Hà Nội hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu thông qua thương mại điện tử toàn cầu
Tận dụng tối đa các FTA để tăng trưởng thông qua thương mại điện tử Đón đầu cơ hội EVFTA mang lại qua nền tảng thương mại điện tử Thúc đẩy hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa xuất khẩu trực tuyến |
Thương mại điện tử phát triển “bùng nổ”
Với sự bùng nổ của nền kinh tế số, thành phố Hà Nội đã xác định đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm phát triển kinh tế Thủ đô. Bởi thế, ngày 19/3 vừa qua, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 72/KH-UBND về phát triển thương mại điện tử năm 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Thúc đẩy doanh nghiệp xuất khẩu thông qua nền tảng thương mại điện tử toàn cầu |
Theo đó, Hà Nội cố gắng giữ vững xếp hạng thứ 2 trở lên so với cả nước về Chỉ số Thương mại điện tử (EBI) hằng năm. Doanh số thương mại điện tử B2C (giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng và tính cho cả hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) chiếm 8% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Thành phố; tỷ lệ dân số Hà Nội tham gia mua sắm trực tuyến dự kiến đạt 45%.
Trong 63 tỉnh, thành phố, Hà Nội được đánh giá là một trong các thị trường phát triển thương mại điện tử năng động nhất. Nắm bắt xu hướng phát triển này, Thành phố đã tiếp tục đề ra các mục tiêu phát triển thương mại điện tử cho năm 2021, tiếp tục phấn đấu giữ vững xếp hạng từ thứ 2 trở lên so với cả nước về EBI hằng năm. Đặc biệt, Thành phố cũng phấn đấu có 95% doanh nghiệp có website, ứng dụng cung cấp thông tin doanh nghiệp, tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh. 100% số chuỗi liên kết sản xuất, cung ứng nông sản thực phẩm an toàn tham gia hệ thống thông tin điện tử sử dụng mã QRcode truy xuất nguồn gốc; phát triển, xây dựng và nâng cao kết cấu hạ tầng logistics đáp ứng phục vụ phát triển thương mại điện tử,...
Năm 2020 và những tháng đầu năm 2021, do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, nhiều hàng quán ở Hà Nội phải tạm dừng hoạt động. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho thương mại điện tử phát triển, hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi phương thức kinh doanh. Việc người tiêu dùng trong dịch bệnh Covid -19 hạn chế mua sắm tại chợ truyền thống, đẩy mạnh mua hàng qua giao dịch online là cơ hội cho doanh nghiệp chuyển đổi hình thức bán lẻ truyền thống sang thương mại điện tử, qua đó nâng cao thị phần trong cơ cấu doanh thu bán lẻ.
Sự xuất hiện của phương thức bán hàng qua mạng thông qua các trang web và sàn giao dịch điện tử,… đã mang lại cho người tiêu dùng nhiều tiện ích mới, doanh số bán hàng theo hình thức thương mại điện tử ngày càng tăng cao. Việc mua sắm trực tuyến còn giúp khách hàng hạn chế đến những nơi đông đúc nhưng vẫn mua được những mặt hàng ưa thích khi dịch bệnh Covid-19 còn diễn biến phức tạp. Theo Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) Đặng Hoàng Hải, hiện việc sử dụng thiết bị điện thoại thông minh đã phổ biến nên bán hàng dựa trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử sẽ là xu hướng tất yếu. Thương mại điện tử sẽ là giải pháp giúp kết nối nhà sản xuất, nhà phân phối và các cửa hàng bán lẻ truyền thống. Việc kết nối “các nhà” thông qua thương mại điện tử cũng sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ truyền thống có sức cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài.
Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ
Cùng với việc bùng nổ thương mại điện tử, thời gian qua, thành phố Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn Thành phố để có thể xuất khẩu hàng Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua các nền tảng thương mại điện tử toàn cầu.
Theo bà Trần Thị Phương Lan - Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, trong năm 2020, Sở Công Thương Hà Nội đã chủ trì, phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), Amazon Global Selling… tổ chức Hội thảo “Thương mại điện tử xuyên biên giới với Amazon - Cơ hội xuất khẩu cho doanh nghiệp Việt”. Hội nghị với sự tham gia của gần 300 doanh nghiệp đã kết nối và đang có nhu cầu kết nối, xuất khẩu hàng hóa vào kênh bán lẻ trực tuyến của Amazon.
Thương mại điện tử xuyên biên giới: Xuất khẩu hàng Việt ra thế giới cùng Amazon |
Sau hội nghị, có một số doanh nghiệp đã kết nối được với hệ thống của Amazon và xúc tiến xuất khẩu được một số mặt hàng vào hệ thống của Amazon đi một nước của châu Âu, châu Mỹ. Thông qua đó cho thấy, người bán hàng Việt Nam đang từng bước phát triển mạnh mẽ thông qua bán hàng trên Amazon. Cụ thể, người bán hàng đã ghi nhận doanh số tăng gấp 3 lần, vượt mốc 1 triệu USD trong năm 2020, đóng góp một phần vào chỉ tiêu xuất khẩu của Việt Nam nói chung và của Hà Nội nói riêng.
Tiếp nối những thành công đó, ngày 28/4 vừa qua, Sở Công Thương Hà Nội đã phối hợp với Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) và Amazon Global Selling Việt Nam tổ chức Hội thảo “Xuất khẩu hàng Việt ra thế giới cùng Amazon”. Hội thảo thu hút hơn 200 doanh nghiệp đã kết nối và đang có nhu cầu kết nối, xuất khẩu hàng hóa vào kênh bán lẻ trực tuyến của Amazon. Điều này chứng tỏ, nhu cầu xuất khẩu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam qua kênh Thương mại điện tử là rất lớn và rất cần thiết.
Đề cập về vấn đề này, Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan cho biết, thương mại điện tử có vai trò rất quan trọng, đặc biệt là trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp xuất khẩu hiệu quả ra thị trường thế giới trong thời gian dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Trong khi đó, việc bán hàng qua các sàn thương mại điện tử cũng là một trong những cách nhanh nhất để các doanh nghiệp có thể xây dựng thương hiệu riêng của mình, từ đó đưa hàng hóa xuất khẩu ra toàn cầu, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Theo Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội, năm 2021, dự kiến kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội tăng 5% so với thực hiện năm 2020; giai đoạn 2021-2025 dự kiến dự kiến chỉ tiêu kim ngạch xuất khẩu tăng 5%/năm; đến năm 2025, kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 20,4 tỷ USD. Trong đó, các thị trường xuất khẩu của Hà Nội chủ yếu là: Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, ASEAN với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dệt may, da giày, điện tử - máy tính, máy móc thiết bị, nông sản, đồ gỗ, phương tiện vận tải,...
“Hà Nội luôn quan tâm, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu những mặt hàng tiềm năng lớn trên thị trường quốc tế, trong đó có mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Do đó, trong thời gian tới, để mở rộng thị trường và phát triển mạnh mẽ ngành nghề cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ, Sở Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, Amazon Global Selling, cùng các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức hội thảo chuyên ngành với các hoạt động đào tạo chuyên sâu, hướng dẫn 1:1 miễn phí, giúp doanh nghiệp có nhiều kỹ năng hơn trong việc xuất khẩu mặt hàng thủ công mỹ nghệ và tìm thêm được các kênh xuất khẩu, thị trường mới phù hợp qua thương mại điện tử...”, bà Trần Thị Phương Lan cho hay.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Hôm nay (21/12): Giá vàng thế giới bật tăng trở lại
Thị trường 21/12/2024 10:20
Tỷ giá USD hôm nay (21/12): Đồng USD giảm nhẹ
Thị trường 21/12/2024 10:20
Giá xăng dầu hôm nay (21/12): Giá dầu thế giới quay đầu bật tăng
Thị trường 21/12/2024 09:53
Ngày đông, ngô khoai nướng đắt hàng
Thị trường 20/12/2024 12:22
Ngày hôm nay (20/12): Giá xăng dầu thế giới giảm, trong nước tăng mạnh
Thị trường 20/12/2024 08:18
Tỷ giá USD hôm nay (20/12): Đồng USD tăng "nóng"
Thị trường 20/12/2024 06:56
Giá vàng hôm nay (20/12): Giá vàng thế giới và vàng trong nước cùng lao dốc
Thị trường 20/12/2024 06:46
Giá vàng lấy lại đà tăng sau động thái của Fed
Thị trường 19/12/2024 16:28