Biến khó thành lợi thế, Ninh Thuận phát triển đột phá

(LĐTĐ) Từ chỗ là cái tên còn khá xa lạ với nhiều người, vùng đất đầy nắng và gió Ninh Thuận đã vươn lên vào nhóm 5 địa phương có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước nhờ những giải pháp hữu hiệu, biến khó thành lợi thế phát triển.
Ninh Thuận vào nhóm các địa phương tăng trưởng kinh tế cao nhất nước SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang - Điểm sáng đầu tư bất động sản du lịch Một lần đến Phan Rang

Chuyển mình biến khó thành lợi thế

Với tư duy mới và tầm nhìn chiến lược, Ninh Thuận là tỉnh đầu tiên của cả nước thuê tư vấn nước ngoài: Tập đoàn Monitor (Mỹ) và Arup (Anh) lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) giai đoạn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030. Bám sát chiến lược phát triển theo tư vấn của Monitor đã được Chính phủ phê duyệt, chính quyền Ninh Thuận xác định 3 nhóm ngành trụ cột đặt nền móng cho phát triển kinh tế của địa phương là: năng lượng tái tạo, du lịch và nông nghiệp công nghệ cao...

Từ việc xác định rõ ràng 3 trụ cột cốt lõi trên, chính quyền Ninh Thuận đã thành lập văn phòng phát triển kinh tế (Economic Development Office -EDO) theo hình mẫu văn phòng phát triển kinh tế của Singapore đồng thời đưa vào hoạt động Trung tâm phục vụ hành chính công, góp phần cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh, mở ra cơ hội có một không hai đối với các nhà đầu tư trong nước và quốc tế.

Biến khó thành lợi thế, Ninh Thuận phát triển đột phá
Ninh Thuận đã tăng tốc thành trung tâm năng lượng tái tạo lớn nhất cả nước.

Nhiều vùng đất hoang hóa, khô cằn năm xưa đã trở thành những dự án phát triển năng lượng tái tạo tỷ đô. Trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 34 dự án điện mặt trời (tổng công suất 2.376,85 MW) và 13 dự án điện gió (678,95 MW) được cấp quyết định chủ trương đầu tư, trong đó đã hòa điện lưới quốc gia 25 dự án với tổng công suất 1.556,55 MW. Với nguồn vốn đầu tư năng lượng tái tạo lớn như vậy, Ninh Thuận đang dần trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của cả nước.

Nông nghiệp Ninh Thuận có nhiều đột phá khi các dự án nông nghiệp công nghệ cao được đầu tư bài bản. Không chỉ đạt mục tiêu trở thành trung tâm sản xuất tôm giống lớn nhất cả nước, Ninh Thuận mới đây đã xuất khẩu lô tôm đông lạnh đầu tiên sang một số nước châu Âu theo Hiệp định EVFTA, đánh dấu bước tiến mới trong việc ra nhập “sân chơi lớn” quốc tế.

Ngoài năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao, bức tranh du lịch của Ninh Thuận đã có những mảng màu tươi sáng, dần trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và trở thành điểm dừng chân lý tưởng của du khách trong và ngoài nước.

Những “đặc sản” như gió, bờ biển dài mở ra cho Ninh Thuận cơ hội lớn phát triển du lịch trải nghiệm. Tạp chí The Kiteboarder Magazine đã bình chọn Ninh Thuận là điểm đến quốc tế hàng đầu tại Việt Nam cho môn lướt ván diều, thuyền buồm, dù lượn cùng với các loại hình du lịch dưới đáy đại dương.

Được xem như "trái tim" của du lịch Nam miền Trung, Ninh Thuận sở hữu nhiều lợi thế: những vịnh biển nguyên sơ, những rặng san hô cổ hàng nghìn năm tuổi, những khu rừng nguyên sinh, hệ thống tháp Chăm huyền bí, những thắng cảnh đẹp như Ninh Chữ, Bình Tiên, Mũi Dinh… thu hút du khách đến khám phá, tạo nền móng cho sản phẩm, dịch vụ và những trải nghiệm mới mẻ trên mảnh đất này.

Biến khó thành lợi thế, Ninh Thuận phát triển đột phá
Với việc chủ động mời gọi đầu tư của chính quyền tỉnh, du lịch Ninh Thuận phát triển đột phá với các loại hình du lịch thể thao biển độc đáo.

Nhờ vậy, lượng du khách đến Ninh Thuận trong 5 năm qua (2015 – 2020) đã tăng nhanh, bình quân tăng 10,8%/năm, thu hút 2,5 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt 200.000 lượt, doanh thu đạt 1.500 tỷ đồng, tăng bình quân 19,7%/năm. Giấc mơ Ninh Thuận thành vùng trọng điểm du lịch của cả nước và điểm đến du lịch mới của Châu Á đang trở thành hiện thực.

Trải thảm đỏ thu hút đầu tư

Tầm nhìn chiến lược, cải cách mạnh mẽ nhanh chóng chuyển hướng để biến những bất lợi thành động lực phát triển, đã giúp Ninh Thuận có tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân 5 năm qua đạt 10,2%/năm, quy mô nền kinh tế tăng gấp hơn 2 lần so với 2015 và thu ngân sách vượt xa chỉ tiêu đã đề ra.

Chính quyền Ninh Thuận đã ban hành hàng loạt chính sách hấp dẫn bậc nhất cả nước cùng cơ chế ưu đãi đặc thù để trải thảm đỏ mời gọi nhà đầu tư. Đó là: giảm giá thuê đất, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế nhập khẩu, thủ tục đầu tư nhanh chóng và thông thoáng. Vì thế, 5 năm qua, Ninh Thuận đã trở thành tâm điểm trong mắt các nhà đầu tư khi thu hút 58 dự án dịch vụ du lịch với số vốn đăng ký gần 28.000 tỷ đồng.

Cùng với các doanh nghiệp lớn như Vinpearl, FLC, T&T, CMX (Canada), Adani (Ấn Độ), Blue Circle và Sinergy (Singapore), tập đoàn Crystal Bay và các đối tác đã tiên phong đầu tư 2 tổ hợp du lịch giải trí biển SunBay Park Hotel & Resort Phan Rang và Sailing Bay Ninh Chữ theo mô hình Aparthotel chuẩn 5 sao quốc tế lần đầu tiên tại Việt Nam.

Nằm kề bờ biển Bình Sơn, tổ hợp giải trí nghỉ dưỡng biển SunBay Park Hotel & Resort có diện tích lên tới 3,6ha quy mô 3.300 phòng, với 60% không gian dành cho tiện ích, đem đến những trải nghiệm độc đáo không đâu có cho du khách khi đến Ninh Thuận.

Biến khó thành lợi thế, Ninh Thuận phát triển đột phá

Sunbay Park Hotel & Resort Phan Rang cung cấp 101 tiện ích quy mô lớn như: công viên nước, công viên chuyên đề ven biển, khu thể thao dưới nước, rạp chiếu phim,…

Sunbay Park Hotel & Resort Phan Rang cung cấp 101 tiện ích quy mô lớn như: công viên nước, công viên chuyên đề ven biển, khu thể thao dưới nước, rạp chiếu phim,…

Trong hành trình biến giấc mơ trải nghiệm đa dạng của du khách thành hiện thực, Crystal Bay phát triển dự án Sailing Bay Ninh Chữ. Dự án này dành tới 81.5% không gian cho tiện ích và cảnh quan. Lần đầu tiên tại Việt Nam có tổ hợp giải trí thể thao tuyết Ski Ninh Chữ Bay lớn thứ 3 thế giới với diện tích lên tới 8.000m2.Khi đi vào hoạt động, Sailing Bay Ninh Chữ đáp ứng đầy đủ nhu cầu vui chơi, nghỉ dưỡng, giải trí cao cấp của du khách.

Biến khó thành lợi thế, Ninh Thuận phát triển đột phá
Sailing Bay Ninh Chữ mang tới cho du khách những trải nghiệm mới mẻ, độc đáo như ở Dubai.

Quyết tâm đổi mới cách nghĩ, cách làm của chính quyền Ninh Thuận đã đã tạo lực đẩy cho Ninh Thuận phát triển nhanh với 3 nhóm ngành trụ cột: du lịch, năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao. Những thành tựu đột phá này không chỉ đưa Ninh Thuận vào nhóm các tỉnh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất cả nước mà còn vươn lên trở thành điểm đến mới của châu Á, tạo đà bứt phá hơn nữa trong thời gian tới.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Bí thư tỉnh ủy Ninh Thuận: "Chúng tôi tích cực cải thiện môi trường đầu tư đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính để nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời, tạo điều kiện nâng cao lợi nhuận, sức cạnh tranh cho các nhà đầu tư".
PV

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

6 tháng đầu năm kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội đạt 28,6 tỷ USD

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội ước đạt 8,9 tỷ USD, tăng 11%; trong khi đó, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước đạt 19,7 tỷ USD, tăng 14,9% so với cùng kỳ năm 2023. Tính chung 6 tháng, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Thủ đô đạt 28,6 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Xem thêm
Phiên bản di động