Du Xuân lễ hội đền Cờn

(LĐTĐ) “Nhất Cờn, nhì Quả, tam Bạch Mã, tứ Chiêu Trưng”... lễ hội đền Cờn là một trong những lễ hội cổ xưa, có tiếng linh thiêng vào bậc nhất xứ Nghệ. Nơi đây thờ Tứ Vị Thánh Nương, là các nữ thần bảo vệ dân chài, vốn là một tín ngưỡng dân gian khá phổ biến của các cư dân ven biển Thanh Hóa, Nghệ An.
du xuan le hoi den con Tấp nập phiên chợ Viềng đầu xuân
du xuan le hoi den con Vẹn nguyên cỗ Tết kinh kỳ

Hàng năm, lễ hội đền Cờn được tổ chức vào ngày 20, 21 tháng Giêng, thu hút hàng vạn du khách thập phương về tham dự. Lễ hội với nhiều nét văn hóa độc đáo phản ánh đời sống, sinh hoạt và tín ngưỡng của cư dân vùng biển nơi đây. Đền Cờn tọa lạc tại làng Phương Cần, thuộc phường Quỳnh Phương, thị xã Hoàng Mai (Nghệ An). Đền nằm sát cửa biển Lạch Cờn, giữa một hình thế non nước hữu tình, có đền chính (đền trong) và đền phụ (ngoài cửa biển).

Theo phong tục lễ hội Việt Nam truyền lại thì vào Năm Hưng Long thứ XX (1312), vua Trần Anh Tông đi đánh giặc phương Nam, ghé vào cửa Cờn. được nữ thần xin giúp sức. Khi thắng giặc trở về kinh đô, nhà Vua đã làm miếu tạ lễ và phong sắc “Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh Nương”, ban vàng bạc và cho xây dựng đền. Năm Hồng Đức thứ nhất (1470), trên đường đi đánh giặc phương Nam, vua Lê Thánh Tông đến thắp hương tại Đền Cờn.

du xuan le hoi den con
Toàn cảnh Đền Cờn.

Do Tứ vị Thánh Nương hiển linh phù trợ nhà vua đánh thắng giặc nên Lê Thánh Tông đã ban cấp tiền bạc xây dựng đền và phong sắc “Đại Càn quốc gia Nam Hải Tứ vị Thánh hương thượng thượng đẳng thần Ngọc bệ hạ”, ghi nhận công đức Thánh Mẫu giúp nước, giúp dân. Sang thế kỷ XVIII, vua Quang Trung đã ban sắc phong với mỹ tự “Hàm hoằng quảng đại” (tức là công lao rộng khắp, to lớn) và “Hàm chương tiết liệt” (nghĩa là nêu gương tiết liệt cho muôn đời). Trong phong tục lễ hội Việt Nam thì Đền Cờn là công trình kiến trúc cổ, quy mô lớn, uy nghi, đã trở thành trung tâm tín ngưỡng của cư dân vùng biển Quỳnh Lưu (Nghệ An).

Theo truyền thống Lễ hội đền Cờn trước đây được diễn ra trong một khoảng thời gian dài từ 21 tháng Chạp năm trước đến 22 tháng Giêng năm sau. Tuy nhiên, sau này từ năm 1999 là năm khởi đầu của việc khôi phục Lễ hội đền Cờn thì việc tổ chức lễ hội đã có nhiều giản lược hơn so với trước đây.

Ngay từ sáng ngày 21, ngày hội chính thức bắt đầu bằng lễ dâng hương, tiếp theo, đám rước kiệu trong trang phục mặc theo lối cổ dàn đội hình xuất phát từ đền Cờn. Đi đầu là tốp cờ quạt, nghi trượng, sau đó là đội chiêng trống, phường bát âm rồi đến 4 cỗ kiệu thần: Đi trước là kiệu Thánh Mẫu, tiếp theo là kiệu hai vị Thánh Nương, cuối cùng là kiệu vua Đế Bính. Mỗi cỗ kiệu do 16 người khiêng và 16 người đi bộ hộ tống. Sau tốp kiệu thần là đội phù giá gồm 20 cô gái trẻ đẹp mặc áo dài đi theo hàng dọc, tiếp theo là các cụ phụ lão, các vị chức sắc cùng khách thập phương.

Cùng lúc đó đoàn thuyền gồm 6 chiếc được trang hoàng lộng lẫy cũng xuất phát chạy dọc theo ra cửa Lạch Cờn. Khi đám rước kiệu đến chân đền ngoài thì dừng lại để các vị đại biểu, các cụ phụ lão do chủ lễ dẫn đầu lên đền làm lễ dâng hương. Kết thúc lễ dâng hương, đám rước lại quay về đền trong theo chiều ngược lại. Lúc đó đoàn thuyền rồng cũng từ biển tiến vào cửa đền, diễn lại tích thuyền rồng vua ngự viếng thăm đền. Sau đó, các kiệu rước ngai và thần vị vào đền làm lễ yên vị.

Buổi chiều thông thường sẽ tổ chức đại tế tại đền do ông chủ tế và ông chủ lễ chủ trì theo lối cổ truyền, có dâng hương, dâng rượu, đọc chúc văn theo lời cổ, đọc xong lại dâng hương, dâng rượu 3 lần. Sau đó chủ tế, chủ lễ lên hưởng lộc rồi phát lộc cho các vị tham gia vào ban tế lễ, các chân kiệu, chân cờ,... Tiếp theo, đến lượt các bô lão cùng dân làng và khách thập phương vào đền tế lễ. Chiều tối tổ chức lễ tạ và cầu yên cho dân làng rồi đóng hội. Sau lễ khai hội, trên lạch sông trước cửa đền bắt đầu diễn ra các cuộc đua thuyền giữa các đội, các xóm…

du xuan le hoi den con
Giải đua thuyền truyền thống hàng năm tại lễ hội đền Cờn luôn thu hút sự quan tâm của hàng vạn du khách và nhân dân địa phương.

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhiều lần trùng tu, năm 1993 đền Cờn được công nhận di tích văn hóa quốc gia. Với tuổi đời gần 800 năm, “Đệ nhất linh từ” của xứ Nghệ từ xưa tới nay đền Cờn luôn là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa về vãn cảnh. Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thành tâm, tôn kính và đông đảo nhân dân nhiều nơi về tham dự… Đền Cờn sừng sững uy nghi, như được choàng một màn sương khói đầy màu sắc huyền thoại, huyền bí.

Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử của dân tộc, nhiều lần trùng tu, năm 1993 đền Cờn được công nhận di tích văn hóa quốc gia. Với tuổi đời gần 800 năm, “Đệ nhất linh từ” của xứ Nghệ từ xưa tới nay đền Cờn luôn là điểm đến hấp dẫn du khách gần xa về vãn cảnh. Hàng năm, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thành tâm, tôn kính và đông đảo nhân dân nhiều nơi về tham dự… Đền Cờn sừng sững uy nghi, như được choàng một màn sương khói đầy màu sắc huyền thoại, huyền bí.

Những năm gần đây, với sự quan tâm đầu tư của các cấp chính quyền và nhân dân thị xã, đền Cờn thêm nghiêm trang, lễ hội ngày càng thêm đông vui. Năm 2016 lễ hội đền Cờn là một trong hai lễ hội được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đợt XIV ở Nghệ An. Đây là sự kiện tiêu biểu và vinh dự của thị xã Hoàng Mai nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung. Việc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận lễ hội đền Cờn là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia là sự ghi nhận đối với những giá trị văn hóa và lịch sử của lễ hội đền Cờn.

Mặc dù Lễ hội đền Cờn là một lễ hội nông nghiệp, chủ yếu là cầu ngư, tuy nhiên, việc duy trì, tổ chức tốt lễ hội đền Cờn không chỉ nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về tiềm năng du lịch, hướng tới bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa cũng như tạo điểm nhấn quan trọng để phát triển du lịch của thị xã Hoàng Mai mà việc tổ chức lễ hội còn giáo dục truyền thống, lịch sử, văn hóa, những nét đẹp của phong tục tập quán nơi đây. Tạo ra cơ hội cho các doanh nghiệp giao lưu hợp tác đầu tư, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản, đồng thời gìn giữ được nét đặc sắc, độc đáo vốn có của lễ hội đền Cờn xứ Nghệ nổi tiếng.

Hải Linh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

Chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo”

(LĐTĐ) Ngày 25/4, quận Bắc Từ Liêm tổ chức vòng chung khảo giải thưởng “Nhà giáo Bắc Từ Liêm tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 8 năm 2024. Tham gia vòng chung khảo có 15 nhà giáo có thời gian công tác ít nhất 3 năm liên tục trở lên.
Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

Đưa hợp tác Hà Nội - Điện Biên ngày càng đi vào thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Ngày 25/4, tiếp tục chuỗi hoạt động tại tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), Đoàn đại biểu thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND Thành phố, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố dẫn đầu đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Điện Biên.
Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

Quân và dân Nghệ An đã đóng góp to lớn cho chiến thắng Điện Biên Phủ

(LĐTĐ) Sáng 25/4, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An phối hợp với Cục Chính trị Quân khu 4 tổ chức Hội thảo khoa học “70 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (1954 - 2024) và những đóng góp to lớn của quân - dân Nghệ An”; cùng triển lãm chuyên đề “Điện Biên Phủ - một thiên sử vàng”.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

Kỷ niệm 120 năm ngày sinh Tổng Bí thư Trần Phú: Tháng Tư trở về An Thổ

(LĐTĐ) Những ngày cuối tháng Tư, chúng tôi có dịp về làng An Thổ, xã An Dân, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên - nơi đã từng ghi đậm dấu tích minh chứng cho lịch sử của Thành An Thổ trong phong trào Cần Vương chống Pháp và là nơi sinh của đồng chí Trần Phú, người học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tổng Bí thư đầu tiên của Đảng.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

Long Biên: Phát động thi đua 95 ngày cao điểm chào mừng 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Thiết thực chào mừng kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), Ban Thường vụ Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Long Biên phát động đợt thi đua 95 ngày cao điểm trong đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) quận Long Biên.

Tin khác

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Top những địa điểm du lịch miền Bắc không thể bỏ qua dịp 30/4, 1/5

Top những địa điểm du lịch miền Bắc không thể bỏ qua dịp 30/4, 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4,1/5 năm nay được nghỉ 5 ngày, phù hợp với đi chơi quanh khu vực miền Bắc. Trong đó, du lịch trải nghiệm đang là lựa chọn của nhiều người trẻ. Dưới đây là một số địa điểm hấp dẫn, thú vị ở miền Bắc mà du khách có thể tham khảo cho chuyến nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là “thời điểm vàng” để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá rẻ bất thường….
Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 sẽ diễn ra trong 10 ngày

Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 sẽ diễn ra trong 10 ngày

(LĐTĐ) Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 9/6, với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” nhằm quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hoá, du lịch đặc trưng của TP.HCM.
VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

(LĐTĐ) Với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ và 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024 đã thể hiện sự quyết tâm cao của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và doanh nghiệp cả nước, đồng lòng chung tay phát triển du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

(LĐTĐ) Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa chia sẻ các điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất châu Á, phù hợp với những tín đồ mê du lịch tiết kiệm. Trong đó, Huế là nơi du khách có thể tận hưởng mức giá phòng cạnh tranh nhất, đứng top 3 của danh sách này.
Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 12/4, tại huyện Thanh Oai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức tổ chức tọa đàm "Giải pháp phát triển tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, thúc đẩy kết nối các điểm đến di tích - di sản và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024: Du lịch bền vững, kiến tạo tương lai

(LĐTĐ) Dự kiến, Hội chợ Du lịch Quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 sẽ diễn ra từ ngày 5 - 7/9, tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), quận 7, Thành phố Hồ Chí Minh, mang tới một không gian kết nối và hàng ngàn cơ hội giao thương, hợp tác đầy hứa hẹn cho các doanh nghiệp, đối tác trong ngành Du lịch Việt Nam và quốc tế.
Xem thêm
Phiên bản di động