Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” Lao động Thủ đô trên nền tảng số

(LĐTĐ) “Người tham gia bảo hiểm y tế đủ 5 năm liên tục được hưởng quyền lợi gì khác so với người tham gia bảo hiểm y tế chưa đủ 5 năm?; Khi bị Covid-19 thì người lao động được hưởng những chế độ gì?; Thủ tục, quy trình để được hưởng gói hỗ trợ thuê nhà trọ cho công nhân lao động…”. Đây là số ít trong những câu hỏi của người lao động đã được chuyên gia giải đáp cặn kẽ trong các chương trình đối thoại - giao lưu trực tuyến của báo Lao động Thủ đô.
Mời bạn đọc đặt câu hỏi giao lưu trực tuyến về Đại hội Công đoàn và các chế độ, chính sách TRỰC TUYẾN: Giải đáp về Đại hội Công đoàn và các chế độ, chính sách liên quan đến người lao động Báo Lao động Thủ đô long trọng kỷ niệm 30 năm ngày xuất bản số báo đầu tiên

Nơi người lao động được giãi bày khó khăn, vướng mắc

Là cơ quan ngôn luận của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, tiếng nói của tổ chức Công đoàn và công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) Thủ đô, báo Lao động Thủ đô có nhiệm vụ chính trị tuyên truyền đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tới đông đảo bạn đọc và CNVCLĐ.

Đặc biệt, những năm gần đây, phát huy thế mạnh của báo điện tử - một kênh thông tin nhanh chóng, đa chiều dựa trên nền tảng số, báo Lao động Thủ đô đã phối hợp với các LĐLĐ quận, huyện, thị xã, Công đoàn ngành, tổ chức hiệu quả các cuộc giao lưu và truyền trực tuyến tại địa chỉ laodongthudo.vn.

Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” Lao động Thủ đô trên nền tảng số
Người lao động sôi nổi đặt câu hỏi tại các cuộc giao lưu trực tuyến.

Tại các buổi đối thoại, giao lưu (ĐTGL) trực tuyến này, CNVCLĐ được trực tiếp hỏi và nghe các chuyên gia, nhà quản lý, luật sư trả lời các vấn đề, khúc mắc, điều luật mới liên quan đến quyền, lợi ích, nghĩa vụ của mình như: Khúc mắc khi giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, tiền lương, thời giờ làm việc, an toàn lao động, áp dụng vào các trường hợp cụ thể. Thông qua hỏi đáp, CNVCLĐ hiểu rõ hơn các quy định của chính sách, pháp luật liên quan sát sườn đến quyền, lợi ích và nghĩa vụ của mình, từ đó giúp CNVCLĐ yên tâm với công việc, chú tâm hơn trong lao động, sản xuất.

Ghi nhận tại các buổi ĐTGL trực tuyến do báo Lao động Thủ đô phối hợp với các đơn vị tổ chức trong thời gian qua cho thấy, thời lượng các buổi giao lưu thực tế thường kéo dài vượt quá so với kế hoạch đặt ra ban đầu bởi nhiều khúc mắc khi thực hiện chính sách người lao động muốn được chuyên gia giải đáp. Không khí tại các địa điểm tổ chức cũng luôn sôi động, cởi mở chứng tỏ sức thu hút rất lớn của các buổi giao lưu đối với bạn đọc, người lao động. Ngoài hàng trăm câu hỏi gửi về hộp thư điện tử của báo Lao động Thủ đô, câu hỏi của đoàn viên, CNVCLĐ tại địa điểm diễn ra giao lưu cũng dồn dập, khiến sự kiện luôn nóng.

Là người từng trực tiếp được tham gia và đặt câu hỏi tại cuộc ĐTGL, chị Vũ Thị Phượng (Doanh nghiệp chế xuất Nitori Việt Nam) chia sẻ: “Năm 2022, tôi không may bị nhiễm Covid-19 và phải nghỉ làm để điều trị, cách ly tại nhà. Tuy nhiên, do sơ ý, không nhận được thông báo của Công ty về việc nộp lại giấy chứng nhận nên sau đó tôi không được hưởng chế độ của bảo hiểm xã hội. Trong cuộc giao lưu trực tuyến với báo Lao động Thủ đô liên quan tới vấn đề này, tôi đã nêu ra câu hỏi và được các chuyên gia hướng dẫn một cách tỉ mỉ, tận tình. Sau cuộc giao lưu, tôi thực hiện các bước theo lời chuyên gia và đã được Bảo hiểm xã hội giải quyết. Tôi rất vui và biết ơn vì quyền lợi của mình được đảm bảo”.

Còn bà Đỗ Thị Thanh Hải (giáo viên Trường Tiểu học Dũng Tiến, huyện Thường Tín) tham gia tại cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề “Chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động và sử dụng lao động” cho biết: Cuộc giao lưu trực tuyến rất bổ ích, giúp tôi nắm bắt thêm nhiều chính sách pháp luật của Nhà nước về chế độ bảo hiểm xã hội, chế độ tiền lương và hợp đồng lao động. Tại chương trình, tôi có 2 câu hỏi về chế độ bảo hiểm xã hội và chế độ tiền lương. Tôi đã được các chuyên gia giải thích rất tận tình, cặn kẽ, giúp tôi hiểu rõ hơn về các chính sách đó.

Không chỉ là nơi giải đáp thắc mắc cho người lao động, các buổi giao lưu trực tuyến cũng là địa chỉ để các cán bộ công đoàn, Chủ tịch Công đoàn cơ sở tiếp thu thêm kiến thức pháp luật, trau dồi kinh nghiệm và bày tỏ những vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết chính sách, chế độ cho công nhân, lao động tại đơn vị mình. Theo anh Nguyễn Hoàng Long (Chủ tịch Công đoàn Công ty Matso), hiện nay, đa số các cán bộ công đoàn đều kiêm nhiệm, không thể nắm hết kiến thức về pháp luật ở những lĩnh vực khác nhau như: Luật Lao động, Luật Công đoàn, Bảo hiểm xã hội… để giải đáp cặn kẽ vướng mắc cho người lao động. Thông qua các buổi giao lưu trực tuyến, cán bộ công đoàn có thể hỏi và nắm bắt được thêm xem vấn đề mình quan tâm được quy định ở đâu, khoản nào, điều nào để giải thích cho công nhân một cách thỏa đáng.

“Tôi đã giữ chức Chủ tịch Công đoàn Công ty được 7 năm, quản lý hơn 900 công đoàn viên. Với số lượng CNVCLĐ nhiều như vậy, các câu hỏi, vấn đề cần giải đáp là rất lớn. Vì vậy, mỗi khi có cơ hội được tham gia các chương trình giao lưu trực tuyến do Báo tổ chức tôi đều cố gắng tham dự, đưa ra các câu hỏi bản thân chưa tìm được câu trả lời để nhờ chuyên gia giải đáp, hướng dẫn. Đồng thời, qua đó, cập nhật những văn bản, giấy tờ, kiến thức pháp luật để phục vụ tốt hơn cho công tác chuyên môn của mình”, anh Long nhấn mạnh.

Với những hiệu quả rõ nét, Chủ tịch Công đoàn Công ty Matso bày tỏ, thời gian tới, mong báo Lao động Thủ đô và Công đoàn các Khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội có thể phối hợp tổ chức nhiều hơn nữa các cuộc ĐTGL trực tuyến với những chuyên đề cụ thể để bản thân người cán bộ công đoàn và CNVCLĐ được tiếp thu thêm kiến thức.

Góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của hệ thống chính trị

Theo đánh giá của các cơ quan chức năng, các cấp công đoàn và đặc biệt là CNVCLĐ, giao lưu trực tuyến là phương pháp tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật thực sự sáng tạo, mang lại những kết quả hết sức bổ ích. Không chỉ có lợi với người lao động, mà người sử dụng lao động cũng mong muốn hiểu pháp luật lao động để thực hiện đúng và đủ, để không vi phạm pháp luật, qua đó đưa doanh nghiệp ngày càng phát triển.

Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” Lao động Thủ đô trên nền tảng số
Các chuyên gia trả lời câu hỏi tại cuộc đối thoại.

Năm 2022 là năm thứ 5 LĐLĐ quận Hoàn Kiếm phối hợp với báo Lao động Thủ đô tổ chức chương trình ĐTGL trực tuyến. Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm Lê Hoàng Thủy Vân cho biết: Qua 5 lần tổ chức, LĐLĐ quận đánh giá cao việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp theo cách này, và rất cần được thực hiện thường xuyên. So với hình thức tổ chức hội nghị tuyên truyền truyền thống mang tính truyền đạt một chiều, hình thức này giúp hai bên tương tác trực tiếp với nhau, hiểu cặn kẽ vấn đề và giải quyết cụ thể từng tình huống.

Cũng theo đánh giá của Chủ tịch LĐLĐ quận Hoàn Kiếm, đây là một hình thức truyền thông mới đem lại hiệu quả cao và thiết thực, thông qua đó góp phần xây dựng quan hệ lao động hài hòa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp. Giúp chủ sử dụng lao động và người lao động thấu hiểu, gần nhau hơn. Bởi thực tế, không phải người lao động và chủ doanh nghiệp nào cũng nắm và hiểu rõ về các loại chính sách pháp luật. Tìm hiểu pháp luật lao động không chỉ giúp người lao động có thể tự bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của chính mình, mà còn thực hiện đúng trách nhiệm, nghĩa vụ khi tham gia quan hệ lao động và hoạt động công đoàn.

Là đơn vị đã có 4 lần phối hợp tổ chức chương trình với báo Lao đông Thủ đô, ông Ngô Minh Hoàn (Phó Chủ tịch Công đoàn ngành Giao thông vận tải Hà Nội) nhận định: Đây là một chương trình hay, có ý nghĩa sâu sắc không chỉ với người lao động mà còn cả với các cán bộ công đoàn. Tại chương trình, người lao động được nói, được chia sẻ và được tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, hiểu biết thêm về quyền và nghĩa vụ của bản thân. Đặc biệt, đối với ngành mang tính chất đặc thù như Giao thông vận tải, công việc tiềm ẩn nhiều nguy hiểm thì việc nắm rõ các chế độ, chính sách, quy định là rất cần thiết.

Dưới góc độ là chuyên gia, thường xuyên tham gia giải đáp tại các buổi ĐTGL trực tuyến do báo Lao động Thủ đô tổ chức, bà Dương Thị Minh Châu (Trưởng phòng Truyền thông Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội) đánh giá: Thời gian qua, báo Lao động Thủ đô đã phối hợp hiệu quả với Bảo hiểm xã hội Thành phố trong việc tuyên truyền về chế độ, chính sách, những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện chính sách tới cơ sở và người lao động.

Đặc biệt, báo Lao động Thủ đô đã chú trọng truyền thông trực tiếp tới đơn vị, doanh nghiệp có đông CNVCLĐ; đồng thời được mở rộng đến tất cả đối tượng tham gia thông qua báo Lao động Thủ đô điện tử. Các chuyên đề, chủ đề truyền thông về chính sách bảo hiểm xã hội, báo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp khá phong phú, giải đáp được nhu cầu cấp thiết từ người tham gia, thụ hưởng chính sách. Từ những vướng mắc trong thực tế mà đơn vị, người lao động đề cập, cơ quan Bảo hiểm xã hội cũng có thêm thông tin để kịp thời điều chỉnh, góp phần xây dựng chính sách và quản lý chính sách hiệu quả hơn.

“Từ các cuộc ĐTGL trực tuyến, từ nhu cầu của người lao động và bạn đọc, báo Lao động Thủ đô nên xây dựng kho câu hỏi được quan tâm nhiều, để khi cần, bạn đọc có thể tra cứu trên trang điện tử của Báo. Như thế sẽ tiếp tục lan tỏa được chính sách đến với doanh nghiệp, đơn vị và người tham gia. Đặc biệt, với những câu hỏi bạn đọc gửi tới Báo sau các chương trình, Báo có thể gửi tới Bảo hiểm xã hội Hà Nội để các cán bộ giải đáp và trả lời lại người lao động để tăng tính tương tác…”, bà Dương Thị Minh Châu góp ý.

Đồng quan điểm với bà Châu, ông Tạ Văn Dưỡng (Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động LĐLĐ Thành phố) nhận định: ĐTGL trực tuyến là một mô hình tuyên truyền mới, báo Lao động Thủ đô là đơn vị đầu tiên, tiên phong thực hiện tuyên truyền, phổ biến pháp luật thông qua hình thức giao lưu trực tuyến.

Qua thời gian triển khai, có thể nhận định đây là mô hình hết sức hiệu quả, được sự ghi nhận của tất cả CNVCLĐ, doanh nghiệp và Thành phố. ĐTGL trực tuyến là một kênh tuyên truyền nhắm đến hai đối tượng chính: Một là người quản lý doanh nghiệp, thông qua các cuộc giao lưu họ sẽ nắm được các chính sách, chế độ để thực hiện sao cho đúng. Hai là người lao động, từ các chương trình, họ có thể nắm được các quyền lợi của mình và kiến nghị đề xuất về những vướng mắc mà bản thân gặp phải. “Tôi nghĩ đây là hình thức hay, hiệu quả, cần được nhân rộng, đồng thời giảm bớt những buổi tập huấn truyền thống một chiều, khô khan”, ông Dưỡng bày tỏ.

Đối thoại - giao lưu trực tuyến: “Đặc sản” Lao động Thủ đô trên nền tảng số
Phóng viên báo Lao động Thủ đô tác nghiệp tại cuộc đối thoại, giao lưu trực tuyến.

Cũng theo ông Dưỡng, là một chuyên gia về chính sách và là người giữ cương vị Trưởng ban Chính sách Pháp luật và Quan hệ lao động của LĐLĐ Thành phố, thông qua các buổi ĐTGL trực tuyến bản thân ông có thể nắm rõ hơn các vấn đề thực tế của người công nhân, biết được ở doanh nghiệp việc thực hiện các chính sách, quyền của người lao động như thế nào, có được đảm bảo không. Từ đó, khi tham mưu cho LĐLĐ Thành phố, các cơ quan chức năng các cán bộ chính sách sẽ hướng vào những vấn đề, những việc còn vướng ở cơ sở để tháo gỡ cho họ.

Ông Dưỡng cũng đề xuất, thời gian tới, báo Lao động Thủ đô cần chú trọng nâng cao hơn nữa chất lượng các cuộc ĐTGL trực tuyến và đưa ra được các giải pháp sát thực hơn cho CNVCLĐ. Cụ thể: Nội dung đối thoại phải sát với nhu cầu của CNVCLĐ. Chất lượng đội ngũ chuyên gia phải được nâng cao, cần đặt hàng những chuyên gia có thực tiễn, có kinh nghiệm. Đối tượng tham gia các cuộc giao lưu trực tuyến cần được mở rộng. Mời các cán bộ chính sách tại các công ty tham dự, để họ có thể đưa ra các thắc mắc của mình và tham mưu, tư vấn cho chủ doanh nghiệp, từ đó, quyền lợi của người lao động sẽ được đảm bảo hơn, thực thi pháp luật tốt hơn…

Lê Thắm

Nên xem

Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM”

Hội thảo khoa học “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM”

(LĐTĐ) Ngày 6/6, Ban Tuyên giáo Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) tổ chức hội thảo khoa học: “Xây dựng không gian văn hóa Hồ Chí Minh tại TP.HCM nhiệm vụ, giải pháp”.
Ngăn chặn các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao: Ý thức người dân vẫn là trên hết!

Ngăn chặn các vụ lừa đảo sử dụng công nghệ cao: Ý thức người dân vẫn là trên hết!

(LĐTĐ) Chưa khi nào tội phạm công nghệ cao lại diễn biến phức tạp như hiện nay. Cảnh báo, tuyên truyền rất nhiều trên đủ các phương tiện truyền thông nhưng người dân vẫn “sập bẫy” của tội phạm lừa đảo này.
Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

Hà Nội tăng tốc phát triển nhà ở

(LĐTĐ) Hai tuần sau sự kiện 1.500 người nộp hồ sơ bốc thăm suất mua 149 căn hộ nhà ở xã hội tại dự án nhà ở xã hội Trung Văn, quận Nam Từ Liêm; những câu chuyện mang chủ đề “nhà ở xã hội” vẫn tiếp tục thu hút dư luận khi lần lượt các dự án mới được công bố. Thành phố Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp để tăng nguồn cung, đáp ứng nhu cầu của người dân.
Câu chuyện học phí đại học

Câu chuyện học phí đại học

(LĐTĐ) Liên quan đến vấn đề tự chủ đại học, tại phiên thảo luận về tình hình kinh tế - xã hội… đại biểu Đỗ Chí Nghĩa (đoàn ĐBQH tỉnh Phú Yên) cho hay, hiện nay, học phí đại học đang tăng lên rất cao.
Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

Cần công khai chất lượng doanh nghiệp bảo hiểm

(LĐTĐ) Trước nhiều vụ việc gây bức xúc trên thị trường bảo hiểm, các chuyên gia đã kiến nghị tăng cường vai trò của cơ quan quản lý Nhà nước, tăng chất lượng và số lượng chế tài để tạo hàng rào bảo vệ các quan hệ trên thị trường và cụ thể hóa trách nhiệm của doanh nghiệp.
Huyện Ứng Hòa: Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XI

Huyện Ứng Hòa: Đẩy mạnh tuyên truyền trực quan chào mừng Đại hội Công đoàn huyện lần thứ XI

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng chào mừng Đại hội Công đoàn lần thứ XI, nhiệm kỳ 2023 - 2028 (dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 7, 8/6/2023), Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Ứng Hòa tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền trực quan về Đại hội tại các Công đoàn cơ sở.
Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

Có trường hợp đi lao động ở nước ngoài bị lừa từ cả 2 đầu

(LĐTĐ) Trả lời chất vấn trước Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho biết, có trường hợp người đi lao động ở nước ngoài bị lừa ở cả 2 đầu, phía doanh nghiệp Việt Nam và phía doanh nghiệp nước ngoài.

Tin khác

Cần quy định rõ trong Điều lệ chính sách đối với cán bộ Công đoàn trưởng thành từ cơ sở

Cần quy định rõ trong Điều lệ chính sách đối với cán bộ Công đoàn trưởng thành từ cơ sở

(LĐTĐ) Để thực hiện tốt nhiệm vụ của tổ chức Công đoàn trong tình hình mới, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, cần có chiến lược đối với đội ngũ Công đoàn, nhất là cán bộ Công đoàn cơ sở để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho người lao động.
Tiến tới một nhiệm kỳ mới đầy thử thách và trách nhiệm

Tiến tới một nhiệm kỳ mới đầy thử thách và trách nhiệm

(LĐTĐ) Vượt qua mọi khó khăn, thách thức, với nhiều cách làm hay, chương trình mới, sáng tạo trong tổ chức hoạt động, nhiệm kỳ 2018 - 2023, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Thanh Trì đã hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ đề ra, thực hiện tốt nhiệm vụ chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích cho đoàn viên, người lao động (NLĐ), góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Tự hào bản lĩnh, trí tuệ những người thợ Việt Nam

Tự hào bản lĩnh, trí tuệ những người thợ Việt Nam

(LĐTĐ) Trong số 11 gương điển hình tiên tiến là cá nhân được vinh danh trong Chương trình Vinh quang Việt Nam năm 2023 do Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam tổ chức tối 4/6, có sự góp mặt của 2 người thợ - những công nhân lao động trực tiếp, đang nỗ lực từng giờ, từng ngày bằng bàn tay, trí óc của mình không ngừng vươn lên khẳng định trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam.
LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

LĐLĐ huyện Đông Anh tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ xây nhà tình nghĩa

(LĐTĐ) Ngày 5/6, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Đông Anh đã tổ chức trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho gia đình chị Đỗ Thị Hải tại thôn Thái Bình, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh. Trước đó, LĐLĐ huyện đã phối hợp với Hội Cựu chiến binh huyện trao hỗ trợ xây nhà tình nghĩa cho 1 hội viên Hội Cựu chiến binh tại xã Liên Hà.
Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa LĐLĐ Thành phố và BHXH thành phố Hà Nội

Ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa LĐLĐ Thành phố và BHXH thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 5/6, tại trụ sở Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã diễn ra Lễ ký kết Quy chế phối hợp công tác giữa LĐLĐ thành phố Hà Nội và Bảo hiểm xã hội (BHXH) thành phố Hà Nội, giai đoạn 2023 - 2028.
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm việc nhà”

(LĐTĐ) Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm vừa tổ chức tổng kết phong trào thi đua “Giỏi việc nước - Đảm viêc nhà” năm 2022. Đã có trên 250 tập thể và 4.589 nữ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đạt danh hiệu và được biểu dương ở cơ sở; trong đó 38 tập thể và 114 cá nhân tiêu biểu nhất được LĐLĐ quận xét chọn khen thưởng.
Nhân lên những tấm gương cán bộ, đoàn viên Công đoàn tiêu biểu

Nhân lên những tấm gương cán bộ, đoàn viên Công đoàn tiêu biểu

(LĐTĐ) Theo Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Nam Từ Liêm Lê Thị Kim Điệp, công tác biểu dương cán bộ, đoàn viên Công đoàn chính là xây dựng nhân tố mới, điển hình, làm hạt nhân, làm nòng cốt của hoạt động công đoàn…
Kinh nghiệm triển khai các phong trào thi đua tại Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội

Kinh nghiệm triển khai các phong trào thi đua tại Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội

(LĐTĐ) Thông qua các phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng phương tiện, chất lượng dịch vụ và an toàn xe buýt”, các Hội thi “Bảo dưỡng sửa chữa giỏi” và “Lái xe buýt giỏi - An toàn”, đã có hàng chục lượt tập thể, hàng trăm cá nhân tiêu biểu của Xí nghiệp Xe khách Nam Hà Nội được Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân (UBND) thành phố Hà Nội, Tổng Công ty vận tải Hà Nội -Transerco và Xí nghiệp khen thưởng.
Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động ngành Dệt May Hà Nội

Huấn luyện An toàn vệ sinh lao động cho công nhân lao động ngành Dệt May Hà Nội

(LĐTĐ) Từ ngày 30/5 đến ngày 22/6, Công đoàn ngành Dệt May Hà Nội chỉ đạo Công đoàn Công ty TNHH May xuất khẩu Đại Nghĩa phối hợp với Ban Giám đốc Công ty tổ chức 8 lớp huấn luyện An toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) cho 954 công nhân lao động (CNLĐ).
Thiết thực các hoạt động chăm lo cho con đoàn viên, người lao động

Thiết thực các hoạt động chăm lo cho con đoàn viên, người lao động

(LĐTĐ) Thiết thực hưởng ứng Tháng hành động Vì trẻ em, các cấp Công đoàn huyện Phúc Thọ đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa nhằm chăm lo cho con của đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên địa bàn huyện.
Xem thêm
Phiên bản di động