Chủ tịch Tổng Liên đoàn kêu gọi đoàn viên, người lao động hạn chế đi lại, đảm bảo đón Tết an toàn
Chiều nay (3/2), đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã dành cho báo chí cuộc trao đổi về công tác chăm lo Tết cho đoàn viên, người lao động cả nước nhân dịp Xuân Tân Sửu, đặc biệt trong bối cảnh dịch Covid-19 đang có những diễn biến phức tạp.
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam. Ảnh: B.D |
PV: Xin đồng chí cho biết, trước diễn biến mới của dịch Covid-19, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam có kế hoạch và chỉ đạo các cấp công đoàn chăm lo Tết cho công nhân lao động như thế nào?
Đồng chí Nguyễn Đình Khang: Nhất quán với mục tiêu tất cả đoàn viên và người lao động đều có Tết, ngay trong những ngày đầu năm 2021, các cấp công đoàn đã tích cực tổ chức nhiều hoạt động như “Tết Sum vầy”, “Tấm vé nghĩa tình”… nhằm chăm lo tốt nhất cho công nhân lao động.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động cũng đã có Quyết định số 1921/QĐ-TLĐ ngày 12/1/2021 về việc chi hỗ trợ cho đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 và thiên tai năm 2020 trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 với mức trung bình là 1 triệu đồng/người... dự kiến tổng mức hỗ trợ khoảng 500 tỷ đồng.
Với sáng kiến và nguồn lực của tổ chức Công đoàn, đến nay đã có gần 30 đoàn công tác do các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, bộ, ban, ngành trung ương thăm, tặng quà cho hàng nghìn công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên khắp mọi miền tổ quốc (trung bình mỗi suất quà trị giá 1 triệu đồng). Cùng với đó, các cấp công đoàn đã dành nguồn lực lớn “dốc sức” chăm lo cho người lao động, nhiều Liên đoàn Lao động tỉnh, thành phố đã chi hàng trăm tỷ đồng từ nguồn tích lũy của tổ chức Công đoàn và xã hội hóa để chăm lo Tết cho công nhân lao động.
Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang (thứ hai từ phải sang) thăm hỏi tình hình việc làm, đời sống công nhân lao động Công ty TNG Thái Nguyên. Ảnh: B.D |
Tuy nhiên, trước những diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, với phương châm “Đón Tết an toàn trong mùa dịch”, ngay sau khi có Chỉ thị 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 28/1/2021, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã có Công văn số 1594/TLĐ ngày 29/1/2021 yêu cầu các cấp công đoàn triển khai các biện pháp nhằm nhanh chóng kiểm soát hiệu quả, triệt để dập dịch.
Trong đó chỉ đạo: Rà soát các hoạt động theo kế hoạch dự kiến triển khai trong dịp Tết Nguyên đán Tân Sửu, nhất là Tết Sum vầy để thực hiện các biện pháp an toàn chống dịch: Tạm dừng hoạt động, không tổ chức hoạt động đông người, tiến hành giãn cách xã hội; đối với những hoạt động cần thiết được phép tổ chức, phải hạn chế số lượng người tham gia và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống Covid-19; giảm quy mô tổ chức sự kiện đông người mà chuyển chăm lo trực tiếp cho người lao động.
Các hoạt động chăm lo Tết chuyển hướng trực tiếp đến đoàn viên, người lao động. Các cấp công đoàn tổ chức thăm hỏi, tặng quà cho đoàn viên, người lao động tại doanh nghiệp, khu nhà trọ, không tổ chức các sự kiện bề nổi, tập trung đông người.
PV: Đồng chí đánh giá như thế nào về sự hỗ trợ của đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng xã hội (chủ nhà trọ...) đối với công nhân lao động trong dịp Tết này?
Đồng chí Nguyễn Đình Khang: Cùng với Nhà nước, tổ chức Công đoàn, nhiều đơn vị, doanh nghiệp, cộng đồng xã hội đã đồng hành, chung tay để hỗ trợ, giúp đỡ công nhân lao động trong bối cảnh khó khăn khi dịch bệnh bùng phát. Nhiều chủ nhà trọ giảm, giãn tiền thuê nhà, điện nước cho công nhân lao động thuê trọ. Nhiều doanh nghiệp dù khó khăn vẫn cố gắng có thêm tiền thưởng Tết cho người lao động, hỗ trợ tiền đi lại, tổ chức xe đưa đón công nhân lao động về quê ăn Tết. Và khi dịch bệnh bùng phát, lại sẵn sàng cùng tổ chức Công đoàn hỗ trợ bù đắp chi phí nếu người lao động lựa chọn ở lại địa phương ăn Tết; tham gia tổ chức để công nhân lao động xa quê vẫn được đón Tết đầm ấm.
Những việc làm đó thể hiện tinh thần, trách nhiệm xã hội rất cao của các đơn vị, doanh nghiệp và cộng đồng. Bởi hơn hết, công nhân lao động chính là tài sản, vốn quý của doanh nghiệp, là lực lượng nòng cốt làm ra của cải vật chất cho xã hội. Chăm lo cho nguồn nhân lực chính là sự “đầu tư” lâu dài và hiệu quả, là nền tảng cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế, xã hội.
Thay mặt lãnh đạo Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Ngọ Duy Hiểu (thứ ba từ phải sang) trao 300 triệu đồng hỗ trợ công nhân lao động bị ảnh hưởng bởi Covid-19 tỉnh Hải Dương. Ảnh: Bảo Hân |
PV: Thưa đồng chí, tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, công nhân ở lại ăn Tết thay vì về quê như dự định trước đó. Số lao động đăng ký ở lại ngày càng tăng. Tổng Liên đoàn chuẩn bị phương án chăm lo Tết cho đoàn viên, những người ở lại thế nào?
Đồng chí Nguyễn Đình Khang: Đến nay, qua theo dõi nắm tình hình của các cấp công đoàn, đã có hàng chục vạn công nhân lao động ở lại không về quê, nhất là công nhân lao động khu vực phía Nam. Hàng trăm nghìn công nhân dù nhiều năm không được sum vầy ngày Tết bên gia đình vẫn tự nguyện ở lại để phòng chống dịch. Đó là tinh thần trách nhiệm vì cộng đồng rất đáng hoan nghênh của công nhân lao động.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đề nghị các cấp công đoàn tiếp tục làm tốt công tác chăm lo Tết cho người lao động, không để người lao động nào không có Tết. Với những người ở lại Tổng Liên đoàn đã chỉ đạo các cấp công đoàn phối hợp với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các địa phương tổ chức các hoạt động chăm lo đời sống tinh thần, vật chất cho người lao động. Tổ chức các gian hàng bán hàng bình ổn giá, phiên chợ 0 đồng sẽ mở cửa phục vụ trong dịp Tết, thăm, tặng quà, động viên, tổ chức các trò chơi dân gian…
Để chung tay cùng cả nước phòng chống dịch, Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn kêu gọi đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động cả nước hạn chế đi lại, cân nhắc thật kỹ việc về quê ăn Tết và nên ở lại địa phương đang làm việc đón Tết để đảm bảo sức khỏe, việc làm lâu dài. Đảm bảo đón Tết đầm ấm, an toàn.
Hiện nay, Việt Nam đã rơi vào đợt bùng dịch Covid-19 lần thứ ba. Việc chủ động thông tin khai báo của người dân vô cùng quan trọng. Tổng Liên đoàn đề nghị anh chị em công nhân hợp tác khai báo y tế, giúp truy vết, xử lý kịp thời các ca nghi nhiễm; thực hiện đầy đủ các yêu cầu, biện pháp phòng chống dịch của Bộ Y tế, chính quyền địa phương và doanh nghiệp.
Xin trân trọng cảm ơn đồng chí./.
B.Duy (thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Tin khác
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Vì lợi ích đoàn viên 23/12/2024 11:38
Hàng nghìn sản phẩm ưu đãi tại Chợ Tết Online của tổ chức Công đoàn
Vì lợi ích đoàn viên 22/12/2024 06:52
Xây dựng văn hóa công nhân đáp ứng yêu cầu Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Công đoàn 19/12/2024 18:25
Phát huy vai trò bảo vệ lợi ích của người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:38
LĐLĐ quận Hai Bà Trưng: Khám sức khoẻ miễn phí cho 200 đoàn viên, người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 19/12/2024 16:30
10 sự kiện, hoạt động tiêu biểu của Công đoàn Việt Nam năm 2024
Vì lợi ích đoàn viên 17/12/2024 06:36
Thanh Trì: Nhiều hoạt động nữ công thiết thực, hiệu quả
Vì lợi ích đoàn viên 15/12/2024 16:30
Đồng hành cùng doanh nghiệp đảm bảo việc làm cho người lao động
Vì lợi ích đoàn viên 12/12/2024 13:59
Truyền thông, khám tầm soát ung thư cho hơn 1.000 công nhân lao động
Vì lợi ích đoàn viên 09/12/2024 06:16
Infographic: Hoạt động chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 của tổ chức Công đoàn Thủ đô
Vì lợi ích đoàn viên 07/12/2024 15:44