Công nhân Phạm Danh Khoa - người “chiến binh” thầm lặng
Gần 30 năm gắn bó với nghề, cùng là gần ấy năm anh Phạm Danh Khoa cùng những đồng nghiệp của mình không quản ngày, đêm, mưa, nắng dầm mình dưới dòng nước cống đen ngòm để nạo vét khơi thông dòng chảy.
Nói về những hiểm nguy rình rập với nghề thoát nước đô thị, nhất là với những công nhân nạo vét cống ngầm, anh Phạm Danh Khoa hiện đạng làm việc tại Tổ 5, Xí nghiệp Thoát nước số 4, Công ty TNHH một thành viên Thoát nước đô thị thành phố Hà Nội kể: “Mưa to, khí độc là một chuyện. Điều chúng tôi lo và cũng thường gặp phải là bị vật kim loại, thủy tinh sắc nhọn đâm vào người. Rồi có khi đang loay hoay gom rác thì nước thải xối thẳng vào đầu... Công việc vô cùng vất vả nhưng chúng tôi luôn hỗ trợ nhau để hoàn thành nhiệm vụ”.
Công nhân Phạm Danh Khoa (người cầm đèn pin) có gần 30 năm gắn bó với nghề thoát nước. |
Quả thật, nếu không trực tiếp chui xuống lòng cống ngầm thì không thể hình dung được bên trong cống thoát nước gồm có những gì và công việc của những người công nhân như anh Khoa vất vả như thế nào. Trái ngược với sự phồn hoa của phố thị bên trên, bên dưới cống thoát nước là một “thế giới chất thải” như xác động vật, mảnh sành, chai thủy tinh vỡ, mút xốp... hòa lẫn vào dòng nước đen kịt, bốc mùi hôi thối nồng nặc. Và công việc của công nhân thoát nước là vét bùn, vớt toàn bộ rác thải đó đưa lên.
Luôn phải đối mặt với những bất trắc ở trong công việc, nhưng trong câu chuyện với chúng tôi, những công nhân thoát nước đô thị luôn đặt việc hoàn thành nhiệm vụ lên trên hết. “Suốt những nằm làm công tác nạo vét cống ngầm, tôi luôn trăn trở với công việc mình đang làm, suy nghĩ của tôi là làm thế nào để tìm tòi, cải tiến kỹ thuật, công cụ cầm tay để giảm sức lao động, tăng năng suất lại vừa đảm bảo an toàn. Tôi đã cùng anh em cải tiến quả lô, kéo bùn trong lòng cống thay việc dùng lốp xe máy kéo bùn trước đó, rồi cả việc thiết kế bộ cuốc bùn trong lòng cống, ống hàn nhiệt đó đầu ren hay thế que thông…”, anh Phạm Danh Khoa bày tỏ.
Không chỉ là một người công nhân giỏi, anh Phạm Danh Khoa cũng là người cán bộ công đoàn gương mẫu luôn là người đứng ra bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp cho người lao động. Dù ở cương vị nào, anh luôn ý thức về trách nhiệm của mình, đó là đem lại sự an toàn cho người dân tham gia giao thông và giữ gìn vệ sinh môi trường của thành phố. "Chúng tôi tự hào về đang được đóng góp sức mình vào sự nghiệp phát triển chung của thành phố, giúp cho môi trường Thủ đô xanh - sạch - đẹp hơn”, anh Phạm Danh Khoa chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Hoạt động 22/11/2024 15:21
Cụm thi đua số 5: Nhiều đổi mới, sáng tạo trong hoạt động công đoàn
Hoạt động 22/11/2024 13:01
Nâng cao kiến thức, kỹ năng cho cán bộ Công đoàn Viên chức Việt Nam
Hoạt động 21/11/2024 16:45
Tổng LĐLĐ Việt Nam tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ tham mưu công tác truyền thông Công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 10:27
Nâng cao hiệu quả công tác nữ công công đoàn
Hoạt động 21/11/2024 08:42
Tạo môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp
Hoạt động 21/11/2024 08:42
LĐLĐ quận Long Biên trao 100 triệu đồng hỗ trợ xây nhà ở cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi bão số 3
Hoạt động 20/11/2024 16:41
Thăm hỏi, tặng quà 18 giáo viên có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Hoạt động 20/11/2024 16:23
Ba Đình: Chú trọng công tác phát triển đoàn viên, thành lập Công đoàn cơ sở
Công đoàn 19/11/2024 22:13
Kiểm tra, giám sát chuyên đề công tác nữ công tại Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội
Hoạt động 19/11/2024 21:01