Doanh nghiệp ở Hà Nội nộp thuế điện tử chiếm 20% cả nước
Hà Nội đẩy mạnh cải thiện môi trường, thu hút đầu tư | |
Chất lượng không khí cải thiện đáng kể dịp nghỉ lễ 30/4 – 1/5 |
Theo thông tin của UBND Thành phố Hà Nội, để thực hiện “Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2016 - 2020”, trong năm 2018 Thành phố Hà Nội đã triển khai đồng bộ các mục tiêu phát triển thương mại điện tử.
Lĩnh vực này đã gắn chặt với hoạt động của doanh nghiệp và công nghệ thông tin, ngày càng được doanh nghiệp quan tâm ứng dụng trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các Sở, ban, ngành của Thành phố và UBND các quận, huyện, thị xã đã tích cực triển khai hệ thống một cửa điện tử dùng chung 3 cấp, kết nối cổng dịch vụ công của Thành phố, song song với triển khai cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho các tổ chức, công dân (đến ngày 31/12/2018, trên địa bàn Thành phố có 1058 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4).
Nhằm phát triển thương mại điện tử, đẩy mạnh xuất khẩu, Thành phố Hà Nội đã phối hợp với Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam tổ chức Hội thảo giới thiệu, phổ biến những mô hình thương mại điện tử mới, tiên tiến; hỗ trợ xuất khẩu trực tuyến thông qua các sàn giao dịch thương mại điện tử quốc tế như Alibaba.com, Amazon.com; Khuyến khích các doanh nghiệp bán lẻ nghiên cứu đầu tư vận hành chuỗi “Cửa hàng tự động” (không người bán, sử dụng mô hình O2O (Online 2 Online), sử dụng mã hình QR trong đặt hàng trực tuyến và thanh toán trực tuyến, sử dụng logistics điện tử trong giao nhận sản phẩm, hàng hóa).
Ngoài ra, Hà Nội triển khai lắp đặt mạng lưới “Máy bán hàng tự động” đặt tại các điểm công cộng trên địa bàn để phục vụ nhân dân. Dự kiến đến năm 2020 sẽ có 1.000 máy bán hàng tự động đặt tại các điểm công cộng.
Hội chợ thương mại về du lịch thu hút người dân |
Hằng năm, Thành phố phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức Chương trình “Ngày mua sắm trực tuyến - Online Friday”; khuyến khích doanh nghiệp ứng dụng thương mại điện tử trong hoạt động sản xuất, kinh doanh; khởi nghiệp kinh doanh từ thương mại điện tử.
Để tạo điều kiện thuận lợi cho danh nghiệp hoạt động, công tác quản lý thuế điện tử ở Thủ đô đã được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả nổi bật. Đến thời điểm hiện tại đã có trên 2.000 cá nhân đăng ký và được cấp mã số thuế dùng để kê khai, nộp thuế; 148.499 doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, đơn vị sự nghiệp đăng ký kê khai thuế qua mạng (đạt tỷ lệ 98.02%); 138.372 doanh nghiệp hoàn thành thủ tục nộp thuế điện tử với cơ quan thuế; có 597.313 giao dịch nộp thuế điện tử với tổng số thuế là 132.763 tỷ đồng; số tờ khai mắc lỗi số học, số doanh nghiệp nộp chậm hoặc không nộp tờ khai ngày càng giảm.
Về phát triển du lịch trực tuyến, du lịch thông minh, UBND Thành phố đã giao Sở Du lịch cập nhật công khai dữ liệu cơ sở kinh doanh du lịch trên cổng thông tin tại địa chỉ sodulich.hanoi.gov.vn.
Các dịch vụ du lịch trực tuyến, đặt phòng, đặt tour trực tuyến đã đạt tỷ lệ cao, khách du lịch trong nước đặt phòng trực tuyến tại khách sạn và đặt tour du lịch trực tuyến đạt hơn 60%; tỷ lệ khách du lịch quốc tế sử dụng hai dịch vụ này đạt hơn 75%;
Tỷ lệ khách sạn, cơ sở mua sắm và ăn uống đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch lắp đặt thiết bị chấp nhận thẻ thanh toán (POS) và cho phép khách thanh toán không dùng tiền mặt khi sử dụng dịch vụ đạt hơn 65%.
Đã có hơn 95% các cơ sở lưu trú du lịch, điểm dịch vụ du lịch đạt chuẩn trên địa bàn lắp đặt và cung cấp wifi miễn phí phục vụ khách du lịch. Nhiều địa điểm công cộng như: không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm và phụ cận, phố văn hóa ẩm thực Trịnh Công Sơn - Tây Hồ, Phố Sách 19/12, Sân bay quốc tế Nội Bài, trên một số tuyến xe buýt… đã được phủ sóng wifi miễn phí. Một số khu vực khác sẽ được triển khai tiếp theo như làng gốm sứ Bát Tràng, làng lụa Vạn Phúc, làng cổ Đường Lâm…
Về phát triển các cơ sở hạ tầng cho thương mại điện tử, từ năm 2015, Thành phố chính thức đưa vào vận hành Website “Bản đồ mua sắm thành phố Hà Nội” tại địa chỉ mạng http://bandomuasam.hanoi.gov.vn - là công cụ trực tuyến - bản đồ số, sử dụng nền tảng công nghệ web-base để cung cấp giải pháp tìm kiếm trực tuyến các địa điểm mua sắm, tiêu dùng, ẩm thực… trên địa bàn.
Thành phố cũng triển khai Chợ thương mại điện tử có tên “Chợ nhà mình” nhằm cung cấp dịch vụ mua bán trực tuyến các sản phẩm nông nghiệp an toàn, có kiểm soát nguồn gốc xuất xứ, truy xuất nguồn gốc, được kiểm soát bởi cơ quan chức năng và cộng đồng người tiêu dùng; Hàng hóa thương mại kinh doanh trên chợ thương mại điện tử đảm bảo từ các chuỗi liên kết sản xuất an toàn, từ các mô hình sản xuất đã được chứng nhận (VietGap, HACCP…).
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
“Hiểu hàng thật - Tránh hàng giả”: Trang bị kiến thức về sản phẩm để bảo vệ bản thân và gia đình
Thị trường 22/11/2024 18:50
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Thị trường 22/11/2024 15:32
Hà Nội và Hà Giang: Kết nối vì sự phát triển bền vững của nông thôn mới
Tiêu dùng 22/11/2024 12:37
Giá xăng dầu hôm nay (22/11): Giá dầu thế giới tăng gần 2%, trong nước giảm
Thị trường 22/11/2024 07:16
Tỷ giá USD hôm nay (22/11): Đồng USD tăng mạnh trên thị trường tự do
Thị trường 22/11/2024 06:34
Giá vàng hôm nay (22/11): Vàng trong nước và thế giới vẫn tiếp tục "leo thang"
Thị trường 22/11/2024 06:08
Đưa nông sản OCOP Hà Giang đến người tiêu dùng Thủ đô
Tiêu dùng 21/11/2024 16:47
Xăng RON 92 giảm xuống còn 19.343 đồng/lít từ chiều 21/11
Tiêu dùng 21/11/2024 16:33
Online Friday 2024: "Điểm hẹn" mua sắm trực tuyến hàng Việt chất lượng cao
Tiêu dùng 21/11/2024 11:55
Tiếp sức cho doanh nghiệp
Doanh nghiệp 21/11/2024 07:42