Dùng 3.500 tỷ từ ngân sách mua SGK: Cần khảo sát nhu cầu, tránh cào bằng

Nhiều hiệu trưởng các trường cho rằng Bộ GD-ĐT nên khảo sát nhu cầu mượn SGK trong thư viện tại các địa phương, tránh việc trang bị SGK trong thư viện một cách đồng loạt, cào bằng sẽ gây lãng phí lớn, nơi thừa, nơi thiếu.
Mức chiết khấu đối với sách giáo khoa: Liệu có phải rất thấp? Thành phố Hồ Chí Minh: Không để học sinh thiếu sách giáo khoa Giá SGK tăng cao, giáo viên vùng cao khổ vì bị hiểu lầm “ăn chặn” tiền học sinh

Tại hội thảo về SGK giáo dục phổ thông diễn ra mới đây, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết, Bộ đang đề xuất Chính phủ phương án trích 3.500 tỷ đồng ngân sách mua SGK đưa vào thư viện các trường cho học sinh mượn, số sách mượn sẽ đáp ứng được khoảng 70% nhu cầu của học sinh, ở những năm sau tiếp tục bổ sung thêm.

Dùng 3.500 tỷ từ ngân sách mua SGK: Cần khảo sát nhu cầu, tránh cào bằng
Ảnh minh họa.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD-ĐT, Bộ đã giao bộ phận chuyên môn tính toán và đưa ra ba phương án, gồm trích ngân sách mua đủ 100% nhu cầu, mua sách cho 70% nhu cầu và chỉ mua sách cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Sau khi phân tích, tính toán, Bộ đã lựa chọn phương án sẽ mua SGK đưa vào thư viện cho học sinh mượn, đáp ứng 70% nhu cầu. Số còn lại thuộc bộ phận người dân có điều kiện kinh tế ổn định, có thể tự mua sách cho con học. Nếu thực hiện, chính sách này sẽ giải quyết được những bức xúc về giá SGK. Bộ GD-ĐT dự kiến nếu được phê duyệt phương án này sẽ áp dụng từ năm học 2023-2024.

Về vấn đề này, cô Đinh Thị Vân Hồng, Hiệu trưởng Trường THCS Đống Đa, Hà Nội cho rằng, đây là một chủ trương mang tính nhân văn, học sinh được hưởng lợi và giảm bớt gánh nặng chi phí học tập cho phụ huynh. Song, tại các đô thị lớn, phần lớn phụ huynh vẫn đủ điều kiện để trang bị SGK và các đồ dùng học tập thiết yếu cho con đến trường.

Đơn cử như tại Trường THCS Đống Đa, cô Hồng cho biết, gần như không có phụ huynh nào gặp khó khăn trong vấn đề chi phí mua SGK. “Qua rà soát, hàng năm chỉ có khoảng 10-20 học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn được nhà trường tặng SGK để hỗ trợ và động viên các em cố gắng trong học tập, còn chưa có trường hợp nào gia đình khó khăn đến mức không có đủ khả năng mua được SGK cho các em. Như năm học 2021 -2022, toàn trường cũng chỉ có 1 học sinh ở với ông bà có hoàn cảnh khó khăn, nhà trường đã tặng sách cho học sinh này”.

Còn tại Trường THCS Hạ Bằng (huyện Thạch Thất, Hà Nội), thầy Nguyễn Văn Xuân, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc mua SGK đưa vào thư viện để học sinh mượn không phải cách làm mới, từ vài chục năm trước, khi điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, học sinh đi học được mượn SGK từ nhà trường. Số sách này được mua từ ngân sách nhà nước. Thời gian sau, lại có chính sách nhà trường cho thuê lại SGK, với cách làm này có thể tiết kiệm được tiền mua sách của học sinh, mỗi bộ sách thường khấu hao trong 4-5 năm. Trong giai đoạn hiện nay, chính sách này vẫn rất cần, song Bộ GD-ĐT cần khảo sát trên nhu cầu thực tế của từng địa phương, tránh kiểu đầu tư cào bằng, dàn trải gây lãng phí ngân sách.

“Chính sách này rất nên thực hiện tại các vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn. Còn với các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, TP.HCM, Đà Nẵng thì thực sự không cần thiết. Nhiều phụ huynh có điều kiện vẫn muốn mua cho con em mình một bộ sách riêng để học, thậm chí 2 bộ để học ở nhà và ở trường. Tại THCS Hạ Bằng, đa số phụ huynh làm công việc thuần nông, chỉ một bộ phận nhỏ phụ huynh trẻ đi làm tại các doanh nghiệp, nhưng việc trang bị cho con bộ SGK vẫn rất đơn giản.

Điều phụ huynh lo ngại hơn cả không phải giá SGK mà là tình trạng nhiều nơi bán sách kiểu “bia kèm lạc”. Nếu chỉ tính riêng SGK, giá mỗi bộ chỉ vài trăm nghìn đồng, nhưng nếu mua theo cả bộ sách tham khảo, sách bổ trợ thì số tiền có thể lên đến cả triệu đồng”, thầy Xuân nói.

Theo thầy Nguyễn Văn Xuân, để đảm bảo mọi học sinh đều có SGK khi đến trường, Trường THCS Hạ Bằng đã mua sẵn một số bộ SGK đưa vào thư viện, ưu tiên cho những học sinh có hoàn cảnh khó khăn mượn dùng. Song số lượng học sinh có nhu cầu mượn là rất nhỏ. Cả trường chỉ cần khoảng 5-10 bộ, kinh phí mua sách này hoàn toàn nằm trong khả năng tự chi trả của nhà trường, chưa cần đến nguồn kinh phí quá lớn như Bộ GD-ĐT đưa ra.

Bên cạnh đó, thầy Xuân cũng băn khoăn việc mua SGK đưa vào thư viện cho học sinh dùng qua các năm sẽ khó thực hiện khi triển khai 1 chương trình nhiều SGK, việc lựa chọn SGK của các trường qua các năm cũng sẽ có thay đổi.

Hiệu trưởng Trường THCS Hạ Bằng nhấn mạnh rằng, bên cạnh việc dùng ngân sách để mua SGK đưa vào thư viện trường học, điều quan trọng hơn cả, là các NXB cần thiết kế sách một cách tối ưu, hạn chế những phần cho phép học sinh điền đáp án trực tiếp vào SGK để mỗi cuốn sách có thể sử dụng nhiều lần, tiết kiệm kinh phí cho phụ huynh học sinh.

Đồng quan điểm, thầy Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội đồng giáo dục Trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) cũng cho rằng, cần có những khảo sát cụ thể về số lượng học sinh có nhu cầu đăng ký mượn SGK trong các nhà trường. Cùng một địa phương, một trường hay ngay trong một lớp cũng có những gia đình có điều kiện kinh tế khác nhau. Nhiều người sẵn sàng mua 2 bộ SGK cho con học, nhưng với không ít gia đình việc mua cho con 1 bộ sách cũng là một vấn đề.

“Ở những vùng thuận lợi về kinh tế cũng vẫn có những học sinh khó khăn, có nhu cầu mượn SGK, nhưng ngược lại ở những nơi khó khăn, thì nhiều phụ huynh có điều kiện hơn cũng không muốn cho con em mình phải dùng sách cũ. Như vậy nếu trang bị SGK trong thư viện theo kiểu cào bằng mà không dựa trên thực tế sẽ rất dễ xảy ra tình trạng lãng phí ngân sách, nơi thừa, nơi thiếu”, thầy Lâm nói./.

Theo Nguyễn Trang/VOV.VN

https://vov.vn/xa-hoi/dung-3500-ty-tu-ngan-sach-mua-sgk-can-khao-sat-nhu-cau-tranh-cao-bang-post975356.vov

Nên xem

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

Chăm lo sức khỏe cho nữ công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 20/4, tại Khu Công nghiệp Nội Bài, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội đã diễn ra chương trình Khám sức khỏe, tầm soát phát hiện sớm ung thư; tư vấn, truyền thông kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản; phát thuốc miễn phí; trao tặng áo dài cho nữ công nhân lao động tại các Khu Công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.
Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

Công ty WPP bị xử phạt hành chính do vi phạm hoạt động quảng cáo

(LĐTĐ) Ngày 17/4/2024, Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 55/QĐ-XPVPHC đối với Công ty TNHH Truyền thông WPP (Công ty WPP) do có nhiều sai phạm trong hoạt động quảng cáo.
TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

TP.HCM: Gia tăng hoạt động "xe dù, bến cóc"

(LĐTĐ) Thanh tra Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) phát hiện 87 vị trí có hoạt động đón, trả khách không đúng quy định (xe dù, bến cóc) trên địa bàn, tăng 17 điểm so với tháng 10/2023.
TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

TP.HCM: Đảm bảo an toàn giao thông dịp Lễ 30/4 và 1/5

(LĐTĐ) Sở Giao thông vận tải (GTVT) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) sẽ triển khai các giải pháp, từ duy tu, bảo trì hệ thống đường bộ đến phân luồng giao thông nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) trên địa bàn dịp Lễ 30/4 và 1/5.
Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

Vì sao Dự án mương La Khê vẫn chậm tiến độ?

(LĐTĐ) Là một trong những công trình trọng điểm của thành phố Hà Nội, song do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là vướng mắc trong giải phóng mặt bằng, nên đến nay dự án mương La Khê vẫn chưa thể về đích, dù đã được UBND Thành phố gia hạn thời gian thi công tới 3 lần.
Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

Làm sao để tách bằng lái xe tích hợp ô tô và xe máy

(LĐTĐ) Để tiện cho lưu giữ giấy tờ, nhiều người đã ghép bằng lái ô tô và xe máy vào một thẻ PET, nhưng trong quá trình sử dụng lại nảy sinh nhiều bất tiện, do đó có nhu cầu tách hai loại giấy tờ này.

Tin khác

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

Đáp ứng nhu cầu thông tin về tuyển sinh, định hướng nghề

(LĐTĐ) Tại chương trình “Đối thoại, tư vấn, hướng nghiệp về khối ngành Luật - Kinh tế”, hơn 1.000 học sinh Trung học phổ thông (THPT) trên địa bàn huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã được tiếp cận với nhiều thông tin bổ ích, thiết thực về tuyển sinh, định hướng nghề…
Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

Danh sách các đơn vị được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh

(LĐTĐ) Tính đến tháng 4/2024, có 34 cơ sở giáo dục đại học được tổ chức thi đánh giá năng lực tiếng Anh theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

Sôi nổi Vòng Chung kết cuộc thi “Sàn đấu Anh ngữ V - Champions 2024"

(LĐTĐ) Thực hiện Chương trình công tác Đội và phong trào Thiếu nhi Thủ đô năm học 2023-2024; thiết thực chào mừng kỷ niệm 83 năm Ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh (15/5/1941-15/5/2024), 70 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), Hội đồng Đội thành phố Hà Nội phối hợp với Anh văn Hội Việt Mỹ VUS miền Bắc tổ chức Vòng chung kết cuộc thi Sàn đấu Anh ngữ V - Champions năm 2024.
Nỗ lực để nâng cao chất lượng

Nỗ lực để nâng cao chất lượng

(LĐTĐ) Kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024 ngày càng cận kề. Tăng cường các kỳ khảo sát chất lượng, xây dựng ngân hàng đề ôn tập tốt nghiệp dùng chung, phân nhóm ôn tập sớm… là những giải pháp đang được các trường học trên địa bàn Thành phố áp dụng với quyết tâm nâng phổ điểm các môn, không để “vùng trũng” ở bất kỳ môn học nào.
Tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học

Tăng cường công tác bảo đảm an toàn trường học

(LĐTĐ) Các nhà trường cần tổ chức đa dạng các hoạt động giáo dục nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh ứng phó, phòng chống, ngăn chặn và xử lý kịp thời các tình huống xảy ra; nâng cao hiệu quả thực hiện quy tắc ứng xử văn hóa, quy chế dân chủ trong nhà trường.
Khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội tổ chức Lễ khởi động chương trình ôn thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024, trên truyền hình và ứng dụng đa phương tiện HANOI ON.
Hà Nội: Giao 11.540 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Trung tâm GDNN-GDTX

Hà Nội: Giao 11.540 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 Trung tâm GDNN-GDTX

(LĐTĐ) Ngày 17/4, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025 của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên (GDNN-GDTX).
Hà Nội giao 29.636 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tư thục

Hà Nội giao 29.636 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tư thục

(LĐTĐ) Có 85 trường Trung học phổ thông (THPT) tư thục được giao 29.636 chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 năm học 2024 - 2025.
Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18/7

Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học từ ngày 18/7

(LĐTĐ) Theo kế hoạch triển khai công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục mầm non năm 2024 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành, từ ngày 18/7 đến 17h ngày 30/7, thí sinh đăng ký, điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển không giới hạn số lần.
Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2024 - 2025

Hà Nội: Chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 công lập, công lập tự chủ năm học 2024 - 2025

(LĐTĐ) Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa phê duyệt và công bố chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 tại các trường Trung học phổ thông (THPT) công lập, công lập tự chủ năm học 2024 - 2025.
Xem thêm
Phiên bản di động