Di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Tìm giải pháp việc làm cho người lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Đồng Nai vừa phê duyệt đề án di dời Khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 để chuyển đổi thành khu đô thị thương mại dịch vụ ven sông Đồng Nai. Điều này cũng đồng nghĩa với việc hàng loạt lao động tại các doanh nghiệp (DN) tại đây cũng cần được giải quyết việc làm.
TP.HCM: Hàng ngàn cơ hội việc làm cho người lao động Công đoàn Khu kinh tế Đông Nam Nghệ An: Nỗ lực vì đoàn viên, người lao động
Cần giải quyết việc làm cho 6.000 lao động

Cụ thể, hiện KCN Biên Hòa 1 hiện có 76 DN đang hoạt động với hơn 21.000 lao động. Trong đó, lao động làm trong DN FDI là trên 6.000 người và làm việc tại các DN trong nước hơn 15.000 người, độ tuổi của người lao động (NLĐ) chủ yếu từ 30 tuổi trở lên.

Di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1: Tìm giải pháp việc làm cho người lao động
Nhiều DN cho biết họ đang gặp khó khăn trong việc giải quyết việc làm cho NLĐ khi di dời KCN Biên Hòa 1.

Theo đại diện KCN Biên Hòa 1, hầu hết các DN tại đây đều đã có “thâm niên”, NLĐ cũng đã có nhiều năm làm việc nên đang có cuộc sống ổn định tại thành phố Biên Hòa. Do đó, khi DN di dời đến địa điểm mới, NLĐ không thể tiếp tục gắn bó vì đi lại không được thuận tiện. Trong trường hợp nghỉ việc, NLĐ rất khó tìm được việc làm mới do đã lớn tuổi. Đó là chưa nói đến việc trong trường hợp công nhân cũ nghỉ việc, DN phải chi một khoản tiền lương rất lớn để trả trợ cấp thôi việc đối với NLĐ. Đối với NLĐ tiếp tục làm việc, DN phải chi trả tiền lương ngừng việc trong thời gian di dời; đồng thời, khi đi vào hoạt động, để giữ chân NLĐ, các DN phải có thêm các khoản hỗ trợ nhà ở, đi lại mới có thể thu hút NLĐ tiếp tục làm việc. Từ những khó khăn trên, rất cần các chính sách để đảm bảo việc làm cho NLĐ và nguồn lực sản xuất cho DN khi chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Tại Hội nghị gặp gỡ các DN hợp tác xã năm 2024, do UBND tỉnh Đồng Nai tổ chức mới đây, đại diện Nhà máy Hóa chất Biên Hòa cho biết, thực hiện đề án di dời KCN Biên Hoà 1 để chuyển đổi thành khu đô thị thương mại dịch vụ ven sông Đồng Nai, đơn vị gặp nhiều vướng mắc khi di dời khỏi nơi sản xuất hiện tại. Cụ thể, hàng trăm lao động đã làm việc, sinh sống ở thành phố Biên Hòa phải chuyển lên làm việc ở huyện Nhơn Trạch cách xa hàng chục cây số. “Nhiều người lao động đã lớn tuổi, có cuộc sống an cư ở thành phố Biên Hòa nên khó đi theo đến nơi mới. Nhưng nếu không đưa được lao động theo, công ty phải xây dựng bộ máy quản lý mới, tuyển và đào tạo lại nhân lực mất nhiều thời gian”, đại diện DN này cho biết thêm.

Tham mưu nhiều chính sách hỗ trợ

Ông Trần Vũ Hoài Hạ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, việc di dời KCN Biên Hòa 1 cũng như các DN trong KCN này đã có nhiều kiến nghị, chủ yếu liên quan vấn đề các chính sách đi theo khi di dời. Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đề án và giao các sở ngành liên quan xây dựng được khung chính sách và cơ chế đi theo như hỗ trợ NLĐ tại các nhà máy, chi phí liên quan hỗ trợ di dời, chính sách đào tạo lao động, hay những cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư với các DN nước ngoài phải đàm phán thương thảo để không xung đột về pháp luật… “Các chính sách cơ chế liên quan đi theo cần phải nghiên cứu, thậm chí xin ý kiến bộ, ngành Trung ương”, ông Hạ cho biết.

Cũng tại Hội nghị Gặp gỡ doanh nghiệp hợp tác xã trên địa bàn Đồng Nai, trong phần đối thoại, một số DN trong KCN Biên Hòa 1 cũng đã kiến nghị một số ý kiến liên quan đến việc giải quyết việc làm cho NLĐ. Tại đây, bà Nguyễn Thị Hoàng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các sở, ngành liên quan trả lời những thắc mắc, kiến nghị của DN.

Ngoài ra, để hỗ trợ NLĐ và DN khi KCN Biên Hòa 1 đi dời, UBND tỉnh Đồng Nai đã giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp Sở Tài chính và các đơn vị liên quan khác tham mưu UBND tỉnh các giải pháp liên quan chi phí hỗ trợ đời sống NLĐ và ổn định sản xuất, chi phí đào tạo nguồn nhân lực để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét thông qua.

Được biết, KCN Biên Hòa 1 được hình thành từ năm 1963 với tên gọi Khu kỹ nghệ Biên Hòa. Sau năm 1975, đổi tên thành KCN Biên Hòa 1. Tháng 5/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về việc phê duyệt dự án Cải tạo và nâng cấp hạ tầng kỹ thuật KCN Biên Hòa 1, trong đó quy định KCN Biên Hòa 1 được tổ chức và hoạt động theo quy chế khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao. Theo UBND tỉnh Đồng Nai, lộ trình di dời các DN để thực hiện đề án chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành Khu đô thị thương mại dịch vụ Biên Hòa 1 sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025.

Cụ thể, công tác di dời các doanh nghiệp tại đây sẽ được chia thành 2 giai đoạn. Trong đó, giai đoạn 1 sẽ hoàn thành trước tháng 12/2024, bao gồm các doanh nghiệp nằm trong phần diện tích khu 1 (hơn 75ha) nằm về phía Nam KCN Biên Hòa 1, tiếp giáp cầu An Hảo, đường Trần Quốc Toản, đường Lê Văn Duyệt, xa lộ Hà Nội và Khu Trung tâm hành chính - chính trị tỉnh. Giai đoạn 2, bao gồm các doanh nghiệp nằm trong phần diện tích còn lại sẽ hoàn thành trước tháng 12/2025.

Đề án Chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành Khu đô thị thương mại dịch vụ Biên Hòa 1 có 2 dự án gồm: Dự án Khu vực trung tâm chính trị - hành chính của tỉnh, quy mô diện tích khoảng 44ha và dự án Khu đô thị dịch vụ Biên Hòa 1 có diện tích hơn 286ha. Đối với dự án Khu đô thị dịch vụ Biên Hòa 1 có 2 công trình hiện hữu được đề xuất giữ lại gồm: tòa nhà Sonadezi diện tích khoảng 1,2ha và Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 diện tích khoảng 2,2ha. Do đó, Khu đô thị dịch vụ Biên Hòa 1 sau khi giảm diện tích sẽ còn hơn 283ha.

Ông Trần Vũ Hoài Hạ, Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đồng Nai cho biết, việc di dời KCN Biên Hòa 1 cũng như các DN trong KCN này đã có nhiều kiến nghị, chủ yếu liên quan vấn đề các chính sách đi theo khi di dời. Hiện UBND tỉnh Đồng Nai đã phê duyệt đề án và giao các sở ngành liên quan xây dựng được khung chính sách và cơ chế đi theo như hỗ trợ NLĐ tại các nhà máy, chi phí liên quan hỗ trợ di dời, chính sách đào tạo lao động, hay những cam kết quốc tế về bảo hộ đầu tư với các DN nước ngoài phải đàm phán thương thảo để không xung đột về pháp luật…

Thành Đồng

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

Năm học 2023 - 2024, giáo dục tiểu học đạt kết quả khá toàn diện

(LĐTĐ) Năm học 2023 - 2024, với sự nỗ lực, cố gắng rất lớn của toàn ngành, giáo dục tiểu học đã đạt được kết quả khá toàn diện.
Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

Dự báo thời tiết ngày 27/7/2024: Khu vực Hà Nội nắng nóng gay gắt ngày cuối tuần

(LĐTĐ) Dự báo ngày 27/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng gay gắt, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

Thiết thực các hoạt động kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ

(LĐTĐ) Thiết thực kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), huyện Đông Anh đã triển khai nhiều hoạt động ý nghĩa như thăm, tặng quà, khám chữa bệnh miễn phí cho các đối tượng chính sách…
Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

Bộ Y tế gặp mặt, tri ân thương binh, thân nhân thương binh, liệt sĩ

(LĐTĐ) Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024), vừa qua Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan đã gặp mặt, trò chuyện, lắng nghe chia sẻ của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đang công tác tại cơ quan Bộ Y tế là thương binh, thân nhân gia đình thương binh, liệt sĩ.
Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Kỷ niệm sâu sắc về 3 lần được gặp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Năm nay đã ngoài 80 tuổi, ông Nguyễn Kim Sơn hiện đang sống tại phường Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội vẫn nhớ như in 3 lần được gặp và trò chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

Bắt nhân viên ngân hàng cấu kết với người nước ngoài chiếm đoạt của khách hàng 8 tỷ đồng

(LĐTĐ) Trong quá trình làm hồ sơ thế chấp ngân hàng và giải ngân cho bà T, Nguyễn Hoàng Gia đã lấy thông tin về tài khoản đăng nhập và mật khẩu, sau đó chiếm đoạt của bà T 8 tỷ đồng...
Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

Bảo đảm an ninh tuyệt đối Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại khu vực Nghĩa trang Mai Dịch

(LĐTĐ) Chiều nay (26/7), đông đảo nhân dân khắp nơi trên cả nước đã đến Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội để tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ cuối cùng. Đáng chú ý, các lực lượng như: Quân đội, Công an, sinh viên tình nguyện… đã nỗ lực đảm bảo an ninh trật tự, tăng cường hỗ trợ người dân, đảm bảo an ninh và phục vụ chu đáo Lễ Quốc tang.

Tin khác

Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng

Tái tạo sức lao động từ những kỳ nghỉ dưỡng

(LĐTĐ) Ngoài các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) đã được tiến hành thường xuyên, những năm gần đây tổ chức Công đoàn Thủ đô triển khai thêm một hoạt động mới để chăm lo cho đoàn viên, người lao động đó là tổ chức kỳ nghỉ dưỡng sức cho đoàn viên, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, suy giảm khả năng lao động. Dù mới được triển khai thí điểm, song chương trình đã để lại những ấn tượng tốt đẹp đối với đoàn viên, CNVCLĐ.
Hiệu quả, nghĩa tình “đồng  vốn” Công đoàn

Hiệu quả, nghĩa tình “đồng vốn” Công đoàn

(LĐTĐ) Hoạt động không vì mục đích lợi nhuận mà hướng tới việc cải thiện, nâng cao đời sống cho đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ), Quỹ Trợ vốn CNVCLĐ nghèo Thủ đô phát triển kinh tế gia đình (gọi tắt là Quỹ Trợ vốn) đã thực sự trở thành điểm tựa tin cậy, mang lại cơ hội phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhiều đoàn viên CNVCLĐ thông qua việc cho đoàn viên, CNVCLĐ vay vốn với thủ tục vay đơn giản, lãi suất thấp, giải ngân nhanh chóng.
Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành

Tạo môi trường làm việc an toàn, trong lành

(LĐTĐ) Việc các cấp Công đoàn Thủ đô đẩy mạnh phong trào thi đua “Xanh - sạch - đẹp, bảo đảm an toàn vệ sinh lao động” là một trong những hoạt động thiết thực không chỉ đảm bảo an toàn lao động, bảo đảm tính mạng cho người lao động mà còn đảm bảo sức khỏe cho họ.
BHXH thành phố Hà Nội: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia

BHXH thành phố Hà Nội: Đảm bảo tốt nhất quyền lợi người tham gia

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Thành ủy, Ủy ban nhân dân Thành phố, với sự vào cuộc quyết liệt, đồng bộ của cả hệ thống chính trị, đặc biệt là Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội, 6 tháng đầu năm, công tác phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) trên địa bàn Thành phố đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận; quyền lợi người tham gia, thụ hưởng được đảm bảo.
Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

Nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM chậm đóng tiền bảo hiểm xã hội

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã thực hiện thanh tra, kiểm tra 662 đơn vị, qua đó ghi nhận các đơn vị sử dụng lao động chậm đóng BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BHTNLĐ-BNN) với tổng số tiền 139 tỷ đồng.
Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

Hỗ trợ phụ nữ quản lý tài chính thông minh, phát triển kinh tế

(LĐTĐ) Thời gian qua, với quyết tâm, nỗ lực của cả hệ thống Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) các cấp và Ngân hàng chính sách xã hội đã hỗ trợ hàng triệu hộ gia đình được tiếp cận và sử dụng hiệu quả nguồn vốn ưu đãi của Chính phủ, góp phần không nhỏ trong cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Xem thêm
Phiên bản di động