Giá vàng lao dốc, người mừng, kẻ lo!

(LĐTĐ) Sau chỉ đạo “nóng” của Chính phủ, giá vàng từ từ “hạ nhiệt”. Chỉ sau 2 ngày, giá vàng miếng SJC giảm mạnh hơn 3 triệu đồng/lượng. Cộng thêm khoảng cách mua vào - bán ra hơn 2 triệu đồng/lượng khiến nhiều nhà đầu tư gặp “trái đắng” khi lao vào đỉnh “sóng”. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nhà đầu tư chốt lời thành công.
Giá vàng miếng SJC tiếp tục giảm Hành vi đầu cơ, găm hàng, đẩy giá vàng sẽ bị xử lý

Vội vã bán chốt lời

Chiều 12/5, giá vàng SJC được các doanh nghiệp niêm yết sát mốc 89 triệu đồng/lượng. Theo đó, Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng miếng SJC 87,7 - 89,2 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra, giảm 3,2 triệu đồng/lượng so với đỉnh được lập ngày 10/5. Công ty TNHH Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng SJC 87 - 89,2 triệu đồng/lượng mua vào - bán ra.

Trước đó, ngày 10/5, giá vàng miếng SJC lên đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng đã kéo khoảng cách chênh với thế giới lên 20 triệu đồng/lượng. Lực mua lớn trong lúc giá tăng vọt khiến nhiều thương hiệu tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh hết vàng miếng SJC và nhẫn trơn hoặc giới hạn số lượng mỗi lần mua.

Giá vàng lao dốc: Người mừng, kẻ lo
Người dân xếp hàng mua, bán vàng trên “phố vàng” Trần Nhân Tông.

Ngay lập tức, Chính phủ đã họp và yêu cầu siết quản lý thị trường vàng trong thời gian tới. Thông báo kết luận nêu rõ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái yêu cầu Ngân hàng Nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền triển khai các giải pháp quản lý thị trường vàng. Theo đó, chỉ sau 1 ngày, giá vàng SJC giảm về mốc 91 rồi xuống 90 triệu đồng/lượng trong ngày 11/5 và tiếp tục giảm vào ngày 12/5.

Giá vàng giảm nhanh khiến nhiều người vội vã chốt lời ngay trong 2 ngày cuối tuần. Ghi nhận tại phố vàng Trần Nhân Tông (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) và một số cửa hàng trên đường Cầu Giấy (quận Cầu Giấy, Hà Nội), đường Nguyễn Trãi (quận Thanh Xuân, Hà Nội), lượng khách đến bán khá tấp nập. Tại một số tiệm vàng, người dân phải xếp hàng dài để bán vàng miếng. Điều này trái ngược với những ngày trước đó, chủ yếu là người mua, ít người bán.

Là dân “lướt sóng” vàng chuyên nghiệp, bà Ngọc Mai (quận Đống Đa, Hà Nội) cho hay: “Hôm nay tôi đến bán vàng. Qua theo dõi trên đài, báo tôi thấy giá vàng miếng đang giảm và Chính phủ cũng đang có những động thái mạnh để kiểm soát giá vàng, rất có thể giá vàng sẽ còn giảm mạnh trong những ngày tới nên tôi quyết định bán hết số lượng vàng đã mua thời gian gần đây”.

Chị Nguyễn Thu Thuỷ (quận Ba Đình, Hà Nội) chia sẻ, hồi đầu tháng 4 chị có mua 20 lượng với giá 81 triệu đồng/lượng. Giờ bán ra, trừ đi phần chênh lệch mua vào - bán ra, chị vẫn lãi gần chục triệu đồng/lượng. Như vậy, chỉ hơn 1 tháng, chị đã lãi gần 140 triệu đồng. “Đáng ra tôi định chờ giá lên tầm 95 triệu đồng/lượng mới bán ra nhưng thấy giá có dấu hiệu giảm nên tôi bán ra luôn để chốt lời”, chị Thuỷ nói.

Mua vàng SJC cách đây 1 năm khi vừa bán mảnh đất ở quận Tây Hồ (Hà Nội), vợ chồng anh Mạnh Thắng (quận Hoàng Mai, Hà Nội) dồn toàn bộ tiền mua 40 lượng vàng, nay thấy giá vàng tăng cao nên anh chị bán chốt lời mà không cần đắn đo nhiều. “Với số vốn ban đầu bỏ ra gần 3 tỷ đồng, hiện tại vợ chồng tôi đã lãi gần 1 tỷ đồng. Đây là mức lãi nhất trong các kênh đầu tư của tôi bao gồm cả chứng khoán, bất động sản trong vòng 1 năm qua”, anh Thắng cho hay.

Bài học mua “đỉnh”, bán “đáy”

Mua 10 lượng vàng miếng SJC lúc giá đạt đỉnh 92,4 triệu đồng/lượng với số vốn hơn 1,3 tỷ đồng, bà Nguyệt Thu (quận Tây Hồ, Hà Nội) ngậm ngùi vì mới cầm giấy hẹn vàng đã lỗ gần 100 triệu đồng sau 2 ngày. Tuy nhiên, bà Thu vẫn tin, giá vàng giảm chỉ là tạm thời và về lâu dài vẫn có khả năng tăng như các đợt “sóng” trước. “Tôi đầu tư nếu lãi sớm sẽ “lướt sóng”, còn không lãi sẽ để đó vì vàng vẫn là vàng không mất đi đâu được”, bà Thu nói.

Nhiều chuyên gia nhận định việc mua vàng thời điểm này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, nhất là trong bối cảnh Chính phủ đang thúc giục Ngân hàng Nhà nước đẩy mạnh việc giảm khoảng cách chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Những người đầu tư dài hạn và an toàn không nên chạy theo giá vàng bởi sẽ đối đầu với nhiều rủi ro.

Nhìn lại các cơn “sóng” vàng từ năm 2023 đến nay, mỗi khi thị trường vàng biến động, tăng giá mạnh, hình ảnh những hàng dài người xếp hàng chờ mua vàng, các tiệm vàng lại xuất hiện. Nhiều người mua vào với tâm lý giá vàng sẽ còn tiếp tục tăng. Thế nhưng, nhiều nhà đầu tư đã gặp “trái đắng” ngay sau khi vàng đột ngột rớt giá. Rủi ro mua vàng vào lúc giá đạt đỉnh đã được nhiều chuyên gia cảnh báo từ trước đó.

Các chuyên gia cho rằng, mức chênh lệch mua vào - bán ra lớn khiến người mua đang tự ôm rủi ro, thiệt ngay khi giao dịch. Trong khi các cửa hàng vàng luôn là bên hưởng lợi. Chưa kể, với hiệu ứng tâm lý đám đông, người dân mua vàng ngay trong lúc giá đang cao tạo điều kiện cho các cửa hàng vàng được đà, đẩy giá vàng lên cao thêm. Đến khi vàng rớt giá đột ngột, người mua lại tiếp tục thua lỗ.

Trả lời báo chí, chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển cho rằng, giá vàng SJC đang tăng do chịu nhiều yếu tố tác động cùng lúc: Giá vàng thế giới tăng, nhiều năm nay không có cung vàng miếng ra thị trường nội địa, trong khi nhu cầu mỗi năm đều tăng, đặc biệt nhu cầu tăng mạnh trong năm 2022, 2023 (những năm thị trường bất động sản suy thoái, lãi suất tiết kiệm giảm, dòng tiền “chảy” nhiều vào kênh đầu tư vàng).

Tuy nhiên, ông Hiển cho rằng, thời điểm này nếu mua vàng, nhà đầu tư sẽ đối đầu với rủi ro kép. Theo đó, giá vàng thế giới đã vượt qua 2.000 USD, khả năng lên và xuống như nhau. Bên cạnh đó, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và thế giới quá cao.

H.Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Để việc tăng lương là thực chất, công tác điều hành giá đã được Bộ Tài chính giám sát, thực hiện chặt chẽ giữ ổn định thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động