Hướng đi mới cho các vận động viên sau giải nghệ
Cựu tuyển thủ Hà Lan, Wesley Sneijder chính thức giải nghệ Quả bóng vàng Việt Nam giải nghệ |
Canh cánh nỗi lo nghề nghiệp
Thời gian qua, không ít vận động viên chuyên nghiệp, thậm chí các nhà vô địch SEA Games, Asiad của thể thao Việt Nam vừa tập luyện, thi đấu, vừa bán sản phẩm trên mạng, giao hàng trực tiếp… để kiếm thêm thu nhập. Điển hình có thể kể đến như nhà vô địch điền kinh các cự ly ngắn Nguyễn Thị Oanh (Hà Nội).
Quang Hải cùng một số vận động viên thành tích cao sẽ là sinh viên khóa đầu tiên của Chương trình đào tạo Quản trị kinh doanh dành cho các tài năng thể thao. Ảnh: Cao Tiến |
Ngoài thành tích đáng nể ở trong thi đấu, cô còn được biết đến như một nhà phân phối các loại giày thể thao, các loại son môi, quần áo thời trang tới đồng nghiệp và bạn bè. Nhờ sở hữu gương mặt xinh xắn, lại rất biết cách PR hình ảnh của mình trên facebook, Oanh nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của khách hàng, mà phần lớn là những người hâm mộ trong cả nước.
Hay như ở làng cầu lông Việt Nam, không ai không biết đến cái tên Nguyễn Tiến Minh, tay vợt từng xếp hạng 5 thế giới và 3 lần dự Olympic. Không chỉ giỏi ở lĩnh vực thể thao, mà khi thử sức với kinh doanh, anh cũng tỏ ra rất có duyên với nghề. Chỉ một thời gian ngắn cửa hàng Tiến Minh Sport và các sản phẩm liên quan đến môn cầu lông như giày chuyên dụng, quần áo thể thao, vợt thi đấu của anh đã được biết đến rộng rãi. Vợ Tiến Minh là tay vợt nữ hàng đầu Việt Nam Vũ Thị Trang cũng hỗ trợ đắc lực cho chồng trong công việc kinh doanh. Còn kiếm thủ số 1 Việt Nam Vũ Thành An lại nổi tiếng với công ty kinh doanh máy pha cà phê tự động…
Tuy nhiên, những trường hợp thành công cả trong thể thao lẫn kinh doanh như Nguyễn Thị Oanh, Tiến Minh hay Vũ Thành An không phải là phổ biến trong giới vận động viên. Nhà vô địch điền kinh SEA Games 22 Nguyễn Thị Nụ từng phải đi nhổ cỏ, chăm sân bóng; Huấn luyện viên bóng chuyền Vũ Thị Huệ phải đi quét rác; cựu tiền vệ Quách Thanh Mai hay thủ thành nổi tiếng Kim Hồng của tuyển bóng đá nữ quốc gia thì phụ gia đình sửa chữa xe máy hoặc đi bán bánh mì…sau khi giã từ sự nghiệp thi đấu.
Trên thực tế, sau thời gian thi đấu nhiều vận động viên rất khó chọn được nghề nghiệp phù hợp cho bản thân. Bởi khi theo nghiệp thể thao, vận động viên thường rất khó khăn trong việc học văn hóa do phải thi đấu, tập luyện với thời gian không ổn định. Cũng vì thế, sau khi giải nghệ, vận động viên thiếu các kỹ năng, kiến thức làm việc... Sau khi giải nghệ, chỉ có một số rất ít vận động viên được chuyển sang làm công tác huấn luyện hoặc các công việc khác liên quan đến thể thao.Chính vì vậy, làm công việc gì sau khi giải nghệ là câu hỏi đặt ra với rất nhiều vận động viên. Canh cánh nỗi lo về tương lai sau giải nghệ, nhiều vận động viên đành từ bỏ đam mê của mình với thể thao.
Để yên tâm cống hiến cho thể thao nước nhà
Thể thao là một trong những lĩnh vực rất đặc thù với tuổi nghề ngắn và đi cùng với nhiều rủi ro trong quá trình thi đấu. Theo các nhà nghiên cứu, tính trung bình, sự nghiệp thi đấu của một vận động viên sẽ chỉ kéo dài khoảng từ 15 đến 20 năm, tùy theo từng môn thể thao. Bên cạnh việc ươm mầm tài năng thể thao, việc xây dựng nền tảng cho tương lai bền vững của các vận động viên cũng là một trong những yêu cầu quan trọng trong việc phát triển thể thao Việt Nam. Để xây dựng được chính sách chăm lo, động viên, khuyến khích các vận động viên tài năng, góp phần vào việc thu hút nhân tài cho thể thao nước nhà, các nhà quản lý ngành Thể thao Việt Nam cũng đang rất quan tâm và tích cực tìm hướng đi, triển khai nhiều giải pháp để sớm giải bài toán này.
Một trong những hướng đi đó là Chương trình hợp tác đào tạo ngành Quản trị kinh doanh giữa Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Tổng cục Thể dục thể thao. Trong đó, chương trình cử nhân được thiết kế dành riêng cho các vận động viên là một trong những đáp án giải quyết được câu chuyện tuổi nghề của các tài năng thể thao Việt Nam, để họ có thể vừa yên tâm thi đấu hết mình, vừa có được cơ hội gặt hái nhiều thành công hơn nữa sau khi giải nghệ.
Khóa I của Chương trình chào đón các tân sinh viên là các vận động viên nổi bật như cầu thủ Nguyễn Quang Hải, vận động viên Điền kinh Quách Thị Lan, Quách Công Lịch và rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp đến từ các môn thể thao khác như karate, wushu, bóng chuyền, dancesport.
Khóa I của Chương trình chào đón các tân sinh viên là các vận động viên nổi bật như cầu thủ Nguyễn Quang Hải, vận động viên Điền kinh Quách Thị Lan, Quách Công Lịch và rất nhiều vận động viên chuyên nghiệp đến từ các môn thể thao khác như karate, wushu, bóng chuyền, dancesport. |
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã xây dựng một chương trình học linh hoạt về thời gian, phù hợp lịch trình thi đấu của các vận động viên. Điều này mang đến sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành, bảo đảm định hướng tác nghiệp cho các vận động viên trong tương lai. Mỗi học phần sẽ được kết hợp giảng dạy với phương pháp học hiệu quả. Nhằm giúp học viên nâng cao khả năng phân tích, xây dựng và triển khai các ý tưởng kinh doanh thông qua các hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp. Qua đó, tìm ra các thế mạnh tiềm tàng của mỗi cá nhân. Tạo điều kiện thực tập và thực tế tại doanh nghiệp là một điểm nổi bật của chương trình. Đây là hình thức đào tạo xen kẽ, học đi đôi với hành, nhà trường gắn liền với doanh nghiệp. Sự cộng hưởng giúp cho thời gian đào tạo không bị lãng phí, người học nhanh chóng thích nghi với môi trường doanh nghiệp, sớm đóng vai trò thiết thực vào sự phát triển chung của xã hội.
“Chương trình hợp tác đào tạo này thể hiện ý thức được trách nhiệm xã hội, thực hiện chủ trương của Chính phủ trong việc định hướng nghề nghiệp và tạo điều kiện để các vận động viên thể thao hòa nhập và tìm kiếm những cơ hội việc làm phù hợp sau khi hoàn thành nhiệm vụ quốc gia, đóng góp cho thể thao nước nhà. Bên cạnh sự nghiệp thể thao tỏa sáng, chương trình sẽ mang đến cho các vận động viên nền tảng kiến thức, kỹ năng, bài học thực tiễn trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp và kinh doanh, mở rộng cơ hội việc làm sau khi kết thúc sự nghiệp thi đấu”,Phó giáo sư- Tiến sỹ Nguyễn Trúc Lê, Hiệu trưởng Nhà trường khẳng định.
Đánh giá cao Chương trình đào tạo cử nhân chính quy Ngành Quản trị kinh doanh dành cho các Tài năng thể thao, ông Trần Đức Phấn Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục Thể dục thể thao - Chủ tịch Liên đoàn bóng Chày và bóng Mềm Việt Nam nhiệm kỳ 2021-2025. cho rằng: “Chương trình còn thể hiện tính ưu việt khi định hướng cho học viên những ý tưởng kinh doanh thông qua các hoạt động nghiên cứu, trải nghiệm thực tiễn tại doanh nghiệp, qua đó, tìm ra các thế mạnh tiềm tàng của mỗi cá nhân. Không dừng tại ở đó, Chương trình còn tạo điều kiện thực tập và thực tế tại doanh nghiệp”./.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
Thể thao 22/11/2024 23:26
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Thể thao 22/11/2024 16:56
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Thể thao 21/11/2024 22:17
HLV Pep Guardiola sẽ ở lại Man City đến năm 2027
Thể thao 21/11/2024 11:49
Vòng loại World Cup 2026 khu vực Nam Mỹ: Messi kiến tạo để Martinez ghi bàn
Thể thao 20/11/2024 10:51
Kết quả UEFA Nations League 2024/2025: Anh thắng đậm Ireland, Pháp hạ Italia với tỉ số 3-1
Thể thao 18/11/2024 06:55
UEFA Nations League 2024/2025: Đức và Hà Lan đều thắng lớn
Thể thao 17/11/2024 13:05
Lịch thi đấu chính thức AFF Cup 2024
Infographic 17/11/2024 10:50
Đội tuyển Việt Nam thăng hạng trên bảng xếp hạng FIFA trước thềm AFF Cup 2024
Thể thao 17/11/2024 10:49
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại
Thể thao 16/11/2024 17:22