Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gặp khó, còn thiếu cả nhân lực bậc cao
Him Lam Green Park - Lựa chọn hàng đầu của chuyên gia nước ngoài tại Bắc Ninh | |
Bức tranh kinh tế Việt Nam qua lăng kính 'ngoại' | |
Chuyên gia nước ngoài tìm hiểu nước biển đỏ tại quảng Bình |
Trên 25 ngàn lao động người nước ngoài chưa quay trở lại Việt Nam
Thứ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội Lê Văn Thanh cho biết, theo báo cáo của 63 Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 18/3, tổng số lao động nước ngoài đã được cấp phép lao động và xác nhận không thuộc diện cấp phép lao động là 94.000 người. Trong đó, số lao động nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam là 68.521 người (lao động Trung Quốc là 15.310 người, chiếm 22,4%; lao động Hàn Quốc là 23.581 người, chiếm 34,4%; lao động đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác là 29.630 người, chiếm 43,2%).
Số lao động nước ngoài chưa quay trở lại Việt Nam làm việc là 25.479 người (lao động Trung Quốc là 19.113 người, chiếm 75%; lao động Hàn Quốc là 3.766 người, chiếm 14,8%; lao động đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác là 2.600 người, chiếm 10,2%). Số lao động này chủ yếu là các chuyên gia/lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, có kinh nghiệm quản lý tại các doanh nghiệp.
Về tình hình lao động nước ngoài có nhu cầu trở lại làm việc, theo báo cáo của 63 tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương, hầu hết lao động nước ngoài mà các doanh nghiệp đang thiếu hụt đều là các nhà quản lý hoặc chuyên gia ở các dự án, công trình trọng điểm. Mặc dù các địa phương đều tích cực, chủ động các phương án hỗ trợ doanh nghiệp tìm nguồn lao động thay thế nhưng những vị trí đòi hỏi trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, kinh nghiệm quản lý, ngoại ngữ, điều hành lâu năm thì trong khoảng thời gian ngắn, lao động Việt Nam chưa đáp ứng được ngay, cần phải có thời gian đào tạo, chuyển đổi.
Dự án Đường sắt đô thị Cát Linh- Hà Đông đang thiếu hụt chuyên gia, lao động nước ngoài chưa thể quay lại làm việc. Ảnh minh họa. |
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội nhận định, nếu tình trạng thiếu hụt chuyên gia, nhà quản lý, lao động kỹ thuật... tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ, thời gian hoàn thành các hạng mục công trình, dự án trọng điểm, cấp thiết. Bên cạnh đó, việc thiếu hụt các vị trí nêu trên sẽ dẫn đến ngừng việc, giãn việc ở một số vị trí khác trong doanh nghiệp. Ngoài ra, sẽ tác động đến nhiều ngành và lĩnh vực có liên quan những công trình, dự án.
Kiến nghị cho cho chuyên gia, lao động nước ngoài nhập cảnh sau khi thực hiện cách ly y tế
Cũng theo Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội, tính đến ngày 15/3, tổng nhu cầu của các địa phương và cơ quan đại diện ngoại giao các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản... đề nghị ưu tiên cho lao động nước ngoài nhập cảnh Việt Nam là 8.459 lao động (chủ yếu là lao động Trung Quốc và Hàn Quốc). Trong đó có khoảng 2.000 lao động của một số dự án, công trình trọng điểm quốc gia, dự án áp dụng công nghệ mới của các tập đoàn đa quốc gia như: dự án Đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông (khoảng 100 người), dự án Nhà máy Nhiệt điện Vĩnh Tân 1 (76 người), dự án LG Display tại Hải Phòng (200 người), Công ty TNHH Samsung Display Việt Nam tại Bắc Ninh (700 người), Công ty TNHH Samsung Elecho-Mechanics Việt Nam và công ty đối tác tại Thái Nguyên (150 người), Công ty TNHH Texhong (77 người)…
Để kịp thời giải quyết những vướng mắc nêu trên và tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội và ứng phó dịch bệnh Covid-19, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến về việc đồng ý cấp giấy phép lao động, xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động cho các chuyên gia, lao động nước ngoài làm việc cho các dự án, công trình, doanh nghiệp lớn, trọng điểm, cấp thiết… theo đề nghị của bộ, ngành, địa phương, cơ quan đại diện ngoại giao một số nước và doanh nghiệp sau khi số chuyên gia, lao động này đã hoàn thành các thủ tục y tế theo quy định của Bộ Y tế.
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội cũng xin ý kiến Thủ tướng về việc đồng ý cho số lao động nước ngoài về nước vào dịp Tết nguyên đán 2020 tiếp tục quay lại làm việc theo đề xuất của UBND cấp tỉnh, sau khi hoàn thành thủ tục cách ly y tế tập trung khi nhập cảnh theo quy định của Bộ Y tế; ý kiến đồng ý cấp lại giấy phép lao động đã hết hạn cho số lao động nước ngoài do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên chưa làm thủ tục cấp lại được, sau khi hoàn thành các thủ tục y tế do Bộ Y tế quy định. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội sẽ có văn bản hướng dẫn cụ thể nhằm bảo đảm vừa góp phần phát triển sản xuất vừa bảo vệ sức khỏe người dân trong phòng chống dịch bệnh Covid-19.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Đề xuất, khuyến nghị Chính phủ phương án lương tối thiểu vùng phù hợp
Đời sống 22/11/2024 06:02
Cơ hội việc làm hấp dẫn cho cộng đồng người khuyết tật
Việc làm 21/11/2024 15:49
Xây trường mầm non tại các KCN và đối tượng thụ hưởng: Cần tiếp tục hoàn thiện chính sách
Chính sách 21/11/2024 07:42
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Ngày 21/11 diễn ra Phiên giao dịch việc làm tuyển dụng lao động là người khuyết tật
Việc làm 20/11/2024 22:37
Tấm gương tiêu biểu trong hoạt động từ thiện, nhân đạo
Gương sáng 20/11/2024 14:07
Đề xuất điều chỉnh tăng mức trợ cấp thất nghiệp
Chính sách 19/11/2024 09:07
Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ thôn giỏi việc nước, đảm việc nhà
Gương sáng 18/11/2024 09:37
Chủ tịch Công đoàn năng động, nhiệt huyết, trách nhiệm
Gương sáng 17/11/2024 21:00
Để xứng đáng với “nghề cao quý dưới ánh mặt trời”
Gương sáng 17/11/2024 14:57