Giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn về việc làm
Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh tại hội nghị bàn về các giải pháp tháo gỡ khó khăn về lao động việc làm cho doanh nghiệp do tác động của đại dịch Covid-19 mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mới tổ chức.
7,8 triệu lao động mất việc, phải nghỉ luân phiên, giãn việc do dịch Covid-19
Ông Vũ Trọng Bình, Cục trưởng Cục Việc làm (Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội) cho biết, thị trường lao động Việt Nam bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid-19. Số lượng lao động mất việc làm liên tục gia tăng trong khi khả năng tạo việc làm cả trong và ngoài nước đều gặp khó khăn. Lực lượng lao động thấp kỷ lục, lao động có việc làm có mức giảm mạnh nhất trong 10 năm qua; tỷ lệ thất nghiệp cao, tỷ lệ thiếu việc làm tăng cao nhất trong 5 năm trở lại đây do nhu cầu thị trường lao động sụt giảm.
Quang cảnh hội nghị bàn các giải pháp tháo gỡ khăn về lao động việc làm cho doanh nghiệp do tác động của đại dịch Covid-19 |
Cũng theo ông Vũ Trọng Bình, tính đến tháng 6 năm nay, cả nước có gần 31 triệu người từ 15 tuổi trở lên bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch Covid-19, bao gồm những người bị mất việc làm, phải nghỉ giãn việc/nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập... Trong đó, số người bị ảnh hưởng do giảm thu nhập chiếm tỷ trọng lớn nhất với 57,3% tổng số người bị ảnh hưởng.
Lao động khu vực dịch vụ bị ảnh hưởng tiêu cực lớn nhất với 72%, tiếp đến là khu vực công nghiệp, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản. Số lao động bị mất việc làm trong 6 tháng đầu năm là 1,4 triệu người. Lao động mất việc làm tập trung ở các ngành công nghiệp chế biến, lao động bán buôn bán lẻ, ngành vận tải kho bãi và lao động trong ngành dịch vụ lưu trú ăn uống. Một số doanh nghiệp như Công ty TNHH PouYuen Việt Nam dự kiến cắt giảm gần 3.000 lao động trong thời gian tới; Công ty Dệt may Huê Phong, Công ty gỗ Woodworth Wooden cũng đã xây dựng kế hoạch cắt giảm hơn 2.000 lao động do lượng đơn hàng giảm đến 50%.
Đáng chú ý, trong khi số lao động mất việc làm liên tục gia tăng thì kết quả giải quyết việc làm trong 6 tháng đầu năm rất thấp (ước tính giải quyết việc làm cho 540 nghìn lao động, đạt 36,5% kế hoạch đặt ra, bằng 76,1% cùng kỳ năm trước), nhu cầu tuyển dụng lao động mặc dù tháng 6 bắt đầu gia tăng so với 5 tháng đầu năm nhưng vẫn rất thấp so với cùng kỳ năm 2019 (tại Thành phố Hồ Chí Minh giảm 28%, Hà Nội giảm 23%,...).
Đồng thời, một loạt các thị trường lao động lớn như Nhật Bản, Hàn Quốc,...bị ảnh hưởng bởi dịch Covid nên phải ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam, nhiều đơn hàng tuyển dụng, đơn xuất cảnh lao động đều bị tạm dừng. 6 tháng đầu năm 2020 mới có 33,5 lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài (bằng 60,3% so với cùng kỳ năm trước), riêng trong tháng 5 các doanh nghiệp chỉ cung ứng được 126 lao động.
Phân tích rõ hơn tình hình, ông Nguyễn Bùi Lâm, Phó ban Dân sự (Tổng công ty Hàng không Việt Nam) cho hay, thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ngành Hàng không chỉ có khoảng 20% lao động đi làm thường xuyên; 80% phải nghỉ việc luân phiên. Hiện nay, số lao động đi làm toàn thời gian của ngành mới đạt khoảng 50%; dự kiến tỷ lệ này sẽ tăng lên khoảng 65% trong quý III.
Kiến nghị giải pháp tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn. Tiếp đến ngày 24/4, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 15/QĐ-CP về thực hiện các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch, các giải pháp phần lớn mới tập trung hỗ trợ người lao động, người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, đối với các doanh nghiệp mặc dù đã có các chính sách như vay vốn để trả lương ngừng việc; tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất... nhưng chưa thực sự hỗ trợ nhiều cho doanh nghiệp.
Ông Đỗ Anh Tuấn, đại diện Tổng công ty du lịch Hà Nội (Hanoitourist) cho biết, đại dịch Covid-19 đã tác động nghiêm trọng tới doanh nghiệp ngành du lịch. Với Hanoitourist, kết quả sản xuất 2 quý đầu năm chỉ đạt 93 tỷ đồng, đạt 9% kế hoạch năm. Lượng khách lưu trú giảm 39% trong khi công suất phòng giảm 43% so với cùng kỳ năm 2019.
Một số khách sạn liên kết như khách sạn Metropole doanh thu trước đây là 3 tỷ mỗi ngày, nay chỉ còn 20-30 triệu đồng/ngày. Điều này khiến doanh nghiệp phải cắt giảm chi phí. “Mặc dù đã phải cho lao động nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, đồng thời ứng dụng công nghệ vào sản xuất kinh doanh, tái cơ cấu doanh nghiệp nhưng tình hình kinh doanh vẫn gặp rất nhiều khó khăn” - ông Anh Tuấn cho biết.
Bà Nguyễn Hoài Thu, Phó Giám đốc SaiGontourist thì cho biết, sau thời gian giãn cách xã hội doanh nghiệp vẫn đang cố gắng giữ nguồn lực, chưa cắt giảm nhân sự. Tuy nhiên, những dấu hiệu để phục hồi du lịch chưa khởi sắc. “Ngoài du lịch nội địa thì du lịch quốc tế và đưa người Việt Nam ra nước ngoài chưa được mở cửa. Trong khi đó, đây là nguồn chiếm tỷ trọng cao.Bên cạnh đó, đến hết tháng 6, nguồn tích luỹ của doanh nghiệp đã dần cạn. Do đó, doanh nghiệp đang rà soát lao động để có biện pháp mới trong những tháng tiếp theo”- bà Hoài Thu nhấn mạnh.
Theo phản ánh của nhiều doanh nghiệp tại Hội nghị, do các điều kiện đưa ra quá khắt khe, nên đến thời điểm này, rất ít doanh nghiệp và người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 được tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ. Trước thực trạng này, đại diện các doanh nghiệp đều kiến nghị Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội đề xuất Chính phủ nới lỏng điều kiện, tiêu chí hỗ trợ từ gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng; tiếp tục kéo dài thời gian tạm dừng đóng bảo hiểm xã hội, trước mắt đến hết năm 2020; tăng cường hỗ trợ đào tạo nghề cho lực lượng lao động bị mất việc làm, giúp họ có cơ hội trở lại thị trường lao động.
Trước những kiến nghị của các doanh nghiệp, Thứ trưởng Lê Văn Thanh cho biết, Bộ ghi nhận, lắng nghe ý kiến của doanh nghiệp, từ đó đề xuất Chính phủ tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo đảm việc làm ổn định cho người lao động. Với gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng, Bộ đã có văn bản trình Chính phủ nới lỏng một số điều kiện, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận. Ngoài ra, Bộ đang nghiên cứu đề xuất Chính phủ cho phép doanh nghiệp được sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho người lao động.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 18:31
Thêm 100 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội được khám sức khoẻ miễn phí
Vì lợi ích đoàn viên 02/11/2024 06:28
Thêm thỏa thuận hợp tác nhằm chăm lo tốt hơn cho đoàn viên Nghiệp đoàn Lái xe ô tô công nghệ Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 01/11/2024 17:58
Tầm soát ung thư cho 400 nữ Công đoàn viên ngành Giao thông vận tải Hà Nội
Vì lợi ích đoàn viên 31/10/2024 22:21
TRỰC TUYẾN: Tuyên truyền phổ biến Luật Thủ đô năm 2024 và một số chính sách mới
Giao lưu, trực tuyến 30/10/2024 09:00
TRỰC TUYẾN HÌNH ẢNH: Tuyên truyền Luật Thủ đô 2024 và những chính sách mới liên quan đến người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 30/10/2024 08:48
Quận Hoàng Mai: Gỡ vướng cho đơn vị chậm đóng BHXH, BHYT, kinh phí Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 25/10/2024 22:07
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội và LĐLĐ Thanh Oai tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa
Vì lợi ích đoàn viên 24/10/2024 23:11
Phối hợp nâng cao chất lượng cuộc sống người lao động trên địa bàn quận Long Biên
Vì lợi ích đoàn viên 24/10/2024 22:01
Sơn Tây tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Công đoàn năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 22/10/2024 14:02