'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?

Ngay sau khi Fed tăng lãi suất, một loạt ngân hàng trung ương các nước châu Á đã điều chỉnh lãi suất ngay lập tức, với hầu hết các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm.
Ngăn chặn những rủi ro trong dòng chảy tài chính 85,4% dòng thuế trong ACFTA dự kiến được xóa bỏ thuế quan tới năm 2027
'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á?
Ảnh minh họa. (Nguồn: fr.depositphotos.com)

Thị trường tài chính khu vực châu Á đã biến động mạnh sau khi Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) ngày 15/6 công bố kết quả cuộc họp chính sách tiền tệ mới nhất với quyết định tăng lãi suất thêm 0,75 điểm phần trăm, mức tăng cao nhất trong gần 30 năm qua.

Đây được xem là hành động mạnh mẽ của Fed thể hiện quyết tâm kiểm soát lạm phát trong ngắn hạn.

Bên cạnh đó, Fed cũng bắt đầu thu hẹp bảng cân đối kế toán từ ngày 1/6/2022 và lên kế hoạch cắt giảm lượng tài sản nắm giữ trị giá khoảng 47,5 tỷ USD mỗi tháng và sẽ tăng lên 95 tỷ USD/tháng sau ba tháng tới.

Động thái này của Fed khiến cộng đồng quốc tế lo ngại về khả năng nền kinh tế toàn cầu rơi vào “vũng lầy suy thoái."

Có thể nói động thái thắt chặt tiền tệ khác thường của Fed là nhằm chấm dứt môi trường chính sách tiền tệ siêu lỏng được thực hiện trong đại dịch COVID-19, cũng như để bù đắp cho những sai lầm trong chính sách của năm 2021, thời điểm Fed khẳng định “lạm phát chỉ là nhất thời.”

Giới chuyên gia cũng cho rằng Fed có thể sẽ tiếp tục điều chỉnh lãi suất, với các mức tăng thêm 0,5 hoặc 0,75 điểm phần trăm và tốc độ tăng sẽ phụ thuộc vào các dữ liệu kinh tế trong tương lai. Đến thời điểm cuối năm 2022, lãi suất của Fed có thể được nâng lên mức 3-3,5%.

Tác động dây chuyền

Chính sách tiền tệ “mạnh tay” của Fed không chỉ có tác động lớn đến kinh tế Mỹ mà còn kéo các ngân hàng trung ương toàn cầu vào xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ, gây ảnh hưởng đáng kể cho tốc độ phục hồi của nền kinh tế toàn cầu.

Ngay sau khi Fed tăng lãi suất, một loạt ngân hàng trung ương các nước châu Á đã có điều chỉnh lãi suất ngay lập tức, với hầu hết các ngân hàng trung ương đều tăng lãi suất từ 0,5 đến 1 điểm phần trăm.

Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) đã ngay lập tức tăng 0,75 điểm phần trăm lãi suất cơ bản, bám sát lãi suất của Fed vì đồng đôla Hong Kong (HKD) là đồng tiền neo rất chặt chẽ với đồng USD.

Việc Fed tăng lãi suất khiến một loạt đồng tiền trên thế giới bị mất giá so với đồng USD.

Trong phiên 13/6 vừa qua, đồng yen đã giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 2/2002 so với đồng USD (ở mức 134,96 yen đổi 1 USD), do các nhà đầu tư lo ngại khoảng cách lãi suất giữa Nhật Bản và Mỹ sẽ còn nới rộng nếu Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất để chống lạm phát.

Sự giảm giá nhanh của đồng yen đã khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại, dẫn tới làn sóng bán tháo đồng yen và khiến tỷ giá giữa hai đồng tiền đã có lúc vượt mốc 135 yen đổi 1 USD lần đầu tiên kể từ tháng 2/2002.

Đồng yen có thể tiếp tục giảm do chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) và Fed ngày càng ngược chiều.

Lạm phát tại Nhật Bản hiện đang vượt mức mục tiêu 2% mà BoJ đề ra, chủ yếu do sự gia tăng mạnh của giá năng lượng và hàng hóa đã gây áp lực cho các hộ gia đình. Giá tiêu dùng tăng cao cũng tạo áp lực buộc BoJ phải tính đến kịch bản nâng lãi suất để kiềm chế lạm phát.

Tuy nhiên, BoJ hiện vẫn duy trì biện pháp kích thích tiền tệ lớn khi tìm cách duy trì lạm phát ổn định ở mức 2% ngay cả khi đồng yen yếu hơn.

Chính phủ Nhật Bản cho rằng chưa đến lúc bắt buộc phải thắt chặt chính sách tiền tệ, đồng thời nhấn mạnh rằng ưu tiên hàng đầu vẫn là tiếp tục kiên trì với chính sách nới lỏng tiền tệ mạnh mẽ như hiện tại và từ đó hỗ trợ vững chắc hoạt động kinh tế (giữ nguyên mức lãi suất - 0,1% được áp dụng từ năm 2016).

Tại cuộc họp ngày 17/6 vừa qua, BoJ nhắc lại cam kết mua nhiều trái phiếu chính phủ kỳ hạn 10 năm nếu cần, để giữ lợi suất không quá 0,25% bất chấp việc lợi suất trái phiếu chính phủ kỳ hạn tương đương ở Mỹ đã tăng mạnh lên hơn 3,2% và đồng yen xuống mức thấp nhất so với đồng USD.

Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (Ngân hàng trung ương) ngày 8/6 vừa qua đã quyết định tăng lãi suất thêm 0,5 điểm phần trăm lên 4,9%, nhằm kiềm chế lạm phát.

Mặc dù kinh tế Ấn Độ vừa hồi phục mạnh mẽ sau đại dịch COVID-19, song hiện nước này đang phải đối mặt với chi phí ngày càng tăng khi giá các mặt hàng thế giới đều tăng cao.

Trong bốn tháng đầu năm 2022, lạm phát giá tiêu dùng ở Ấn Độ liên tục cao hơn mức mục tiêu 2-6%, lên tới 7,79% và là mức cao nhất trong 8 năm qua.

Tại Hàn Quốc, lần đầu tiên sau hai năm, cả ba chỉ số kinh tế chính của Hàn Quốc đều giảm vào tháng 4/2022, một phần do giá nguyên liệu thô cao hơn và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.

Việc đồng won của Hàn Quốc lần đầu tiên trong 13 năm rơi xuống ngưỡng 1.300 won đổi 1 USD đã làm gia tăng lo ngại về khả năng lãi suất cơ bản và thâm hụt thương mại tăng, và các vấn đề khác có thể tiếp tục làm chậm đà phục hồi của nền kinh tế Xứ sở kim chi.

Các nhà phân tích nhận định việc đồng won giảm xuống ngưỡng 1.300 won đổi 1 USD là rất hiếm và do đó được coi là “dấu hiệu của những rủi ro kinh tế lớn.”

Dự báo đồng nội tệ của Hàn Quốc có thể tiếp tục mất giá so với "đồng bạc xanh" và chạm mức 1.350 won đổi 1 USD, khiến nhiều nhà đầu tư bán đồng won để đổi lấy tài sản trú ẩn an toàn hơn.

Liệu có xảy ra “cơn bão tài chính mới” ở châu Á?

Giới chuyên gia cho rằng có hai yếu tố chính thúc đẩy sự tăng giá của đồng USD hiện nay.

Thứ nhất là Fed thắt chặt chính sách tiền tệ (kể từ tháng 3/2022) và sẽ kéo dài ít nhất đến hết năm 2022 nhằm kiềm chế lạm phát; thứ hai là hiệu ứng “trú ẩn an toàn” của USD trong giai đoạn bất ổn địa chính trị.

Một số chuyên gia so sánh tình trạng kinh tế hiện tại với cú sốc dầu mỏ (trong những năm 1970) khi thế giới phải hứng chịu lạm phát và suy thoái kinh tế cùng một lúc.

Các nước có thể sẽ phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng nguy hiểm hơn với chuỗi giá trị toàn cầu đan xen chặt chẽ hơn, có thể dẫn đến một “cơn bão hoàn hảo” chưa từng có trong lịch sử.

Theo đánh giá của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), nền kinh tế thế giới sẽ không bước vào giai đoạn tăng trưởng chậm và lạm phát kéo dài do các điều kiện kinh tế hiện nay đã có nhiều thay đổi đáng kể so với những năm trước đây.

Cụ thể, các nền kinh tế tiên tiến đã chuyển sang ít sử dụng năng lượng hơn (sau cú sốc giá dầu trong những năm 1970 và đầu những năm 1980) và điều này có thể làm giảm tác động của giá dầu cao hơn. Bên cạnh đó, tỷ trọng của sản lượng công nghiệp trong tổng hoạt động kinh tế cũng đã giảm.

Ngân hàng trung ương các nước trở nên độc lập và có khuôn khổ chính sách tiền tệ mạnh mẽ và các nhà quản lý cũng hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc ổn định tình hình lạm phát.

Các nền kinh tế tiên tiến cũng trở lên linh hoạt hơn với những thay đổi trên thị trường lao động. Điều này giúp làm giảm nguy cơ "sốc" nguồn cung tiêu cực dẫn đến vòng xoáy giá cả-tiền lương.

Số tiền tiết kiệm được tích lũy trong thời kỳ đại dịch có thể được sử dụng để bù đắp sự thiếu hụt thu nhập và ảnh hưởng của lạm phát đối với hộ gia đình.

Ngoài ra, áp lực nguồn cung cũng sẽ giảm xuống khi các nước mở cửa biên giới trở lại và nhiều người tham gia lực lượng lao động hơn.

Các nền kinh tế của châu Á cũng được dự báo sẽ có khả năng chống chọi tốt với đà tăng của USD, khi tăng trưởng của các quốc gia này sẽ được lợi từ việc mở cửa trở lại nền kinh tế khi những biện pháp hạn chế phòng chống dịch COVID-19 được dỡ bỏ hoàn toàn.

Bên cạnh đó, các nước này cũng có thể có được một số khả năng cạnh tranh về xuất khẩu khi đồng nội tệ yếu hơn.

Ngược lại, thách thức đối với các nước này là chi phí nhập khẩu lương thực và năng lượng cao, cũng như tốc độ tăng trưởng đang chậm lại ở các thị trường xuất khẩu lớn.

Không giống như trong cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997-1998, hầu hết các quốc gia trong khu vực hiện nay đều có đủ dự trữ để bảo vệ đồng nội tệ của mình.

Các “Thỏa thuận hoán đổi tiền tệ” mới hình thành cũng sẽ giúp các nước này giảm bớt sự phụ thuộc vào USD trong thanh toán, giao dịch.

Nói cách khác, mặc dù tác động từ việc đồng USD trở lên mạnh hơn là rất lớn song các quốc gia châu Á vẫn có thể kiểm soát được tình hình, ít nhất là ở thời điểm hiện tại./.

Theo Anh Nguyên (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/con-bao-tai-chinh-moi-lieu-co-ap-toi-cac-nuoc-chau-a/801695.vnp

Nên xem

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

Hà Nội: 2 trường THPT tuyển sinh lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài

(LĐTĐ) Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024-2025 đã được Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội phê duyệt, để được trúng tuyển vào lớp 10 chương trình đào tạo song bằng tú tài học chương trình THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc (chứng chỉ A-level), thí sinh sẽ phải trải qua 2 vòng thi tuyển.
Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

Mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường công lập

(LĐTĐ) Trong kỳ tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) công lập không chuyên năm học 2024 - 2025 tại Hà Nội, mỗi học sinh được đăng ký nguyện vọng dự tuyển vào tối đa 3 trường THPT công lập.
Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Tuyển sinh vào lớp 10 tại Hà Nội: Thí sinh thi các môn chuyên vào ngày 10/6

Theo Kế hoạch tuyển sinh vào lớp 10 Trung học phổ thông (THPT) năm học 2024 - 2025 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ngay sau khi kết thúc hai ngày thi vào các trường THPT công lập không chuyên (ngày 8 - 9/6), các thí sinh đăng ký dự tuyển vào lớp 10 chuyên thuộc các trường THPT chuyên và có lớp chuyên sẽ làm bài thi các môn chuyên vào ngày 10/6.
Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

Yêu cầu thực hiện nghiêm quy định hóa đơn điện tử với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên vừa ký ban hành Công điện hỏa tốc số 2036/CĐ-BCT gửi Tổng cục Quản lý thị trường (QLTT) và Cục QLTT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc thực hiện nghiêm quy định về hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh, bán lẻ xăng dầu.
Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

Liên đoàn Lao động huyện Mỹ Đức trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở

(LĐTĐ) Chiều 28/3, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Mỹ Đức đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định giải thể Công đoàn cơ quan Dân Đảng, Công đoàn UBND huyện; trao quyết định thành lập 22 Công đoàn cơ sở (CĐCS).
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).

Tin khác

Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Ít nhất 40 người thiệt mạng trong cuộc tấn công vào khu phức hợp âm nhạc tại Mátxcơva (Nga)

Cơ quan An ninh Liên bang Nga đưa tin, đã có ít nhất 40 người đã thiệt mạng và hơn 100 người bị thương sau khi những kẻ tấn công có vũ trang tấn công vào một khu phức hợp địa điểm hòa nhạc nổi tiếng gần Mátxcơva.
Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

Ông Putin giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Nga

(LĐTĐ) Vào lúc 21h00 giờ Moskva ngày 17/3 (1h sáng giờ Hà Nội ngày 18/3), các điểm bỏ phiếu cuối cùng trong cuộc bầu cử Tổng thống Liên bang Nga thuộc tỉnh cực Tây Kaliningrad đã đóng cửa, kết thúc cuộc bầu cử Tổng thống lần thứ 8 tại Liên bang Nga kéo dài trong 3 ngày từ 15 - 17/3.
Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Động đất tại Maroc: Số người thiệt mạng vượt 2.000 người

Thống kê mới nhất từ Bộ Nội vụ Maroc ngày 9/9 cho biết trận động đất nghiêm trọng xảy ra ở nước này trước đó một ngày đã khiến hơn 2.000 người thiệt mạng.
Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Động đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 người

Bộ Nội vụ Maroc cho biết ít nhất 296 người đã thiệt mạng và 153 người khác bị thương trong trận động đất mạnh xảy ra tối 8/9 ở nước này.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43: Một ASEAN tự cường, bản lĩnh và tự tin chuyển mình vì lợi ích thiết thực cho người dân

(LĐTĐ) Ngày 5/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dẫn đầu đoàn đại biểu Việt Nam dự phiên toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Trung tâm Hội nghị Jakarta, Indonesia.
Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông

(LĐTĐ) Việc Bộ Tài nguyên Thiên nhiên của Trung Quốc công bố cái gọi là “bản đồ tiêu chuẩn năm 2023”, trong đó bao gồm quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của Việt Nam cũng như thể hiện yêu sách đường đứt đoạn là xâm phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

Việt Nam lên tiếng trước việc Trung Quốc ban hành lệnh cấm đánh bắt cá ở Biển Đông

(LĐTĐ) Theo Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Đoàn Khắc Việt, lệnh cấm đánh bắt cá của Trung Quốc đã vi phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với vùng đặc quyền kinh tế được xác định theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982.
Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

Nâng cao hiệu quả hợp tác giữa Việt Nam với khu vực Trung Đông - châu Phi

(LĐTĐ) Với truyền thống hữu nghị tốt đẹp, sự tin tưởng lẫn nhau và cùng chung khát vọng về độc lập, tự chủ, phát triển bền vững, Việt Nam và các nước Trung Đông - châu Phi còn nhiều dư địa và tiềm năng để tạo thêm động lực mới, đưa quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và khu vực đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và thế giới.
Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Việt Nam sẵn sàng tham gia vào công cuộc tái thiết tại các vùng bị ảnh hưởng bởi động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

(LĐTĐ) Ngày 17/2, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã tiếp Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ tại Việt Nam Haldun Tekneci.
Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

Việt Nam hỗ trợ khẩn cấp 200.000 USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và Syria để khắc phục hậu quả động đất

(LĐTĐ) Ngày 14/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có thư thăm hỏi gửi Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ và Syria, thông báo Việt Nam sẽ hỗ trợ khẩn cấp mỗi nước 100.000 USD để góp phần khắc phục hậu quả của trận động đất ngày 6/2.
Xem thêm
Phiên bản di động