Đền Hai Bà Trưng: Một điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh giá trị
Quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Khu di tích lịch sử Đền Hùng | |
Quận Long Biên đề xuất di dời Nhà máy xe lửa Gia Lâm | |
Hà Nội có thêm một di tích cấp quốc gia |
Hai Bà Trưng Trắc và Trưng Nhị là hai chị em sinh đôi, sinh ngày mồng Một tháng Tám năm Giáp Tuất (tức năm 14 Sau Công nguyên), mất ngày mồng Tám tháng Ba năm Quý Mão (tức năm 43 Sau Công nguyên). Hai Bà sinh ra trong một gia đình dòng dõi các Vua Hùng, cha là ông Trưng Định (Hùng Định), một hiền sĩ, văn võ toàn tài, được cử làm quan lạc tướng đất Mê Linh. Mẹ là bà Trần Thị Đoan, con gái cụ Trần Minh (cũng là cháu chắt bên ngoại của Vua Hùng).
Hai Bà đã ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc bằng cuộc khởi nghĩa Mê Linh mùa xuân năm 40 (Sau Công nguyên), đánh đuổi giặc Đông Hán ra khỏi bờ cõi nước ta, giành lại độc lập chủ quyền cho non sông đất nước, lập triều đại Trưng Vương tên nước Lĩnh Nam, đóng kinh đô tại Mê Linh. Hai Bà được nhân dân suy tôn làm Trưng Thánh Vương “Danh thơm muôn thuở vọng cõi trời nam”.
Tòa Tam chính diện đền thờ Hai Bà Trưng |
Để tỏ lòng biết ơn hai Bà, nhân dân đã lập đền thờ Hai Bà Trưng tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, thành phố Hà Nôi (giáp sân bay quốc tế Nội Bài, cách trung tâm khoảng 25km), để tưởng nhớ công lao của hai Bà.
Đền Hai Bà Trưng là nơi sinh hoạt văn hóa, tâm linh của nhân dân địa phương, qua đó những giá trị văn hóa phi vật thể đã được kết tinh và biểu hiện ở lễ hội và các trò diễn dân gian. Lễ hội đền Hai Bà Trưng được tổ chức hang năm, từ ngày 4 đến ngày mồng 10 tháng Giêng (Âm lịch).
Trong đó, chính hội là ngày mồng 6, tương truyền, đây là ngày Hai Bà Trưng mở tiệc khao quân, cho nên sau này dân làng mở hội để kỷ niệm sự kiện đó, nhằm ôn lại truyền thống hào hung của các bậc tiền nhân trong buổi đầu dựng nước và giữ nước. Cứ năm năm một lần, nhân dân trong làng lại tổ chức rước kiệu Hai Bà Trưng, kiệu Thành hoàng làng Hạ Lôi.
Hai Bà được nhân dân suy tôn làm Trưng Thánh Vương “Danh thơm muôn thuở vọng cõi trời nam” - Người đã ghi công đầu trong lịch sử đấu tranh giữ nước của dân tộc. |
Đền được xây dựng trên khu đất cao, phong thủy tinh tế với cấu trúc gồm: Tam quan, nhà Trung tế, nhà Tiền tế và Hậu cung. Bên trong đền với kiến trúc bằng gỗ lim được chạm trổ những họa tiết tinh tế. Tượng thờ, nội thất, hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy, thâm nghiêm.
Đền thờ Hai Bà Trưng là một di tích lịch sử đặc biệt quan trọng từ thời xưa đến trong cách mạng kháng chiến. Là minh chứng của một thời gian lịch sử lâu dài của dân tộc. Việc quy hoạch, trùng tu, tôn tạo và mở rộng khu di tích Đền thờ Hai Bà Trưng Mê Linh đồng bộ, hoàn chỉnh đã mở ra một thời kỳ mới hứa hẹn nhiều thuận lợi cho sự phát triển của Mê Linh.
Trên mảnh đất Việt Nam hình chữ S thân yêu với những tài nguyên thiên nhiên phong phú cùng nhiều di sản Thế giới đã được Unesco công nhận đang là niềm tự hào của mỗi dân đất Việt. Đền thờ Hai Bà Trưng sẽ là một nơi không thể bỏ qua đối với những con xa xứ muốn về thăm quê hương, tìm hiểu về cội nguồn dân tộc, là một điểm hẹn du lịch văn hóa tâm linh đối với khách du lịch trong và ngoài nước khi đến thăm Thủ đô Hà Nội.
Dưới đây là một số hình ảnh về khu di tích:
Không gian phía trong khu đền rất thanh tịnh với nhiều cây xanh được quy hoạch gọn gàng |
Hồ bán nguyệt trong khu di tích |
Hai hàng cây tượng trưng cho hai hàng tiêu binh thẳng tắp xanh mướt |
Gác trống - gác chiêng đều được làm theo kiểu bốn mái uốn cong, bờ dải đắp hình hoa chanh, hai bên đầu hồi đắp hình hổ phù, tầng trên mở bốn cánh cửa quay về bốn hướng... |
Nội thất khu đền với hoành phi, câu đối đều được sơn son thếp vàng lộng lẫy, uy nghiêm. |
Di tích Hai Bà Trưng chứa đựng những giá trị đặc biệt về lịch sử, văn hóa, khoa học, nghệ thuật, kiến trúc,.... Đây là nơi gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng trong sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, tự hào dân tộc, sự cố kết cộng đồng… của cư dân Hạ Lôi. Di tích đã được Thủ tướng Chính phủ quyết định xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (Quyết định số 2383/QĐ -TTg, ngày 09 tháng 12 năm 2013). |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Lan tỏa những hành động nhân ái từ cộng đồng
Tôi yêu Hà Nội 20/11/2024 16:19
Cầu nối giữa các doanh nghiệp khởi nghiệp với các nhà đầu tư
Tôi yêu Hà Nội 17/11/2024 21:01
Tái hiện không gian "nhà tranh vách đất" làng quê Bắc Bộ
Tôi yêu Hà Nội 15/11/2024 14:47
Gốm Bát Tràng thương hiệu hai trong một
Tôi yêu Hà Nội 14/11/2024 09:08
Làng đào Nhật Tân: Hoa vẫn nở sau bão Yagi
Tôi yêu Hà Nội 05/11/2024 17:10
Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương
Tôi yêu Hà Nội 23/10/2024 11:30
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm
Tôi yêu Hà Nội 22/10/2024 14:02
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh
Thủ đô 11/10/2024 15:43
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 17:49
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca
Tôi yêu Hà Nội 10/10/2024 14:13