Di cư lao động và bài toán an toàn cho phụ nữ

(LĐTĐ) Phụ nữ lao động di cư Việt Nam nói riêng và trong ASEAN nói chung vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đồng thời lao động nữ cũng có ít cơ hội được tiếp cận với các cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả cũng như các dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết khi ở nước ngoài. Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo Hợp tác thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) tổ chức mới đây với sự hỗ trợ của Chương trình Di cư an toàn và công bằng của ILO, UN Women.
Sẻ chia khó khăn với nữ lao động di cư, lao động tự do ILO cam kết hỗ trợ Việt Nam thúc đẩy di cư lao động an toàn

Lồng ghép giới vào chính sách lao động - việc làm

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Văn Hồi nhấn mạnh: Là thành viên của Công ước Liên hợp quốc về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử đối với phụ nữ (CEDAW) và một số Công ước của ILO liên quan đến bình đẳng giới và việc làm, Việt Nam đã chú trọng đến việc lồng ghép giới vào luật pháp và chính sách trong nước và các lĩnh vực hợp tác quốc tế nhằm cải thiện bình đẳng giới và thúc đẩy quyền của người lao động trong nước và khu vực.

Di cư lao động và bài toán an toàn cho phụ nữ
Quang cảnh Hội thảo.

Tại Hội thảo, các cơ quan và tổ chức đã trao đổi về những khó khăn thách thức mà người lao động đi làm việc ở nước ngoài, đặc biệt là lao động nữ gặp phải trong suốt quá trình đi làm việc ở nước ngoài. Mặc dù số lao động nữ đi làm việc ở nước ngoài không nhiều như nam giới, họ gặp phải nhiều khó khăn và rào cản hơn nam giới trong suốt quá trình trước, trong và cả sau khi đi lao động về nước.

Bên cạnh đó, những vấn đề mà phụ nữ gặp phải khác biệt với nam giới về những khía cạnh như sự sẵn có của các kênh di cư hợp pháp, ngành nghề di cư, hình thức lạm dụng mà họ phải chịu cũng như các hậu quả liên quan, bao gồm cả giai đoạn về nước. Ngoài những khó khăn chung mà người lao động gặp phải khi đi làm việc ở nước ngoài, những khó khăn đặc thù như bạo lực và phân biệt đối xử trên cơ sở giới làm giảm lợi ích khi họ đi làm việc ở nước ngoài.

Theo đó, Bộ Luật lao động 2019 cũng đã quy định tăng tuổi nghỉ hưu nhằm làm giảm khoảng cách cũng như cơ hội việc làm giữa nam và nữ, Luật Bảo hiểm xã hội cũng cho phép nam giới được nghỉ phép khi vợ sinh con... Gần đây nhất, Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài sửa đổi năm 2020 đã lồng ghép để giải quyết các vấn đề về giới, bất bình đẳng giới vào những nội dung chính sách như bổ sung các hình thức hợp đồng; minh bạch hóa việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, sửa đổi bổ sung các quy định về tuyển chọn, đào tạo lao động và chuẩn hóa nguồn lao động đi làm việc ở nước ngoài; hỗ trợ các hoạt động mang tính chất phòng ngừa rủi ro khi đi làm việc ở nước ngoài, phổ biến chính sách, pháp luật và nâng cao nhận thức cho lao động nữ di cư có cân nhắc đến các nhu cầu đặc biệt của phụ nữ nông thôn và phụ nữ thuộc nhóm yếu thế khác.

Tuy nhiên, theo Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi, phụ nữ lao động di cư Việt Nam nói riêng và trong ASEAN nói chung vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, như: Phải làm những công việc có mức lương thấp hơn, gặp phải rào cản cao hơn, có nhiều khả năng bị sa thải khi mang thai và sinh con, thời gian làm việc dài mà không được trả lương ngoài giờ, chậm hoặc không được trả lương, nội dung công việc và điều kiện làm việc kém, trái với cam kết trong hợp đồng, thậm chí có thể bị quấy rối và lạm dụng tình dục. Lao động nữ cũng có ít cơ hội được tiếp cận với các cơ chế giải quyết khiếu nại hiệu quả cũng như các dịch vụ hỗ trợ trong trường hợp cần thiết khi ở nước ngoài.

Ở cấp khu vực ASEAN, Việt Nam đã chủ trì cũng như tham gia thực hiện có các sáng kiến và hoạt động hợp tác nhằm nâng cao quyền của Ủy ban Phụ nữ ASEAN (ACW) và Ủy ban bảo vệ và thúc đẩy quyền của người lao động di cư ASEAN (ACMW) nhằm thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho tất cả phụ nữ trong khu vực. Thứ trưởng Nguyễn Văn Hồi cho biết, việc trao đổi về những cơ hội và thách thức mà lao động nữ gặp phải khi đi làm việc ở nước ngoài cũng như xác định được những vấn đề ưu tiên trong tương lai sẽ giúp chúng ta đưa ra những hoạt động phù hợp nhằm hỗ trợ các cơ quan trong việc quản lý hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Tiếp tục thúc đẩy quyền bình đẳng và di cư an toàn cho lao động nữ

Thay mặt các tổ chức quốc tế tham dự Hội thảo, ông Koen Duchateau, Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn EU tại Việt Nam chia sẻ: Theo báo cáo gần đây của ILO, mặc dù phụ nữ Việt Nam chỉ chiếm một phần ba tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, nhưng họ đã đóng góp tới 50% lượng kiều hối. Chính vì vậy, vấn đề di cư lao động của phụ nữ là một yếu tố quan trọng của sự dịch chuyển lao động và trở thành đòn bẩy quan trọng để trao quyền cho phụ nữ, nhất là với phụ nữ di cư.

Theo số liệu của Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ LĐ-TB&XH) hiện có khoảng 500 nghìn lao động Việt Nam đang làm việc ở nước ngoài, trong đó 30% là lao động nữ. Từ năm 2019 đến hết tháng 11/2021, có tổng số 270,415 nghìn lao động đi làm việc ở nước ngoài (trong đó có 93,214 lao động nữ). Số lượng này có sự sụt giảm đáng kể trong 2 năm 2020 - 2021 do ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid-19 (năm 2019 đưa được 147,387 nghìn người, năm 2020 giảm xuống còn 78,641 nghìn người và 11 tháng năm 2021 giảm còn 44,387 nghìn người).

“Mặc dù vậy, phụ nữ đã và đang phải đối mặt với nhiều rào cản hơn nam giới. Họ đặc biệt có nguy cơ bị phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, tuổi tác, tình trạng di cư hoặc các đặc điểm liên quan đến giới tính. Lao động nữ di cư gặp rất nhiều thách thức trong quá trình làm việc ở nước ngoài, nhất là về cơ hội việc làm có mức lương tương ứng, thích hợp, có nguy cơ bị bạo lực, xâm hại cũng như khó tiếp cận các dịch vụ xã hội” ông Koen Duchateau, cho biết.

Trưởng ban Hợp tác, Phái đoàn EU tại Việt Nam đánh giá: Những năm qua, Bộ LĐ-TB&XH và Bộ Ngoại giao nói riêng, các cơ quan, ban ngành khác của Việt Nam nói chung đã nỗ lực xây dựng các khuôn khổ pháp lý nhằm kiến tạo một môi trường không bạo lực và không phân biệt đối xử cho tất cả phụ nữ cũng như người lao động nhập cư, đồng thời đảm bảo khả năng thực thi của các khuôn khổ pháp lý này.

“Với vai trò của phái đoàn EU, chúng tôi rất vui mừng khi thấy sự quan tâm của các bộ, ngành có liên quan vào quá trình di cư an toàn của lao động nữ, để giúp họ vượt qua những thách thức và nguy cơ kể trên. EU luôn thể hiện sự quan tâm và có đóng góp tích cực, mong muốn thúc đẩy sự hợp tác với các bộ, ngành liên quan, các đối tác quốc tế để chung tay hỗ trợ quá trình thúc đẩy quyền bình đẳng và di cư lao động an toàn cho lao động nữ Việt Nam, như: Nỗ lực thúc đẩy thường trú hợp pháp cho lao động nữ, có những chương trình nâng cao năng lực cho lao động nữ di cư. Chúng tôi cũng huy động quan hệ đối tác toàn cầu với nhiều đối tác quốc tế, khuyến khích các sáng kiến và chương trình thúc đẩy và bảo đảm an toàn cho lao động nữ di cư; khuyến thích các sáng kiến của ASEAN cho hoạt động này”- ông Koen Duchateau khẳng định.

Với sự hỗ trợ của ”Chương trình Di cư an toàn và công bằng”, hội thảo Hợp tác thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Việt Nam nhằm trao đổi về những cơ hội và thách thức mà lao động nữ gặp phải khi đi làm việc ở nước ngoài; xác định những vấn đề ưu tiên trong tương lai đặc biệt là năm 2022 để từ đó đưa ra những hoạt động phù hợp nhằm hỗ trợ các cơ quan trong việc quản lý hiệu quả hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Với tinh thần trên, tại hội thảo, các đại biểu đã trình bày về những kết quả đạt được liên quan đến tạo dựng môi trường thuận lợi cho phụ nữ di cư; những bài học kinh nghiệm trong công tác điều phối các dịch vụ hỗ trợ lao động nữ di cư bị bạo lực; tổng quan về các kết quả chính đã đạt được trong khuôn khổ chương trình Safe and Fair (SAF) và kế hoạch năm 2022. Đồng thời, tiến hành phiên thảo luận toàn thể, tập trung vào việc giải quyết các thách thức mà phụ nữ đang gặp phải trong toàn bộ tiến trình di cư lao động của mình, những giải pháp sáng tạo nhằm duy trì và đẩy nhanh việc thực hiện chương trình SAF trong năm 2022 và những lĩnh vực hợp tác tiềm năng trong tương lai./.

Tú Anh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

Hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu lý lịch tư pháp được tiếp nhận qua ứng dụng VNeID

(LĐTĐ) Sau 1 tuần thực hiện thí điểm cấp Phiếu Lý lịch tư pháp (LLTP) trên ứng dụng định danh và xác thực điện tử (VNeID), thành phố Hà Nội đã tiếp nhận hàng nghìn hồ sơ cấp Phiếu LLTP theo phương thức này, tạo thuận lợi hơn cho công dân.
Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

Chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, vàng miếng SJC tăng hơn 1 triệu đồng/lượng

(LĐTĐ) Tính đến 8h30 sáng 27/4, giá vàng miếng SJC trong nước quanh ngưỡng 83-85.2 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra), tăng khoảng 1 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn giao dịch quanh mức 74.5-76.7 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng thế giới hồi phục mạnh mẽ lên ngưỡng 2.337,4 USD/ounce.
Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

Bộ Thông tin và Truyền thông bổ nhiệm Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ

(LĐTĐ) Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa tổ chức lễ công bố và trao các quyết định về công tác cán bộ tại Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Khoa học & Công nghệ và Vụ Kinh tế số & Xã hội số.
Chuyện về một kỹ sư đa tài

Chuyện về một kỹ sư đa tài

(LĐTĐ) Không chỉ là một người thợ giỏi, tâm huyết với công việc, kỹ sư Nguyễn Văn Tiệp - Công ty TNHH MTV chiếu sáng và thiết bị đô thị Hà Nội còn trực tiếp soạn giáo án chương trình đào tạo nâng cao trình độ đọc hiểu bản vẽ gia công sản phẩm cho công nhân tại Công ty.
Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

Chủ động chăm lo cho người lao động ngay từ những tháng đầu năm

(LĐTĐ) Bám sát sự chỉ đạo của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố, Quận ủy Bắc Từ Liêm, các cấp Công đoàn quận đã tập trung làm tốt công tác tuyên truyền, chăm lo đời sống cho đoàn viên, người lao động ngay từ những tháng đầu năm để tạo sức bật cho cả năm và những năm tiếp theo.
Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

Nhiều sáng kiến, sáng tạo góp phần làm lợi hàng nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) quận Thanh Xuân, qua các đợt thi đua, đoàn viên, công nhân viên chức lao động (CNVCLĐ) trong quận đã đóng góp nhiều sáng kiến, sáng tạo, làm lợi hàng nghìn tỷ đồng.

Tin khác

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

Quận Hoàn Kiếm: Xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban nhân dân (UBND) quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn đề nghị các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn quận tập trung cải thiện điều kiện lao động, giảm căng thẳng tại nơi làm việc và chăm sóc, nâng cao sức khỏe cho người lao động, phòng chống tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Quận sẽ xử lý nghiêm và công khai doanh nghiệp vi phạm về an toàn vệ sinh lao động.
55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

55 người lao động khởi kiện Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng

(LĐTĐ) Sáng 24/4, các cấp Công đoàn thành phố Đà Nẵng và đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành tham gia buổi hòa giải lần thứ nhất vụ Công ty cổ phần Dệt Hòa Khánh - Đà Nẵng nợ tiền lương, trợ cấp thôi việc của 89 người lao động.
Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được hưởng trợ cấp thế nào?

(LĐTĐ) Người lao động chết do tai nạn lao động thì thân nhân được trợ cấp 64.800.000 đồng và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định.
Hành động vì sự an toàn của người lao động

Hành động vì sự an toàn của người lao động

(LĐTĐ) Bám sát chủ đề của Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2024 là “Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”, các cấp, các ngành và tổ chức Công đoàn Thủ đô tập trung triển khai nhiều hoạt động với tinh thần hành động vì sự an toàn của người lao động.
Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

Hà Nội: Chú trọng thanh tra, kiểm tra an toàn, vệ sinh lao động

(LĐTĐ) Năm 2023, công tác thanh tra, kiểm tra về an toàn, vệ sinh lao động được các cấp chính quyền, cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội chú trọng, qua đó kịp thời phát hiện, kiến nghị khắc phục những thiếu sót, tồn tại trong công tác đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng ngừa nguy cơ tai nạn lao động.
Mức xử phạt doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5

Mức xử phạt doanh nghiệp ép người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5

(LĐTĐ) Nếu doanh nghiệp bắt ép người lao động đi làm vào ngày lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4-1/5 sẽ bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Hà Nội yêu cầu tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

Hà Nội yêu cầu tăng cường phổ biến pháp luật cho người lao động

(LĐTĐ) UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 112/KH-UBND thực hiện Đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030” trên địa bàn.
TP.HCM: Đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động

TP.HCM: Đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa ban hành kế hoạch triển khai có hiệu quả Quyết định số 1400 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt đề án “Tuyên truyền, phổ biến pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động đáp ứng yêu cầu thực thi các cam kết quốc tế về lao động giai đoạn 2023 - 2030”.
Tai nạn lao động vẫn “đáng” báo động!

Tai nạn lao động vẫn “đáng” báo động!

(LĐTĐ) Mặc dù có xu hướng giảm, nhưng trong năm 2023, số vụ tai nạn lao động (TNLĐ), số người mắc bệnh nghề nghiệp, số sự cố nghiêm trọng trên địa bàn cả nước vẫn còn ở mức cao và đáng lo ngại. Trước thực tế này, các cơ quan chức năng đã đang và sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhiều biện pháp, giải pháp, trong đó có việc, tăng cường thanh, kiểm tra để kịp thời phát hiện, chăn ngừa từ sớm những nguy cơ mất ATLĐ.
Người lao động có bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ 30/4-1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương?

Người lao động có bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ 30/4-1/5, Giỗ Tổ Hùng Vương?

(LĐTĐ) Theo Bộ luật Lao động 2019, người lao động không bắt buộc phải đi làm vào các ngày lễ. Người sử dụng lao động chỉ được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi có sự đồng ý của người lao động.
Xem thêm
Phiên bản di động