Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

Trong năm qua, vượt qua mọi khó khăn, thách thức, Ngân hàng Nhà nước đã điều hành chính sách tiền tệ ổn định và có nhiều giải pháp điều hành tín dụng tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng chủ động cung ứng vốn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất - kinh doanh và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế của đất nước. Bước sang năm mới, ngành Ngân hàng đã sẵn sàng tâm thế cùng cả hệ thống chính trị bước vào giai đoạn phát triển mới của dân tộc. Nhân dịp Xuân mới, Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước Đào Minh Tú đã chia sẻ với Báo Lao động Thủ đô về những nội dung trên.
Tăng trưởng tín dụng năm 2024 sẽ đạt 15% Tín dụng tập trung vào các lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên

PV: Năm 2024, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) định hướng tăng trưởng tín dụng khoảng 15%. Trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước còn nhiều khó khăn, thách thức, việc đạt được mục tiêu định hướng này không phải dễ dàng. NHNN đã có những giải pháp như thế nào để hoàn thành mục tiêu khó như vậy, thưa ông?

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá
Ông Đào Minh Tú - Phó Thống đốc Thường trực Ngân hàng Nhà nước.

Ông Đào Minh Tú:

Ngay từ đầu năm, tại Chỉ thị 01/CT-NHNN ngày 15/01/2024 của Thống đốc NHNN về tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm của ngành ngân hàng trong năm 2024 đã xác định chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng (TTTD) định hướng cả năm 2024 là khoảng 15% và có thể điều chỉnh theo tình hình thực tế. Chỉ tiêu này là con số định hướng trong điều hành, không phải là chỉ tiêu pháp lệnh.

Quan trọng nhất là làm sao tập trung TTTD hiệu quả, tức là mở rộng đầu tư để góp phần tăng trưởng nền kinh tế. Để đạt mục tiêu này, NHNN đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp rất quyết liệt để thúc đẩy TTTD đúng và trúng. Cụ thể:

Thứ nhất, ngay từ đầu năm, NHNN đã giao toàn bộ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các tổ chức tín dụng (TCTD) ở mức khoảng 15% và thông báo công khai nguyên tắc xác định để TCTD chủ động thực hiện TTTD. Đây là một cải tiến quan trọng trong biện pháp giao chỉ tiêu TTTD cho các TCTD, tạo điều kiện cho các TCTD chủ động xây dựng phương án kinh doanh và đẩy mạnh cung ứng vốn tín dụng ngân hàng ngay từ đầu năm, hỗ trợ phục hồi tăng trưởng kinh tế.

Đồng thời, NHNN luôn theo dõi sát tình hình kinh tế vĩ mô, lạm phát và diễn biến tăng trưởng tín dụng của từng TCTD để có giải pháp điều hành tín dụng phù hợp, kịp thời. Trong đó, dựa trên diễn biến kinh tế vĩ mô, tình hình thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ, NHNN đã chủ động rà soát và có 2 lần điều chỉnh bổ sung hạn mức TTTD cho các TCTD vào tháng 8/2024 và tháng 11/2024 mà không cần các TCTD phải có văn bản đề nghị như các năm trước đây để các TCTD có thể cung ứng nhiều vốn hơn cho nền kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Việc điều chỉnh chỉ tiêu TTTD được thực hiện theo các nguyên tắc công khai, minh bạch.

Thứ hai, ban hành nhiều văn bản và tổ chức nhiều Hội nghị tín dụng, kết nối ngân hàng - doanh nghiệp… để chỉ đạo các TCTD quyết liệt thực hiện tăng trưởng tín dụng hiệu quả, đúng, trúng mục tiêu ngay từ đầu năm; tăng cường rà soát, đơn giản hóa quy trình và thủ tục cấp tín dụng, tối ưu hóa áp dụng chuyển đổi số vào quy trình cấp tín dụng, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Chỉ đạo các TCTD đẩy mạnh triển khai các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó một số chương trình triển khai hiệu quả và nhiều lần được nâng quy mô như chương trình tín dụng đối với lĩnh vực lâm, thủy sản; các chương trình, gói tín dụng ưu đãi phù hợp với từng đối tượng, phân khúc khách hàng theo chiến lược kinh doanh và khả năng cân đối nguồn lực của TCTD.

Thứ ba, ban hành chính sách cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giữ nguyên nhóm nợ (Thông tư 06/2024/TT-NHNN kéo dài thời gian thực hiện Thông tư 02/2023/TT -NHNN đến hết ngày 31/12/2024; Thông tư số 53/2024/TT-NHNN ngày 04/12/2024 áp dụng đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3; Trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1510/QĐ-TTg ngày 4/12/2024 phân loại tài sản có, mức trích lập dự phòng rủi ro, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro đối với khoản nợ của khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3), giúp khách hàng được cơ cấu lại nợ phù hợp với dòng tiền mà không bị chuyển sang nhóm nợ có mức độ rủi ro cao hơn, góp phần giúp khách hàng giải quyết khó khăn về vốn, đặc biệt là khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão số 3, ngập lụt, lũ, sạt lở đất sau bão số 3.

Thứ tư, có các biện pháp nhằm từng bước hạ mặt bằng lãi suất cho vay, góp phần thúc đẩy TTTD và hỗ trợ doanh nghiệp, nhờ đó, mặt bằng lãi suất đã giảm khá tích cực.

Nhờ triển khai đồng bộ nhiều giải pháp quyết liệt, mạnh mẽ nên mặc dù trong những tháng đầu năm, TTTD khá thấp do yếu tố mùa vụ đầu năm và sức hấp thụ vốn của nền kinh tế vẫn còn yếu, có thời điểm âm tới 2% trong 3 tháng đầu năm. Tuy nhiên, từ tháng 4 trở đi, tăng trưởng tín dụng đã chứng kiến xu hướng hồi phục khá tích cực, tháng sau cao hơn tháng trước, quý sau cao hơn quý trước và cải thiện rõ rệt so với cùng kỳ năm 2023. Tính đến ngày 5/12, tín dụng toàn hệ thống tăng 11,83% so với cuối năm 2023 (cao hơn mức 8,95% của cùng kỳ năm 2023). Với xu hướng mở rộng tích cực của nền kinh tế trong nước thì mục tiêu 15% tăng trưởng tín dụng là hoàn toàn khả thi.

Tính đến tháng 11/2024, lãi suất cho vay bình quân đối với những khoản mới khoảng 6,65%/năm, giảm 0,44%/năm so với cuối năm 2023, trong khi lãi suất tiền gửi bình quân đối với những khoản mới là 4,03%/năm, tăng 0,5%/năm.

Có thể nói lãi suất tiền gửi tăng nhưng lãi suất cho vay giảm cho thấy các TCTD sẵn sàng chủ động đồng hành, chia sẻ, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và khách hàng vay vốn. Bởi khi lãi suất tiền gửi tăng lên thì TCTD phải trả lãi suất cao hơn cho người gửi, trong khi lãi suất cho vay giảm thì nguồn thu của các TCTD sẽ giảm và chênh lệch thu - chi của các TCTD sẽ giảm rất nhiều.

Khơi thông nguồn vốn để nền kinh tế bứt phá

PV: Năm 2024 là năm đánh dấu nhiều dấu ấn trong điều hành tỷ giá của NHNN. Ông có thể cho biết rõ hơn về vấn đề này?

Ông Đào Minh Tú:

Điều hành tỷ giá năm 2024 chịu áp lực và sức ép rất lớn từ diễn biến kinh tế quốc tế và trong nước, như: (i) diễn biến khó lường về điều hành chính sách tiền tệ của Fed, đồng USD quốc tế biến động nhanh, có những giai đoạn tăng mạnh, gây áp lực mất giá lên các đồng tiền; (ii) chênh lệch lãi suất giữa VND và USD trên thị trường liên ngân hàng tiếp tục duy trì âm (lãi suất VND thấp hơn USD), thúc đẩy nắm giữ USD và nhu cầu mua ngoại tệ kỳ hạn, dồn cầu ngoại tệ tương lai về hiện tại, gây áp lực lên tỷ giá; (iii) cân đối cung cầu ngoại tệ kém thuận lợi do sự gia tăng mạnh của nhập khẩu và xu hướng dòng vốn FII.

Trong bối cảnh đó, NHNN đã điều hành tỷ giá linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường, kiểm soát những biến động bên trong, ngăn chặn hoá giải các cú sốc bên ngoài; phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ (điều tiết thanh khoản, lãi suất,…) nhằm giảm mức chênh lệch lãi suất giữa đồng USD và VND, góp phần giảm áp lực mất giá VND; đồng thời, công bố can thiệp ngoại tệ trong những giai đoạn thị trường chịu áp lực lớn để phục vụ các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, bình ổn tâm lý thị trường, ổn định thị trường ngoại tệ, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô và kiểm soát lạm phát.

Các giải pháp điều hành của NHNN tương đồng với các giải pháp điều hành của nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới nhằm ứng phó với đà tăng giá mạnh của đồng USD. Nhờ đó, thị trường ngoại tệ năm 2024 được duy trì ổn định, tâm lý thị trường bình ổn, thanh khoản ngoại tệ thông suốt, các nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ; tỷ giá diễn biến linh hoạt theo cả hai chiều tăng/giảm, phù hợp với điều kiện thị trường. Mức mất giá của VND phù hợp với xu hướng chung của các đồng tiền trong khu vực và trên thế giới.

PV: Điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng liên quan trực tiếp đến cộng đồng doanh nghiệp, người dân và tổ chức. Vậy thưa ông, định hướng của NHNN trong chính sách điều hành thời gian tới thế nào để giúp cộng đồng doanh nghiệp phát triển, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII và chuẩn bị tâm thế cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc?

Ông Đào Minh Tú:

NHNN sẽ theo dõi sát tình hình thị trường, phối hợp đồng bộ các công cụ chính sách tiền tệ, điều hành lãi suất, tỷ giá phù hợp, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, giúp duy trì môi trường kinh doanh ổn định, lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, lạm phát cơ bản bình quân 9 tháng năm 2024 là 2,69%, thấp hơn lạm phát chung cho thấy áp lực lạm phát trong tầm kiểm soát. Dự kiến lạm phát bình quân năm 2024 không quá 4%. So với các nước trên thế giới, Việt Nam là điểm sáng về kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, góp phần thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2024 ước tính tăng 7,40% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9, tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ trên hầu hết các lĩnh vực.

Tiếp tục chỉ đạo các TCTD an toàn, tập trung vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng theo chủ trương Chính phủ, đồng thời kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào lĩnh vực rủi ro như bất động sản, chứng khoán... Khuyến khích các tổ chức tín dụng tối ưu hóa chi phí, đơn giản hóa thủ tục cấp tín dụng và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số nhằm giảm lãi suất, hỗ trợ nền kinh tế hiệu quả hơn, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn, thúc đẩy tín dụng phục vụ sản xuất kinh doanh và tiêu dùng an toàn, hạn chế “tín dụng đen”. Triển khai quyết liệt các chương trình, chính sách tín dụng theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Chương trình tín dụng cho vay phát triển nhà ở xã hội, nhà ở công nhân, cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ; phối hợp với các bộ, ngành kịp thời tháo gỡ vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

Chỉ đạo các đơn vị thuộc NHNN và các TCTD phối hợp với các hiệp hội doanh nghiệp, ngành hàng và chính quyền địa phương tăng cường kết nối ngân hàng - doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau; khuyến khích các TCTD tổ chức hội nghị khách hàng để lắng nghe, chia sẻ khó khăn và tìm giải pháp tháo gỡ vướng mắc, giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, hiệu quả, bền vững.

Tập trung triển khai quyết liệt các kế hoạch, chương trình hành động để thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050 và Đề án về những nhiệm vụ, giải pháp triển khai kết quả Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu; các nghị quyết của Đảng, Chính phủ về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trong giai đoạn mới; về nông nghiệp, nông dân, nông thôn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045... Những nỗ lực này không chỉ nhằm hỗ trợ kinh tế trong ngắn hạn mà còn hướng tới sự phát triển bền vững và lâu dài.

NHNN cam kết bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan để điều hành chính sách tiền tệ chắc chắn, chủ động, linh hoạt, hiệu quả, phối hợp đồng bộ, chặt chẽ với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.

PV: Tăng trưởng xanh và phát triển bền vững đã trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu mà mọi quốc gia đang hướng tới. NHNN đã có giải pháp, định hướng như thế nào đối với tiêu chuẩn ESG (Môi trường - Xã hội - Quản trị) trong hoạt động ngân hàng, thưa ông?

Ông Đào Minh Tú:

Thời gian qua, ngành Ngân hàng luôn tiên phong trong việc thực hành các tiêu chuẩn ESG trong hoạt động ngân hàng và thúc đẩy nâng cao nhận thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường, trách nhiệm với xã hội của các doanh nghiệp đang sử dụng nguồn vốn tín dụng của hệ thống ngân hàng. Theo đó, NHNN đã kịp thời triển khai nhiều giải pháp và ban hành các văn bản chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn thực hành ESG trong hoạt động ngân hàng, như:

- Ban hành Chỉ thị về thúc đẩy tín dụng xanh và quản lý rủi ro môi trường trong hoạt động cấp tín dụng (Chỉ thị số 03/CT-NHNN năm 2015).

- Phối hợp với IFC: (i) ban hành Sổ tay đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đối với 15 ngành sản xuất và kinh doanh trong hoạt động cấp tín dụng; (ii) nghiên cứu xây dựng Sổ tay hướng dẫn hệ thống quản lý rủi ro về môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

- Phê duyệt Đề án phát triển Ngân hàng xanh tại Việt Nam (Quyết định số 1604/QĐ-NHNN ngày 07/8/2018 và Quyết định số 1663/QĐ-NHNN ngày 06/8/2024 sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1604/QĐ-NHNN).

- Ban hành Kế hoạch hành động của ngành Ngân hàng thực hiện Chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Quyết định số 1309/QĐ-NHNN ngày 24/7/2020).

- Ban Kế hoạch hành động của ngành ngân hàng thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 (Quyết định số 1408/QĐ-NHNN), trong đó khuyến khích các tổ chức tín dụng xây dựng và công bố Báo cáo phát triển bền vững, công bố các cam kết “xanh” của tổ chức mình.

- Ban hành Thông tư hướng dẫn TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện quản lý rủi ro về môi trường trong hoạt động cấp tín dụng (số 17/2022/TT-NHNN ngày 23/12/2022, có hiệu lực từ 01/6/2023).

Thực tế cho thấy, việc thực hành ESG trong ngành Ngân hàng đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Trong đó, các tổ chức tín dụng đã xây dựng và công bố chiến lược phát triển, mô hình hoạt động hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh, từng bước xây dựng mô hình ngân hàng xanh; xây dựng bộ máy riêng để thực hiện quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong hoạt động cấp tín dụng. Nhiều tổ chức tín dụng đã thực hành hiệu quả ESG trong hoạt động ngân hàng và công bố Báo cáo phát triển bền vững, phát hành thành công trái phiếu xanh để huy động vốn trên thị trường trong và ngoài nước; tăng cường chuyển đổi số, nâng cao năng lực quản trị rủi ro; chủ động đẩy mạnh hợp tác quốc tế, tìm kiếm và tiếp nhận các hỗ trợ về nguồn lực và kỹ thuật của các tổ chức quốc tế…

Dư nợ được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội của ngành Ngân hàng tăng trưởng tích cực. Đến 30/9/2024, dư nợ tín dụng được đánh giá rủi ro môi trường và xã hội đạt hơn 3,2 triệu tỷ đồng, chiếm hơn 22%/tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế, tăng 15,62% so với cuối năm 2023, cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng chung của nền kinh tế. Đã có 50 TCTD phát sinh dư nợ tín dụng xanh với dư nợ đạt trên 665 nghìn tỷ đồng, tăng 7,11% so với cuối năm 2023, tập trung chủ yếu vào các ngành năng lượng tái tạo, năng lượng sạch và nông nghiệp xanh.

PV: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Vũ Quế (thực hiện)

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Sớm kiểm tra chất lượng nước mắm!

Sớm kiểm tra chất lượng nước mắm!

Tại cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các cấp, ngành và Thành phố cần quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Hà Nội tăng cường quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh yêu cầu các quận, huyện, thị xã tăng cường công tác quản lý, xử lý tình trạng lấn chiếm đất đai, ao hồ, đồng ruộng trong quá trình sắp xếp các đơn vị hành chính, không để xảy ra tình trạng buông lỏng quản lý, tạo điều kiện cho vi phạm phát sinh.
Tàu chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội - Vinh chính thức vận hành

Tàu chất lượng cao chạy tuyến Hà Nội - Vinh chính thức vận hành

Tổng công ty Đường sắt Việt Nam vừa tổ chức lễ ra mắt đoàn tàu chất lượng cao sông Lam tuyến Hà Nội - Vinh và ngược lại.
ChatGPT bổ sung tính năng xác định vị trí từ hình ảnh: Bước tiến mới hay mối lo về quyền riêng tư?

ChatGPT bổ sung tính năng xác định vị trí từ hình ảnh: Bước tiến mới hay mối lo về quyền riêng tư?

ChatGPT vừa bổ sung tính năng mới gây lo ngại kẻ xấu có thể lợi dụng để thực hiện hành vi phạm pháp. Tính năng này là một bước tiến gây chú ý không chỉ bởi tiềm năng ứng dụng mà còn vì những lo ngại về quyền riêng tư.
Real Madrid giành chiến thắng nhờ siêu phẩm của Güler

Real Madrid giành chiến thắng nhờ siêu phẩm của Güler

Real Madrid chứng minh bản lĩnh ông lớn bằng chiến thắng nút 1-0 trước Getafe ngay trên sân khách. Người hùng không ai khác là tài năng trẻ Arda Güler, với pha lập công đẹp mắt ở phút 21, giúp Los Blancos tiếp tục cuộc đua song mã với Barcelona tại La Liga.
Thống nhất trình Quốc hội xem xét giảm thuế giá trị gia tăng 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026

Thống nhất trình Quốc hội xem xét giảm thuế giá trị gia tăng 6 tháng cuối năm 2025 và năm 2026

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải nêu rõ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét, quyết định việc giảm thuế giá trị gia tăng giai đoạn 6 tháng cuối năm 2025 và cả năm 2026.
Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Nhiều hoạt động hưởng ứng Tháng Công nhân

Nhằm thực hiện hiệu quả chương trình công tác năm 2025 và hưởng ứng Kế hoạch của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội cũng như Kế hoạch của UBND huyện về việc tổ chức Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025, LĐLĐ huyện Ứng Hòa đã xây dựng và triển khai kế hoạch hành động cụ thể với nhiều nội dung thiết thực, hướng về cơ sở và người lao động.

Tin khác

Sớm kiểm tra chất lượng nước mắm!

Sớm kiểm tra chất lượng nước mắm!

Tại cuộc tiếp xúc cử tri thành phố Hà Nội trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV diễn ra mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị các cấp, ngành và Thành phố cần quan tâm đến vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.
Giá xăng dầu hôm nay (24/4): Dầu thế giới quay đầu giảm, trong nước chiều nay được dự báo tăng?

Giá xăng dầu hôm nay (24/4): Dầu thế giới quay đầu giảm, trong nước chiều nay được dự báo tăng?

Hôm nay (24/4), giá dầu thế giới giảm gần 2% khi OPEC+ có thể tăng tốc việc tăng sản lượng dầu vào tháng tới, nhưng đà giảm đã bị hạn chế sau một báo cáo rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể cắt giảm thuế quan đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 66,44 USD/thùng, giảm 1,50%, giá dầu WTI ở mốc 62,62 USD/thùng, giảm 1,63%.
Tỷ giá USD hôm nay (24/4): Đồng USD phục hồi sau động thái của ông Donald Trump

Tỷ giá USD hôm nay (24/4): Đồng USD phục hồi sau động thái của ông Donald Trump

Tỷ giá USD hôm nay (24/4): Ông Donald Trump bày tỏ lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc, mức thuế có thể giảm đáng kể khiến đồng USD phục hồi sau chuỗi ngày rớt thảm.
Giá vàng hôm nay (24/4): Vàng trong nước giảm giá rất mạnh

Giá vàng hôm nay (24/4): Vàng trong nước giảm giá rất mạnh

Giá vàng hôm nay (24/4): Giá vàng trong nước đang giảm rất mạnh ở cả vàng miếng và vàng nhẫn, nguyên nhân là do giá vàng thế giới đang "rơi tự do".
Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc

Giá vàng thế giới tiếp tục lao dốc

Hiện giá vàng thế giới niêm yết ở ngưỡng 3.300 USD/ounce, giảm tới 154 USD. Việc ông Donald Trump tỏ ra sự lạc quan về thỏa thuận thương mại với Trung Quốc làm giảm sức hấp dẫn của vàng.
Giá xăng dầu ngày 24/4 có thể đảo chiều đi lên

Giá xăng dầu ngày 24/4 có thể đảo chiều đi lên

Ngày mai (24/4), là đến kỳ điều hành giá xăng trong nước theo chu kỳ của liên Bộ Công Thương - Tài chính, dựa vào diễn biến giá dầu tuần qua các chuyên gia dự báo, ngày 24/4, giá xăng dầu có thể đảo chiều đi lên sau hai lần được điều chỉnh giảm. Nếu không tác động đến Quỹ bình ổn, giá xăng có thể tăng 650 - 750 đồng/lít.
Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Giá vàng sụt giảm, người dân lại xếp hàng dài chờ mua

Trong phiên giao dịch hôm nay, giá vàng bất ngờ hạ nhiệt. Tại một số tiệm vàng ở Hà Nội, người dân lại xếp hàng dài chờ mua. Tuy nhiên, số lượng vàng bán ra rất nhỏ giọt.
Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Giá xăng dầu hôm nay (23/4): Dầu thế giới quay đầu tăng

Hôm nay (23/4), giá dầu thế giới tăng hơn 1 USD khi lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Iran và thị trường chứng khoán tăng giúp thúc đẩy đợt phục hồi sau đợt bán tháo mạnh trong phiên trước. Cụ thể, giá dầu Brent ở mốc 67,04 USD/thùng, tăng 1,16%, giá dầu WTI ở mốc 64,11USD/thùng, tăng 1,63%.
Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Đồng USD đang phục hồi trở lại

Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Đồng USD đang phục hồi trở lại

Tỷ giá USD hôm nay (23/4): Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) tăng 1,36%, đạt mức 99,64.
Giá vàng thế giới giảm mạnh sau nhiều ngày tăng sốc

Giá vàng thế giới giảm mạnh sau nhiều ngày tăng sốc

Sau khi liên tục tăng sốc và lập những đỉnh cao mới, giá vàng thế giới sáng nay "quay xe" giảm mạnh, bỏ xa mốc 3.400 và 3.500 USD/ounce.
Xem thêm
Phiên bản di động