Đảm bảo an toàn tại các công trình xây dựng nhỏ

(LĐTĐ) Theo số liệu của Sở Lao động, Thương binh và Xã hội, năm 2020, trên địa bàn Hà Nội xảy ra 388 vụ tai nạn lao động, trong đó nhiều vụ xảy ra tại các công trình xây dựng nhỏ lẻ. Bên cạnh việc vi phạm quy định an toàn vệ sinh lao động của chủ sử dụng lao động thì đáng tiếc, một trong những nguyên nhân gây mất an toàn xuất phát từ chính sự thiếu hiểu biết, chủ quan, lơ là của người lao động.
Sát sao công tác an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống rủi ro tai nạn nghề nghiệp Tăng cường vai trò cơ sở trong kiểm soát nguy cơ rủi ro Còn nhiều “khoảng trống” về an toàn lao động

Còn nhiều vi phạm quy định về an toàn lao động

Hồi cuối tháng 3 vừa qua, tại công trình xây dựng ở số 170 Phạm Văn Đồng (quận Cầu Giấy), một phần sàn cốt pha bị đổ, khiến một công nhân bị mắc kẹt. Được biết, công trình này chưa được cấp phép xây dựng, chủ đầu tư thi công "chui" trong đêm, không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.

Trước đó, vào cuối tháng 7/2020, tại công trình xây dựng ở số 16 Nguyễn Công Trứ (quận Hai Bà Trưng) cũng xảy ra sự cố sập giàn giáo khiến 4 người tử vong, nguyên nhân cũng do chủ đầu tư không thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn lao động.

Đảm bảo an toàn tại các công trình xây dựng nhỏ
Ở không ít công trình xây dựng nhỏ lẻ, người lao động vẫn thờ ơ với bảo hộ lao động.

Kết quả kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, việc vi phạm những quy định về an toàn lao động của chủ sử dụng lao động tại những công trình xây dựng nhỏ lẻ diễn ra khá nhiều. Ông Nguyễn Hồng Dân - Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội nhận định, những năm gần đây, tốc độ đô thị hóa ở Hà Nội diễn ra nhanh, các công trình xây dựng, dự án giao thông mọc lên khắp nơi.

Mặc dù đa số người sử dụng lao động, chủ dự án, chủ sở hữu các công trình… đã quan tâm kiểm soát những yếu tố có nguy cơ mất an toàn lao động tại nơi làm việc song vì nhiều lý do, một số đơn vị, nhất là chủ sở hữu các công trình nhỏ lẻ còn coi nhẹ vấn đề bảo đảm an toàn lao động.

Cũng theo ông Nguyễn Hồng Dân, tai nạn lao động xảy ra cũng có một phần lý do từ sự chủ quan lơ là của người lao động. Không khó để nhận thấy, tại các công trình xây dựng, nhất là ở những công trình nhỏ lẻ, nhà dân vẫn có tình trạng người lao động không mặc bảo hộ lao động, không thắt dây an toàn khi làm việc.

Ngoài ra, việc theo dõi, kiểm tra bảo đảm an toàn lao động tại các công trình xây dựng dân dụng, nhà của người dân thuộc thẩm quyền của chính quyền cấp cơ sở, nhưng công tác này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức…

Vi phạm diễn ra phổ biến nhưng khi được hỏi về quyền lợi khi xảy ra tai nạn lao động, ốm đau... đa số công nhân đều cho biết họ không được ký hợp đồng lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Anh Nguyễn Thế Duy, quê ở Nam Định, đang thi công tại một công trình ở quận Hoàng Mai cho biết, mọi giao dịch giữa công nhân và chủ thầu xây dựng đều là thỏa thuận miệng, không có hợp đồng ràng buộc, nên khi bị ốm hay gặp tai nạn lao động công nhân không được hưởng quyền lợi gì.

Đề cập đến vấn đề này, Trưởng ban Chính sách pháp luật (Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội) Tạ Văn Dưỡng thừa nhận, việc kiểm tra, xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng còn lỏng lẻo, thiếu kiên quyết; đồng thời đa phần công nhân tại các công trình xây dựng còn thiếu hiểu biết về các quy định pháp luật trong lĩnh vực lao động nên bị nhiều chủ thầu lợi dụng, không trang bị phương tiện bảo hộ lao động, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế…

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra

Theo ông Tạ Văn Dưỡng, người lao động cần nắm rõ quy định pháp luật lao động để có cách xử lý đúng đắn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của mình trong trường hợp xảy ra tai nạn. Đặc biệt, cần cương quyết yêu cầu chủ thầu trang bị cho mình quần áo, mũ và các hình thức bảo hộ lao động khác.

“Thời gian tới, Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội sẽ tăng cường phối hợp với các cơ quan, ban ngành, chính quyền các địa phương kiểm tra, giám sát việc thực hiện pháp luật lao động, đặc biệt tại các công trường xây dựng nhỏ lẻ trong khu dân cư”, ông Tạ Văn Dưỡng cho biết.

Phó Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Hà Nội Nguyễn Hồng Dân cho rằng để giảm thiểu số vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra ở các công trình xây dựng nhỏ lẻ, nhà dân, trước hết, người sử dụng lao động và người lao động tuyệt đối không được chủ quan, lơ là.

Trong đó, người sử dụng lao động cần trang bị đầy đủ các phương tiện, máy móc, thiết bị bảo đảm an toàn trong suốt quá trình thi công; hướng dẫn người lao động thi công đúng quy định. Còn người lao động cần chủ động đề nghị chủ công trình bảo đảm các điều kiện an toàn, nếu thấy phải làm việc trong môi trường tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro, người lao động nên từ chối làm việc.

Ông Nguyễn Hồng Dân cũng cho biết, thời gian tới, cùng với việc tiếp tục xử phạt các chủ công trình xây dựng vi phạm pháp luật lao động, Sở sẽ đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất. Đồng thời, Sở tham mưu Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành văn bản yêu cầu các ngành, địa phương quy định rõ trách nhiệm của chính quyền cấp cơ sở đối với việc bảo đảm an toàn lao động tại các công trình xây dựng nhỏ lẻ. /.

Phạm Diệp

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh vào top 10 bệnh viện chất lượng nhất Thành phố Hồ Chí Minh

(LĐTĐ) Sở Y tế Thành phố Hồ Chí Minh (TP. Hồ Chí Minh) vừa công bố điểm chất lượng của 120 bệnh viện, trong đó Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP. Hồ Chí Minh ở vị trí thứ 7. Đây là năm thứ 3 liên tiếp bệnh viện này có mặt trong top 10 của bảng xếp hạng.
Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

Hà Nội: Tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực

(LĐTĐ) Thành phố Hà Nội đặt ra yêu cầu, 100% Ủy ban nhân dân (UBND) các quận, huyện, thị xã ban hành kế hoạch chỉ đạo và tổ chức các hoạt động vui Tết Trung thu cho trẻ em an toàn, thiết thực, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

Tăng mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu cho người lao động

(LĐTĐ) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua có nhiều thay đổi nhằm đảm bảo chính sách an sinh xã hội, tăng độ bao phủ toàn dân, trong đó đáng chú ý là quy định điều kiện hưởng lương hưu, điều chỉnh giảm dần độ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội, và tăng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

Nhiều chương trình nghệ thuật tri ân các thương binh, liệt sĩ dịp 27/7

(LĐTĐ) Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động kỷ niệm các ngày lễ lớn, sự kiện lịch sử, chính trị quan trọng của đất nước và Thủ đô năm 2024, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã chỉ đạo các đơn vị nghệ thuật trực thuộc tổ chức các đêm diễn phục vụ nhân dân một số quận, huyện trên địa bàn thành phố trong dịp kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2024).
500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

500 thí sinh tham gia cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ ngày 14/6 đến ngày 10/7, cuộc thi ảnh “Người đẹp Áo dài và Sen" năm 2024 đã thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân và 500 thí sinh nữ tham gia.
Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Tin khác

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

Tăng mức tiền hưởng chế độ thai sản từ 1/7/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, mức lương cơ sở tăng lên 2.340.000 đồng, dẫn đến mức tiền hưởng chế độ thai sản cũng tăng theo. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi tăng lên 4.680.000 đồng, chế độ dưỡng sức sau thai sản tăng lên 702.000 đồng/ngày.
Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

Tạo nguồn phát triển đảng viên trẻ

(LĐTĐ) Tỉnh Khánh Hoà đang là địa phương phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ, thương mại. Các doanh nghiệp trong tỉnh được thành lập, hoạt động đã thu hút nhiều nhân lực trẻ. Lực lượng lao động này lại trực tiếp tham gia sinh hoạt tại các Công đoàn cơ sở.
Điểm tựa cho người lao động

Điểm tựa cho người lao động

(LĐTĐ) Dù không mong muốn nhưng rủi ro trong quá trình làm việc, sản xuất vẫn có thể xảy ra. Điều này gây ảnh hưởng tới sức khỏe, cuộc sống của người lao động, nhất là khi người bị tai nạn lao động lại là trụ cột của gia đình. Trong hoàn cảnh đó, chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sẽ trở thành điểm tựa, chia sẻ gánh nặng, xoa dịu nỗi đau đối với người lao động không may gặp nạn và thân nhân của họ.
Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

Từ 1/7, mức lương tối thiểu của lao động hợp đồng tăng lên bao nhiêu?

(LĐTĐ) Ngày 30/6, Chính phủ đã ban hành Nghị định 74/2024/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.
Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi): Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV đã thông qua Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), với 9 nhóm điểm mới quan trọng. Trong đó, Luật đã bổ sung chế độ hưu trí xã hội, rút ngắn thời gian đóng để được hưởng lương hưu, tăng tỷ lệ hưởng lương hưu với nam giới có thời gian tham gia từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm, bổ sung chế độ trợ cấp thai sản cho người tham gia bảo hiểm tự nguyện...
Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

Tăng lương có phải ký lại hợp đồng lao động?

(LĐTĐ) Pháp luật quy định tiền lương người lao động (NLĐ) phải thỏa thuận rõ trong hợp đồng, không thấp hơn lương tối thiểu vùng và phải bình đẳng. Tăng lương cần ký phụ lục hoặc hợp đồng mới, không thể thay thế bằng quyết định tăng lương để tránh tranh chấp.
Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

Bảng lương giáo viên mầm non từ ngày 1/7/2024 được tính như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7/2024, lương giáo viên mầm non áp dụng hệ số lương Nghị định 204/2004/NTĐ-CP tùy theo hạng. Lương cơ sở tăng lên 2,34 triệu đồng/tháng.
Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

Từ 1/7/2024, cán bộ, công chức, viên chức còn được nhận phụ cấp thâm niên?

(LĐTĐ) Từ 1/7/2024, chính sách tiền lương được điều chỉnh, bao gồm tăng mức lương cơ sở lên 2,34 triệu đồng và áp dụng chế độ tiền thưởng. Cùng đó, cán bộ, công chức, viên chức sẽ tiếp tục nhận phụ cấp thâm niên nghề.
Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

Ước mơ “sống được bằng lương” của nhà giáo dần được hiện thực hóa

(LĐTĐ) Vui mừng, phấn khởi là tâm trạng chung của nhiều giáo viên trên cả nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng trước thông tin sắp được tăng lương cơ sở từ 1/7 tới. Phấn khởi hơn là các giáo viên còn được giữ lại khoản phụ cấp thâm niên. Với mức lương cơ sở được điều chỉnh từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng/tháng sẽ góp phần giúp dần hiện thực hóa ước mơ “sống được bằng lương” của các nhà giáo.
Những “đặc quyền” của lao động nữ

Những “đặc quyền” của lao động nữ

(LĐTĐ) Lao động nữ khi tham gia quan hệ lao động sẽ được hưởng nhiều “đặc quyền” như không phải làm thêm giờ, đi công tác xa, không bị xử lý kỷ luật lao động… khi đang mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi.
Xem thêm
Phiên bản di động