Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế với xăng dầu
![]() |
Ảnh minh họa. |
Theo Bộ Tài chính, từ đầu năm 2022 đến nay, thị trường xăng dầu thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp, trong khi nhu cầu mặt hàng này đang ngày càng tăng do việc triển khai các biện pháp phục hồi kinh tế của các nước trên thế giới. Giá xăng dầu trên thị trường thế giới liên tục tăng cao và diễn biến khó lường.
So với nhiều nước trên thế giới, tỷ trọng thuế trong giá xăng dầu bán ra của nước ta hiện nay vẫn thấp hơn mức bình quân chung. Tỷ trọng thuế trong giá bán xăng dầu ở nhiều nước chủ yếu trong khoảng 45%-60% (ngoại trừ một số quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thì có tỷ trọng thấp hơn), trong khi đó, đối với nước ta, tỷ trọng thuế đối với xăng khoảng 38% và đối với dầu khoảng 20%.
Ngoài ra, trong giá bán xăng dầu còn có khoản chi phí vận chuyển, lợi nhuận định mức nhưng các khoản này cũng chỉ chiếm khoảng từ 5% đến 8% mức giá cơ sở của mặt hàng xăng dầu.
Xăng dầu vừa là mặt hàng chiến lược, quan trọng, vừa là mặt hàng thiết yếu có tác động mạnh đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống của người dân, tác động trực tiếp đến ổn định kinh tế vĩ mô.
Việc giá xăng dầu tăng cao sẽ gây áp lực lớn đến chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như chi tiêu tiêu dùng của người dân; trong bối cảnh nền kinh tế - xã hội cũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và đời sống của người dân đang chịu ảnh hưởng tiêu cực của dịch Covid-19 thì cần có giải pháp điều hành để ổn định thị trường xăng dầu trong nước, từ cơ cấu các chính sách thuế đối với xăng dầu như nêu trên thì giải pháp nghiên cứu điều chỉnh giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng, dầu, mỡ nhờn là giải pháp phù hợp và cần thiết.
Để đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trước bối cảnh của dịch bệnh và xung đột chính trị trên thế giới đang diễn ra, Bộ Tài chính thấy cần thiết phải có phương án điều chỉnh giảm thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng để đa dạng hóa nguồn cung xăng dầu, tránh bị động bởi phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu từ Hàn Quốc và ASEAN, đồng thời đảm bảo mức chênh lệch phù hợp với mức thuế suất theo các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam đã ký kết.
Do đó, Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ mức 20% hiện nay xuống 12% (chênh 4% so với thuế suất FTA từ Hàn Quốc và ASEAN).
Bộ Tài chính đánh giá, phương án trên mặc dù có thể không tác động nhiều đến việc làm giảm giá xăng trong nước do hiện nay xăng nhập khẩu chủ yếu từ ASEAN và Hàn Quốc, nhưng sẽ góp phần đa dạng hóa nguồn cung xăng, tránh sự phụ thuộc quá lớn vào một số đối tác trong trường hợp nguồn cung trên thị trường thế giới biến động.
P.T
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Phong trào thi đua trong ngành Giáo dục quận Bắc Từ Liêm ngày càng thiết thực, hiệu quả

Phụ nữ quận Tây Hồ kiện toàn Phó Chủ tịch khóa VI, nhiệm kỳ 2021 - 2026

Sẵn sàng các điều kiện để triển khai Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô

Không để thí sinh nào phải bỏ thi vì gặp khó khăn về điều kiện kinh tế, đi lại

Hợp tác thúc đẩy phát triển tài chính xanh bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu

Hà Tĩnh: 'Bà hỏa' ghé thăm, 2 nhà dân bị thiêu rụi

Thúc đẩy thành lập và nâng cao chất lượng hoạt động của Ban Nữ công quần chúng tại cơ sở
Tin khác

Tổng cục Thuế yêu cầu kịp thời gia hạn thuế tiêu thụ đặc biệt ô tô

Doanh nghiệp nâng cao hiệu suất kinh doanh từ ứng dụng hợp đồng điện tử

TP. Hồ Chí Minh: Thành lập Trường đào tạo nghề thẩm mỹ theo tiêu chuẩn Hoa Kỳ

Các tỉnh phía Bắc đẩy mạnh tiêu thụ nông sản qua thương mại điện tử

Để thị trường trái phiếu doanh nghiệp phát triển bền vững

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường chứng khoán

Việt Nam có bị tác động khi nhiều nước dừng xuất khẩu nông sản?

Xăng dầu sẽ vượt ngưỡng 30.000 đồng/lít vào ngày 23/5?

The Sakura SA3 - Nơi tái hiện trọn vẹn chất sống Nhật Bản phía Tây Thủ đô
