet để kinh doanh, trao đổi, buôn bán… điều này đã khiến cho cơ quan chức năng bối rối và vất vả hơn trước nhiều, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát và phải thực hiện giãn cách xã hội trong một thời gian dài cũng đã làm thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng.
Cần xử lý tận gốc các đường dây buôn lậu mới có thể ngăn chặn được vấn nạn buôn lậu hàng giả, hàng nhái. |
Đề cập vấn đề này, ông Nguyễn Đức Lê, Phó Cục trưởng Cục nghiệp vụ (Tổng cục Quản lý thị trường) cho biết, ngoài việc tích cực từ việc kinh doanh trực tuyến, thì loại hình kinh doanh này cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt hiện nay việc người tiêu dùng đặt hàng qua các sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada... để đưa hàng từ nước ngoài vào Việt Nam rất dễ dàng.
Trong khi đó, đặc thù của việc kinh doanh online là người bán không có gian hàng thực tế nên rất khó kiểm tra, có khi họ chỉ lập ra website hoặc gian hàng ảo trong một thời gian ngắn và bán hết lô hàng thì đóng cửa, nên khi cơ quan chức năng phát hiện thì đã không xử lý được. Trong khi đó, nhu cầu mua sắm trong dịp cuối năm tăng cao, tâm lý sính hàng ngoại và có một bộ phận cán bộ ngó lơ hoặc tiếp tay cho việc buôn lậu đã khiến cho tình hình chống hàng gian, hàng giả trở nên phức tạp hơn trước.
Theo ông Hùng Anh, trong từng trường hợp cụ thể, nội dung kiểm tra sẽ bao gồm: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại; thương mại điện tử; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xúc tiến thương mại, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, các dấu hiệu của hành vi đầu cơ, găm hàng; kiểm tra hàng hóa, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa, nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa; kiểm tra việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết. |
Với vai trò là Chủ tịch Hội Doanh nghiệp hàng Việt Nam chất lượng cao, bà Vũ Thị Kim Hạnh cho rằng, nắm bắt nhu cầu thị hiếu của thị trường cứ vào cao điểm mua sắm cuối năm, thì hàng giả, hàng nhái lại xuất hiện, buôn bán khá tùy tiện. Điều đáng lo ngại là việc quảng cáo hàng giả diễn ra một cách liều lĩnh, ngang nhiên, khiến cộng đồng doanh nghiệp rất bức xúc vì bị thiệt hại lớn, không bán được hàng, bị mất uy tín, thương hiệu. Tình trạng này cứ kéo dài mà không có biện pháp xử lý nguy cơ có thể khiến hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp chân chính bị phá sản.
Để giải quyết tình trạng này, bà Vũ Thị Kim Hạnh khuyến nghị, các cơ quan chức năng thường xuyên thanh tra, kiểm tra, xử phạt và đẩy mạnh truyền thông về phòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ để nâng cao nhận thức của người dân, đồng thời bảo vệ doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Cũng nhằm tăng cường công tác kiểm tra cuối năm, ông Nguyễn Hùng Anh - Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu cho biết, những nội dung mới trong kế hoạch tập trung kiểm tra cuối năm là tăng cường kiểm soát việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.
Đối tượng kiểm tra trong đợt cao điểm lần này sẽ là tổ chức, cá nhân sản xuất, chứa trữ, vận chuyển, kinh doanh hàng hóa hoặc có hoạt động thương mại điện tử, hoạt động trên môi trường mạng để kinh doanh, có hành vi, dấu hiệu vi phạm: Kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng giả, hàng giả mạo nhãn hiệu, hàng xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng không đảm bảo chất lượng, hàng không đảm bảo an toàn thực phẩm hoặc có hành vi, dấu hiệu vi phạm về quảng cáo, đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, niêm yết giá hoặc có hành vi, dấu hiệu vi phạm khác thuộc thẩm quyền kiểm tra, xử lý của lực lượng quản lý thị trường; đặc biệt là hàng tiêu dùng thiết yếu, lương thực, thực phẩm, dược phẩm, trang thiết bị vật tư y tế...
Theo ông Hùng Anh, trong từng trường hợp cụ thể, nội dung kiểm tra sẽ bao gồm giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh; việc chấp hành các quy định của pháp luật trong hoạt động thương mại; thương mại điện tử; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; xúc tiến thương mại, quảng cáo, chất lượng sản phẩm, các dấu hiệu của hành vi đầu cơ, găm hàng; kiểm tra hàng hóa, hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ, chất lượng hàng hóa, nhãn hàng hóa, quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa; kiểm tra việc niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ và bán đúng giá niêm yết./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28