Giải pháp nào cho công tác phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu tác động đến môi trường

(LĐTĐ) Chiều nay (26/5), Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống tổ chức tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Ảnh hưởng của cháy nổ đối với môi trường tại khu vực đô thị”.
Kịp thời khống chế đám cháy trên đường Nguyễn Xiển Huyện Thường Tín tăng cường phòng, chống cháy nổ tại làng nghề

Tham dự tọa đàm gồm có: Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường; GS.TS Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam; Trung tá Lê Minh Hải - Trưởng phòng, Phòng công tác phòng cháy, Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ - Bộ Công an; Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy - Trưởng phòng, Phòng Phương tiện bảo vệ cá nhân - Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động và nhà báo Khánh Toàn - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống.

Giải pháp nào cho công tác phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu tác động đến môi trường
Toàn cảnh buổi tọa đàm.

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, nhà báo Khánh Toàn - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống chia sẻ, thời gian vừa qua, tại một số đô thị lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh… vấn đề cháy nổ diễn ra hết sức phức tạp, liên tiếp các vụ cháy nổ xảy ra tại chung cư cao tầng đến nhà tập thể, cơ sở sản xuất đã gây thiệt hại về người và tài sản.

Trong đó các vụ cháy đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường sống của người dân xung quanh. Từ đầu năm 2022 đến nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đã xảy ra hàng chục vụ cháy nghiêm trọng.

Giải pháp nào cho công tác phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu tác động đến môi trường
Nhà báo Khánh Toàn - Tổng Biên tập Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống.

Các chuyên gia cho rằng, nguyên nhân dẫn đến các vụ cháy, nổ là do công tác phòng cháy, chữa cháy (PCCC) tại các công trình cao tầng, đặc biệt là các tòa chung cư hiện còn tồn tại rất nhiều bất cập.

Nổi bật là tình trạng công trình chưa được nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động. Nhiều công trình xây dựng không đúng quy hoạch, giấy phép xây dựng, báo cáo đánh giá tác động môi trường, không đảm bảo các yêu cầu về an toàn, việc trang bị các thiết bị chưa đáp ứng đúng yêu cầu…

Bất cập trong công tác PCCC và những ảnh hưởng của cháy nổ đối với môi trường

Đánh giá thực trạng công tác PCCC - Cứu nạn cứu hộ (CNCH) nói chung, cháy nổ tại khu vực đô thị nói riêng trong thời gian qua, Trung tá Lê Minh Hải - Trưởng phòng, Phòng Công tác phòng cháy, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công an cho biết, tại các khu đô thị tốc độ phát triển kinh tế - xã hội tăng nhanh, kéo theo đó các dự án công trình, các cơ sở mọc lên nhiều, nổi bật là các tòa nhà dịch vụ thương mại cao tần và trong các khu dân cư có các đối tượng nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh diễn ra phổ biến.

Trong công tác kiểm tra nắm bắt tình hình thì các hộ gia đình, nhà ở kết hợp nơi sản xuất, kinh doanh cơ bản đáp ứng yêu cầu về PCCC, chấp hành nghiêm các quy định của pháp luật. Tuy nhiên, còn một số tồn tại với những lý do khách quan và chủ quan.

Giải pháp nào cho công tác phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu tác động đến môi trường
Trung tá Lê Minh Hải - Trưởng phòng, Phòng Công tác phòng cháy, Cục Cảnh sát PCCC và CNCH - Bộ Công an.

Thứ nhất là, còn tồn tại nhiều khu dân cư hiện hữu, mật độ dân cư rất lớn thường chưa đáp ứng về yêu cầu đường giao thông, nguồn nước chữa cháy và khoảnh cách an toàn giữa các nhà. Đặc biệt trong khu phố cổ thường ngõ nhỏ, phố nhỏ.

Thứ hai, nhiều cơ sở hoạt động trong thời gian rất dài, hoạt động trước luật PCCC, các cơ sở chưa được nghiệm thu đã đưa vào sử dụng không đảm bảo quy định về an toàn PCCC.

Thứ ba, nhà ở hộ gia đình, nhà ở sản xuất kinh doanh, cơ sở hoạt động trong các khu dân cư chưa đảm bảo các quy định về an toàn PCCC.

Còn một nội dung nữa đó là về lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC tuyến cơ sở chưa được quan tâm đúng mức, hoạt động chưa đáp ứng được yêu cầu về “4 tại chỗ”, đặc biệt là người dân chưa tích cực tham gia các hoạt động về PCCC, chưa nắm được các kiến thức kỹ năng về PCCC dẫn đến khi xảy ra sự cố cháy nổ rất lúng túng. Đây cũng là nguyên nhân gây tử vong khi có cháy nổ xảy ra.

Trong 1 năm qua Bộ Công an chỉ đạo triển khai chuyên đề tuyên truyền, kiểm tra, hướng dẫn về an toàn PCCC đối với khu dân cư, hộ gia đình, nhà ở kết hợp sản xuất kinh doanh, qua một năm tổng kết cơ bản đã đạt được một số kết quả nhất định. Trong đó, số vụ cháy đã giảm, trong 12 tháng (15/4/2021-15/4/2022), số vụ cháy trong khu dân cư giảm 227 vụ, giảm 24,6%, khu vực sản xuất kinh doanh dịch vụ văn phòng giảm 119 vụ, giảm 21%.

Theo GS.TS Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, cháy nổ ảnh hưởng đến tài sản, nhưng nhiều người không quan tâm cháy nổ ảnh hưởng đến môi trường xung quanh như thế nào.

Nhà dân xây rất gần nhau tại các thành phố lớn, khu đô thị, khi cháy nổ xảy ra thiếu oxy, cháy nổ còn tạo ra luồng bụi mịn, theo gió lan ra làm ảnh hưởng đến môi trường khu vực xảy ra vụ cháy và môi trường cách đó 200-300-500m cũng bị ảnh hưởng. Cùng với đó, khi hỏa hoạn xảy ra còn sinh ra luồng bụi mịn theo đường gió ảnh hưởng đến sức khỏe con người.

Giải pháp nào cho công tác phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu tác động đến môi trường
GS.TS Đặng Thị Kim Chi - Phó Chủ tịch Hội Bảo vệ Thiên nhiên và Môi trường Việt Nam.

Do đó, nhiều người bị ngạt, chất lượng môi trường thay đổi nhiều, nguồn sinh vật chết cháy là những hậu quả khi cháy nổ xảy ra. Điều nữa là chúng ta phải dùng nước để dập cháy, nước này sẽ trở thành nước ô nhiễm, nguồn nước này sẽ chảy về ao, hồ… nguồn nước này ảnh hưởng đến nguồn sinh vật dưới hồ, nên ảnh hưởng đến môi trường nước lân cận. Các mùn thải từ vụ cháy cũng ảnh hưởng đến môi trường. Cũng tùy theo đối tượng, vật liệu cháy để lại hậu quả cháy khác nhau…

Trao đổi tại buổi tọa đàm, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường cho biết, các vụ cháy, nổ hoặc sự cố rò rỉ hóa chất đều gây ô nhiễm môi trường cấp, cục bộ hoặc lâu dài; ở mức độ nghiêm trọng có thể trở thành sự cố môi trường hoặc thảm họa môi trường.

Các vụ cháy nổ có thể gây những tác động tiêu cực đến, sức khỏe, tài sản, môi trường, tất cả cơ sở sản xuất kinh doanh có tiềm ẩn khả năng cháy nổ cao.

Giải pháp nào cho công tác phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu tác động đến môi trường
Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng - Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam, nguyên Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Môi trường.

Theo TS Nguyễn Thế Đồng, chúng ta có rất nhiều bài học và thế giới cũng vậy, những vụ cháy nổ có thể thành thảm họa môi trường. Việt Nam chưa có vụ án môi trường lớn, chưa đến mức thảm họa, nhưng nguy cơ thì có. Khu vực sản xuất kinh doanh lớn xảy ra cháy nổ thì hậu quả vô cùng lớn trong nhiều trường hợp sẽ xảy ra thảm họa.

Chính vì vậy Luật Bảo vệ môi trường 2020 bổ sung rất nhiều quy định chặt chẽ liên quan khoảng cách an toàn trong khu dân cư, các cơ sở sản xuất kinh doanh được chia làm 4 nhóm khác nhau. Trong đó nhóm số 1 là nhóm nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, để ngăn chặn ô nhiễm môi trường nếu xảy ra cháy nổ, Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định rõ khoảng cách an toàn, quy mô, công xuất, tính chất và được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, đồng thời phải tuân thủ Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Luật PCCC.

Nói về việc quản lý Nhà nước về PCCC nói chung và đối với các tòa chung cư và cơ sở kinh doanh hiện nay được thực hiện như thế nào, Trung tá Lê Minh Hải cho hay: Theo quy định tại Nghị định 136 đã phân công trách nhiệm rất rõ, của cơ quan Công an trong quản lý Nhà nước về PCCC, trách nhiệm của UBND các cấp.

Với quan điểm của mình, GS.TS Đặng Thị Kim Chi cho biết: Tác động của cháy nổ gây ô nhiễm môi trường khác nhau khi nguồn cháy khác nhau. Cháy nổ gây thiếu khí mà khi các nhà dân xây gần nhau, không khí vào không nhanh, người khó thoát ra khỏi địa điểm cháy nổ, nếu xảy ra tình trạng thiếu khí gây thiếu khí oxy, khi xuất hiện khí CO, bụi gây tắc nghẽn phổi… dễ gây tử vong. Cháy nổ xuất hiện chất thải rắn có thể là chất thải nguy hại nếu không được thu gom, xử lý gây tác hại đến người dân xung quanh...

Giải pháp nào cho công tác PCCC, đồng thời giảm thiểu những tác động đến môi trường

Hiểm họa cháy nổ là nguy cơ tiềm ẩn ở tất cả mọi nơi, đặc biệt khi công trình xây dựng cao tầng là xu thế tất yếu tại các đô thị lớn. Vậy, giải pháp nào cho vấn đề trên để hạn chế các vụ cháy trong khu dân cư, nhà ở kết hợp nơi sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an toàn về người và tài sản, đồng thời giảm thiểu những tác động đến môi trường từ những sự cố cháy nổ.

Theo Trung tá Lê Minh Hải, chính sách, pháp luật về PCCC tương đối đầy đủ và được cập nhật thường xuyên phù hợp với yêu cầu thực tiễn. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện thì có một số quy định tiêu chuẩn PCCC đối với hộ gia đình, nhà ở kết hợp kinh doanh chưa có quy định cụ thể dẫn đến người dân xây dựng chưa đáp ứng được yêu cầu về PCCC.

Theo đó, công tác tuyên truyền cần được ưu tiên, tập trung hướng dẫn các lực lượng tại chỗ, như lực lượng dân phòng, lực lượng PCCC cơ sở, từ đó có phương án cho chủ cơ sở, và đôn đốc kiểm tra xử lý vi phạm, hướng dẫn chủ cơ sở tự kiểm tra tự thực hiện trách nhiệm công tác PCCC. Đặc biệt, đối với các cơ sở kinh doanh có hóa chất nguy hiểm, trong quá trình quản lý kiểm tra, tập trung giám sát chặt chẽ khu vực có cơ sở kinh doanh có liên quan đến hóa chất và hướng dẫn, đưa ra các phương án hướng dẫn cơ sở để có biện pháp phòng ngừa, chữa cháy.

Đồng thời, trong phương an phòng cháy của cơ quan Công an cũng xây dựng những tình huống cụ thể, thực tập tình huống các đó để nhuần nhuyễn hơn đối với các vụ cháy có hóa chất nguy hiểm, đưa ra các chiến thuật chữa cháy khoa học, giảm thiểu tác động của cháy nổ đối với môi trường.

Để xử lý môi trường sau các vụ cháy nổ, GS.TS Đặng Thị Kim Chi cho biết: Hậu quả cháy nổ phụ thuộc vào biện pháp phòng ngừa, ứng cứu. Sau cháy nổ, tôi mong muốn lực lượng chức năng cần tìm hiểu nguồn tiếp nhận nước thải, đặc tính vật liệu cháy, nguyên nhân vụ cháy, để dự đoán có thành phần ô nhiễm phát sinh nào. Đồng thời phải lấy mẫu quan trắc hiện trạng môi trường, di dời người già, trẻ em, người ốm ra khỏi khu vực cháy nổ đó một thời gian để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe. Bên cạnh đó, cần tiến hành kiểm tra sức khỏe của cộng đồng dân cư trong khu vực xảy ra cháy nổ, tránh những nguy cơ nhiễm độc gây hại cho sức khỏe của cộng đồng.

Giải pháp nào cho công tác phòng cháy chữa cháy và giảm thiểu tác động đến môi trường
Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy - Trưởng phòng, Phòng Phương tiện bảo vệ cá nhân - Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Thị Thu Thủy - Trưởng phòng, Phòng Phương tiện bảo vệ cá nhân - Trung tâm An toàn lao động, Viện Khoa học An toàn và Vệ sinh lao động, công tác phòng chống cháy nổ ở cơ sở kinh doanh nhìn chung là tốt, tuy nhiên ở các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ, tuân thủ pháp luật về an toàn vệ sinh lao động, công tác cháy nổ vẫn còn là vấn đề đáng quan tâm. Do đó, phải xây dựng ứng phó khẩn cấp để ứng phó với cháy nổ và vệ sinh an toàn lao động.

Đối với các doanh nghiệp, phải xây dựng cán bộ chuyên trách và bán chuyên trách. Cơ sở kinh doanh dưới 50 người phải có cán bộ bán chuyên trách, cơ sở sản xuất dưới 300 người phải có cán bộ chuyên trách. Thành lập Hội đồng an toàn vệ sinh lao động, làm tốt an toàn vệ sinh lao động; đồng thời an toàn vệ sinh lao động ở cơ sở phải được thực hiện đồng bộ.

Quang Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Gia Lâm có thêm 8 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Sau khi thực hiện sắp xếp Công đoàn Cơ quan Dân Đảng và Công đoàn Cơ quan Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Gia Lâm, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Gia Lâm đã ra quyết định thành lập 8 Công đoàn cơ sở trực thuộc.
Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động công đoàn tại các khu công nghiệp

(LĐTĐ) Ngày 28/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội do đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc, trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công đoàn tại Công đoàn các Khu chế xuất và công nghiệp (KCX&CN) Thành phố Hồ Chí Minh.
Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

Đề xuất giải pháp thúc đẩy triển khai các dự án giao thông trọng điểm

(LĐTĐ) Sáng 29/3, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải (Ban Chỉ đạo) chủ trì họp phiên thứ 10 của Ban Chỉ đạo.
Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

Nhân viên xe buýt kịp thời đưa người gặp nạn đi cấp cứu

(LĐTĐ) Rạng sáng 29/3, xe buýt tuyến 101B đã kịp thời đưa 2 người bị thương do tai nạn giao thông vào bệnh viện cấp cứu.
Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

Bắt giữ đối tượng đánh tử vong bạn vì từ chối nhậu

(LĐTĐ) Đem rượu qua nhà rủ nhậu nhưng bị từ chối, Vũ Văn Xuyên dùng gậy gỗ đánh tử vong ông N.V.N.
Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới

(LĐTĐ) Mới đây, Công đoàn Trường Mầm non thị trấn Phú Xuyên tổ chức chuyên đề “Xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong thời đại mới”.
Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

Hà Nội giao bổ sung 2. 648 biên chế giáo dục từ năm học 2023 - 2024

(LĐTĐ) Tại kỳ họp thứ 15, HĐND Thành phố khoá XVI, diễn ra ngày 29/3, HĐND Thành phố đã thông qua Nghị quyết "Về việc điều chỉnh tổng biên chế sự nghiệp Thành phố năm 2024 và giao bổ sung biên chế viên chức giáo dục từ năm học 2023- 2024". Theo đó Nghị quyết quyết định bổ sung 2.648 biên chế giáo dục năm học 2023 - 2024 ở các cấp học.

Tin khác

Huyện Thạch Thất nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy

Huyện Thạch Thất nâng cao hiệu quả công tác phòng cháy, chữa cháy

(LĐTĐ) Thời gian qua, hiệu quả công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) trên địa bàn huyện Thạch Thất (Hà Nội) được nâng cao. Quá trình chữa cháy và CNCH luôn đảm bảo về kỹ thuật, chiến thuật, giảm thiểu mức thấp nhất thiệt hại về tài sản của nhân dân.
Kịp thời khống chế đám cháy trong kho linh kiện tại Khu Công nghiệp Thăng Long

Kịp thời khống chế đám cháy trong kho linh kiện tại Khu Công nghiệp Thăng Long

(LĐTĐ) Lực lượng chức năng đã kịp thời không chế đám cháy tại kho linh kiện thuộc Công ty TNHH Hoya Glass Disk Việt Nam. Thống kê ban đầu, không có người bị nạn; tổng diện tích khu vực xảy cháy khoảng 20m2.
Thông tin vụ cháy phòng trọ ở phố Triều Khúc

Thông tin vụ cháy phòng trọ ở phố Triều Khúc

(LĐTĐ) Đám cháy xuất phát từ tầng 3, phố Triều Khúc, xã Tân Triều, huyện Thanh Trì, Hà Nội. Lực lượng Phòng cháy chữa cháy (PCCC) đã nhanh chóng khống chế đám cháy. Nguyên nhân ban đầu được xác định, do chập cháy tủ lạnh có vỏ nhựa đã gây ra khói đậm đặc khiến người dân hoảng sợ.
Người dân Hà Nội tiếp tục được thực hành kỹ năng chữa cháy

Người dân Hà Nội tiếp tục được thực hành kỹ năng chữa cháy

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hoạt động tuyên truyền, trải nghiệm, thực hành kỹ năng chữa cháy và cứu nạn cứu hộ được triển khai trong năm 2023 vừa qua, Công an thành phố Hà Nội và Hiệp hội Phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) Việt Nam tiếp tục giới thiệu, hướng dẫn người dân và học sinh, sinh viên Thủ đô trải nghiệm, thực hành chữa cháy, cứu nạn, cứu hộ trong 2 ngày 16, 17/3...
Nhanh chóng khống chế đám cháy trên phố Ô Chợ Dừa

Nhanh chóng khống chế đám cháy trên phố Ô Chợ Dừa

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra tại khu vực kinh doanh cafe tầng mái của tòa nhà OCD Gruop (số 8, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội). Sau khi khẩn trương tổ chức cứu nạn, cứu hộ và triển khai tổ chức chữa cháy, đến khoảng 10h25 phút cùng ngày, đám cháy đã được lực lượng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (PCCC&CNCH) dập tắt hoàn toàn, không có thiệt hại về người.
Cháy lớn trên phố Ô Chợ Dừa, lực lượng chức năng khẩn trương chữa cháy

Cháy lớn trên phố Ô Chợ Dừa, lực lượng chức năng khẩn trương chữa cháy

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra ở khu vực cao nhất tòa nhà 9 tầng (phố Đê La Thành, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội)..
Cháy kho để đồ của trung tâm tiệc cưới, lửa bén sang nhà liền kề

Cháy kho để đồ của trung tâm tiệc cưới, lửa bén sang nhà liền kề

(LĐTĐ) Vụ cháy xảy ra khoảng 13h30 hôm nay (10/3), tại kho để đồ của cơ sở kinh doanh dịch vụ tiệc cưới, hội nghị, tổ chức sự kiện... địa chỉ số 2 ngách 93/15 phố Yên Sở. Ngọn lửa còn cháy lan sang căn nhà 7 tầng liền kề.
Cháy nhà xưởng ở huyện Thường Tín, 3 người bị thương

Cháy nhà xưởng ở huyện Thường Tín, 3 người bị thương

(LĐTĐ) Khoảng 20h ngày 5/3, 1 vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại một kho xưởng trên địa bàn xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội. Thông tin ban đầu, ngọn lửa bùng phát từ chiếc xe ô tô chở gas, rồi bén vào kho. Lực lượng chức năng đã đưa được 3 người đi cấp cứu.
Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng sản xuất thiết bị điện ở huyện Đông Anh

Nhanh chóng dập tắt đám cháy xưởng sản xuất thiết bị điện ở huyện Đông Anh

(LĐTĐ) Đám cháy phát ra từ một xưởng sản xuất thiết bị điện có kết cấu khung thép, lợp mái tôn ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội. Sau khi nhận được thông tin, lực lượng chức năng đã tới hiện trường nhanh chóng khoanh vùng, khống chế đám cháy không để lây lan.
Phòng ngừa cháy nổ tại cơ sở tôn giáo, nơi thờ tự dịp đầu Xuân

Phòng ngừa cháy nổ tại cơ sở tôn giáo, nơi thờ tự dịp đầu Xuân

(LĐTĐ) Đầu Xuân năm mới là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động du xuân, lễ hội của người dân, tiềm ẩn nguy cơ gây cháy, nổ. Do vậy, người dân cần nâng cao ý thức và thực hiện tốt biện pháp an toàn tại các cơ sở tôn giáo, nơi thời tự.
Xem thêm
Phiên bản di động