Hưng Yên đẩy mạnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng để phát triển bền vững

(LĐTĐ) Là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô Hà Nội, nên một trong những vấn đề mà Đảng bộ, chính quyền tỉnh Hưng Yên luôn trăn trở chính là phải tìm ra được lời giải cho bài toán chuyển đổi mô hình tăng trưởng để phát huy tối đa lợi thế so sánh về vị trí địa lý, điều kiện đất đai, thổ nhưỡng và đi tắt đón đầu về khoa học công nghệ đưa tỉnh phát triển nhanh, bền vững.
Tăng cường công tác phối hợp để đẩy nhanh tiến độ Dự án đường Vành đai 4 Hưng Yên: Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại để tạo động lực phát triển

Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ, các dự án gao thông trọng điểm

Trước hết, để thực hiện thắng lợi việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng đưa Hưng Yên trở thành tỉnh có thu nhập cao trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ, vùng Thủ đô, tỉnh xác định phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng theo hướng hiện đại làm khâu đột phá.

Hưng Yên phát triển kinh tế dựa trên ba mũi giáp công
Việc quy hoạch, khởi công các dự án giao thông trọng điểm sẽ tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế của tỉnh (Ảnh: CP)

“Đại lộ sinh đại phú”, nguyên tắc này đã được những nước phát triển như Hàn Quốc áp dụng. Chính vì thế, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Hưng Yên lần thứ XIX, tỉnh đã tập trung nguồn lực xây dựng kết cấu hạ tầng. Đặc biệt, trong khoảng 2 năm qua, bên cạnh việc đầu tư xây dựng giao thông kết nối liên thôn, liên xã, liên huyện, tỉnh đẩy mạnh đầu tư các công trình giao thông trọng điểm. Những công trình giao thông này vừa có tính kết nối vùng, vừa tạo xương sống để hoạch định chính sách phát triển kinh tế theo mô hình công nghiệp - nông nghiệp - dịch vụ…

Hiện tại tỉnh đang dồn sức để hoàn thành đúng kế hoạch các dự án đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô (đoạn qua địa phận tỉnh); Dự án nâng cấp, mở rộng tuyến đường liên tỉnh Hà Nội - Hưng Yên kéo dài. Đây là dự án thuộc dự án nhóm A, có chiều rộng mặt đường 21m với 4 làn xe cơ giới, 2 làn xe thô sơ. Tổng chiều dài của dự án là 33,5km. Địa điểm xây dựng trên địa bàn các huyện Văn Giang, Yên Mỹ, Khoái Châu, Văn Lâm và thị xã Mỹ Hào. Dự án xây dựng đường bên của tuyến đường bộ nối đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình, đoạn qua địa phận tỉnh Hưng Yên… Đồng thời, nghiên cứu xây dựng tuyến đường sắt nối Hưng Yên - Hà Nội.

Phát triển cực tăng trưởng công nghiệp theo hướng xanh - sạch

Cùng với đẩy mạnh phát triển “mạch máu kinh tế”, ngoài những khu công nghiệp hiện có, tỉnh cũng đã chỉ đạo các cấp, cơ quan chuyên môn hoạch địch công tác quy hoạch để xây dựng thêm các khu công nghiệp tập tung mới. Quan điểm chỉ đạo xuyên suốt của tỉnh, bất luận thế nào các khu công nghiệp mới cũng phải thu hút những dự án có hàm lượng công nghệ và chất xám cao; dự án xanh thân thiện với môi trường đáp ứng các tiêu chí về hạn chế khí thải các bon (phát thải ròng) mà Việt Nam đã cam kết.

Hưng Yên phát triển kinh tế dựa trên ba mũi giáp công
Ngoài các khu công nghiệp hiện có, Hưng Yên quy hoạch một số Khu công nghiệp mới với tiêu chí "Khu công nghiệp sạch" để hút các dự án đầu tư có hàm lượng công nghệ cao, thân thiện với môi trường. (Ảnh: HY)

Điển hình như Khu Công nghiệp Thăng Long II, Khu Công nghiệp Sạch, Khu Công nghiệp số 05…. Trong đó, ngày 25/11/2022, Khu Công nghiệp Sạch có quy mô sử dụng đất hơn 143ha được khởi công xây dựng. Khu công nghiệp được đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng bởi các nhà đầu tư hàng đầu của Hàn Quốc...

Lãnh đạo cao nhất tỉnh Hưng Yên từng chia sẻ, nếu không có kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, hiện đại sẽ không thể hình thành nên những khu công nghiệp quy mô. Song, khi đã hình thành các khu công nghiệp mà thiếu việc quy hoạch nhà ở cho công nhân sẽ dẫn đến những hệ lụy lớn cho xã hội... Thế nên, việc quy hoạch giao thông, quy hoạch khu công nghiệp phải đồng bộ với quy hoạch nhà ở, khu đô thị dành cho công nhân.

Điều cần nhấn mạnh, trong phát triển nhà ở công nhân, tỉnh đặc biệt đề cao tính gắn kết, tiện ích, tiện lợi. Nghĩa là phải xây dựng các khu nhà ở xã hội, nhà ở công nhân theo mô hình đô thị, ở đó phải có đầy đủ tiện ích điện, đường, trường, trạm, trung tâm văn hóa, chợ, siêu thị cho công nhân, con em công nhân an cư, sinh hoạt... Từ khu trung tâm nhà ở công nhân, vạch một vòng tròn theo chiều kim đồng hồ, mỗi buổi sáng thức giấc, công nhân có thể đi bất kỳ phương tiện nào (xe buýt, xe công ty, xe máy…) đến các nhà máy, doanh nghiệp tại khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh làm việc.

Phát triển công nghiệp theo hướng thân thiện môi trường, công nghệ hiện đại, chọn lựa nhà đầu tư tiềm năng... gắn với đầu tư hạ tầng xã hội đồng bộ phục vụ công nhân lao động, đây chính là mũi giáp công thứ hai để đưa kinh tế Hưng Yên cất cánh.

Nâng tầm nông nghiệp

Vẫn biết, muốn giàu có phải phát triển công nghiệp, dịch vụ, nhưng với Hưng Yên mảnh đất thuộc vùng châu thổ sông Hồng, cư dân có kinh nghiệm làm nông nghiệp hàng trăm năm, đất đai trù phú, nên nông nghiệp vẫn được Đảng bộ tỉnh xác định là một trong hai trụ cột kinh tế.

Tuy nhiên, để ngành Nông nghiệp phát triển, để người nông dân làm giàu từ nông nghiệp, thời gian qua tỉnh đã đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chuyên canh (tạo ra các cánh đồng lớn), tỉnh đã, đang và sẽ áp dụng triệt để khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đồng thời tạo ra sự liên kết bốn nhà: Nhà nước, nhà nông, nhà khoa học và nhà doanh nghiệp. Trong phát triển nông nghiệp, Hưng Yên coi mô hình kinh tế hợp tác là xương sống cho sự phát triển.

Hưng Yên phát triển kinh tế dựa trên ba mũi giáp công
Chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng chuyên canh, aps dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để đạt năng suất và hiệu quả cao, trong đó lấy mô hình Kinh tế hợp tác làm đòn bẩy. (Ảnh Vải trứng, thương hiệu nông sản mới của tỉnh).

Trong nền kinh tế thị thị trường, không ít nơi chú trọng phát triển mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, siêu nhỏ (vi mô) ở nông thôn, nhưng Hưng Yên đặc biệt chú trọng đến mô hình kinh tế hợp tác. Theo lãnh đạo tỉnh Hưng Yên, ngay như Nhật Bản một trong những nước công nghiệp hàng đầu thế giới, song ở Nhật, mô hình kinh tế hợp tác vẫn rất phát triển, có đóng góp lớn vào GDP của nền kinh tế. Do đó, xét đặc thù kinh tế Việt Nam nói chung, Hưng Yên nói riềng, việc phát triển mô hình hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp là hướng đi lâu dài và thực tế đang phát huy hiệu quả kinh tế cao. Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật mà tiên phong là các hợp tác xã, nên ngoài nhãn lồng hay gà Đông Tảo thì nay những vải trứng, cam... đã tạo nên thương hiệu nông sản mới cho Hưng Yên.

Đất nông nghiệp giảm về diện tích để phục vụ phát triển công nghiệp, hạ tầng, dịch vụ, nhưng giá trị gia tăng (quy mô cánh đồng mẫu lớn phục vụ phát triển nông nghiệp chuyên canh, năng suất cây trồng, vật nuôi và thu nhập người) không ngừng cải thiện. Vì thế, lĩnh vực nông nghiệp luôn phát triển ổn định, đóng góp lớn vào quy mô kinh tế của tỉnh. Diện tích đất dành cho nông nghiệp đã được tỉnh quy hoạch bài bản.

Nửa nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh đã đi qua, cùng với công tác xây dựng, chỉnh đốn đảng, xây dựng hệ thống chính quyền, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức phụng sự, chuyên nghiệp; lấy cải hành chính và hiệu quả thực thi công vụ là thước đo, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hưng Yên đang chung sức, đồng lòng quyết tâm chuyển đổi mô hình kinh tế thành công đưa Hưng Yên phát triển giàu đẹp, sớm trở thành cực tăng trưởng quan trọng của Vùng Thủ đô và vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ.

Hà Lê

Nên xem

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

Kịp thời cứu nạn 2 người thoát khỏi đám cháy trong đêm

(LĐTĐ) Vụ hỏa hoạn tại nhà dân ở số 43, tổ 12 Thạch Bàn, quận Long Biên. Xác định có 2 nạn nhân mắc tại vị trí tầng 2 và tầng 3 của ngôi nhà, lực lượng chức năng đã nhanh chóng triển khai phương án cứu nạn; trong thời gian ngắn 2 nạn nhân đã được đưa đến nơi an toàn.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ I

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Bộ Tư pháp đã tổ chức lễ phát động Giải Báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất. Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng ban Tổ chức chủ trì buổi lễ.
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024

(LĐTĐ) Sáng 22/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức chung khảo Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024. Tại Hội thi, thí sinh Lê Huyền Trang, Bí thư chi bộ Tổ chức hành chính, Đảng bộ Trường Trung cấp nghề Giao thông công chính Hà Nội đã giành giải Nhất.
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 22/11, Đoàn khảo sát của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Chủ tịch LĐLĐ Thành phố làm trưởng đoàn, đã có buổi khảo sát kết quả phong trào công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) và hoạt động công đoàn năm 2024 tại Cụm thi đua số 5.
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng

(LĐTĐ) Đêm 21/11, Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 6 (Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội) đã xử lý hàng loạt ô tô chở quá tải, cơi nới thành thùng, xe tải chở theo vật liệu xây dựng có dấu hiệu chở hàng vượt quá tải trọng...
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, Công an thành phố Hà Nội đã quán triệt, chỉ đạo các đơn vị triển khai, thực hiện nghiêm túc các Chỉ thị, Kế hoạch, chỉ đạo của Trung ương, Chính phủ, Bộ Công an, UBND Thành phố về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông (TTATGT) nói chung và công tác của lực lượng Cảnh sát giao thông (CSGT) nói riêng... nhằm kiềm chế tai nạn giao thông.
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.

Tin khác

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới

(LĐTĐ) Hà Nội và Hà Giang, hai địa phương với những tiềm năng phát triển riêng biệt, đang thực hiện một bước tiến mạnh mẽ khi bắt tay vào hợp tác phát triển nông thôn mới. Chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân thành phố Hà Nội và tỉnh Hà Giang giai đoạn 2024 - 2028 không chỉ hứa hẹn mang lại nhiều giá trị cho cả hai bên mà còn mở ra một hành trình hợp tác đầy triển vọng.
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm

(LĐTĐ) Hôm nay (22/11), giá dầu thế giới tăng gần 2% khi căng thẳng giữa Nga và Ukraine gia tăng khiến thị trường lo ngại về nguồn cung dầu thô nếu xung đột lan rộng. Trong nước, giá bán lẻ xăng dầu được áp dụng theo phiên điều chỉnh từ 15h ngày 21/11. Cụ thể, xăng E5RON92 giảm 109 đồng/lít; xăng RON95-III giảm 79 đồng/lít...
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do

(LĐTĐ) Tỷ giá USD hôm nay (22/11), đồng USD trên thị trường quốc tế tăng lên mức cao nhất trong 13 tháng. Trong nước, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD tăng 5 đồng, hiện ở mức 24.290 đồng.
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tiếp đà tăng mạnh. Trong nước, vàng nhẫn và miếng SJC tiếp tục "leo thang".
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô

(LĐTĐ) Phiên dịch nông sản giữa Hà Giang và Hà Nội diễn ra từ ngày 21-23/11/2024. Sự kiện thu hút nhiều doanh nghiệp tham gia hợp tác, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP. Đặc biệt, hơn 2 tấn cam vàng Hà Giang đã được tiêu thụ ngay trong ngày đầu.
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11

(LĐTĐ) Theo điều chỉnh của liên Bộ Công Thương - Tài chính, từ 15h chiều nay (21/11), giá xăng dầu đồng loạt giảm (trừ dầu mazut tăng 5 đồng/kg); giá xăng RON 95 giảm 79 đồng/lít so với giá cơ sở hiện hành.
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao

(LĐTĐ) Từ 25/11 đến 1/12 sẽ diễn ra Tuần lễ Thương mại điện tử quốc gia và Ngày mua sắm trực tuyến Việt Nam - Online Friday 2024. Điểm nhấn của Tuần lễ là hàng triệu người tiêu dùng cả nước sẽ được chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc…
Tiếp sức cho doanh nghiệp

Tiếp sức cho doanh nghiệp

(LĐTĐ) Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 31/10, tín dụng đã tăng 16,65% so với cùng kỳ 2023. Nhiều ngân hàng thương mại đã đạt mức tăng trưởng tín dụng từ 10%-17% trong 9 tháng đầu năm, tăng cao hơn tín dụng chung toàn ngành. Trong đó, các lĩnh vực sản xuất và tiêu dùng có sự hồi phục đáng kể, cùng với các gói tín dụng ưu đãi cũng góp phần thúc đẩy nhu cầu vay vốn.
Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

Tỷ giá USD hôm nay 21/11: Giá USD trên thị trường tự do vẫn tiếp đà tăng

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, tỷ giá USD trên thị trường tự do tiếp tục tăng mạnh so với phiên trước. Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 8 đồng, hiện ở mức 24.285 đồng.
Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

Giá vàng hôm nay 21/11: Giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce

(LĐTĐ) Hôm nay 21/11, giá vàng thế giới sát mốc 2.640 USD/Ounce, tăng ngày thứ 3 liên tiếp. Trong nước, giá vàng miếng tăng mạnh, vượt xa ngưỡng 85 triệu đồng/lượng.
Xem thêm
Phiên bản di động