Bị tai nạn lao động được hưởng quyền lợi gì?
Đòi bồi thường tai nạn lao động có phải nộp lệ phí không? Gia đình bị hại không khiếu kiện thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? |
Bạn đọc Nguyennhathoang@gmail.com hỏi: Em trai tôi năm nay 23 tuổi có đi làm trong công ty khai thác đá. Thời gian em làm tại công ty là 10 tháng nhưng chỉ được ký bản thỏa ước lao động tập thể chứ không được ký hợp đồng lao động. Vào 9/2019, trong khi em trai tôi đang làm việc thì không may bị đá ở trên rơi xuống gây thương tích nặng và được đưa vào viện cấp cứu.
Tại đây, em phải phẫu thuật cắt bỏ 1/3 chân phải. Trong thời gian này, bên phía công ty có hỗ trợ tiền viện phí cùng gia đình tôi cho tới ngày em ra viện. Tuy nhiên sau đó, khi em trai tôi phải lắp chân giả thì phía công ty chỉ hỗ trợ 1/3 số tiền (tổng số tiền hỗ trợ là 32 triệu đồng).
Do tình hình sức khỏe và cuộc sống của em tôi đang gặp nhiều khó khăn nên gia đình có đề nghị công ty hỗ trợ thêm cho em nhưng không được đồng ý. Vậy bây giờ gia đình tôi cần phải làm gì?
Câu hỏi của anh, Luật sư Đào Văn Tài – Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời như sau: Đầu tiên, theo quy định tại Điều 73 Bộ luật lao động năm 2012: Thỏa ước lao động tập thể là văn bản thoả thuận giữa tập thể lao động và người sử dụng lao động về các điều kiện lao động mà hai bên đã đạt được thông qua thương lượng tập thể.
Như vậy về bản chất pháp lý, thỏa ước lao động tập thể có tính chất là một hợp đồng vì thỏa ước lao động tập thể được giao kết dựa trên sự thỏa thuận của các bên dưới hình thức một văn bản viết, được pháp luật bảo vệ và công nhận. Vì vậy, em trai anh hoàn toàn có cơ sở pháp lý và được pháp luật bảo vệ trong quá trình lao động tại công ty này.
Thứ 2, theo Điều 142 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định: Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Như vậy, em trai anh được xác định đã bị tai nạn lao động trong quá trình lao động.
Trong trường hợp này, theo quy định tại Điều 144 Bộ luật Lao động năm 2012, công ty nơi em trai anh làm việc có nghĩa vụ thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế; trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. Đồng thời, công ty phải bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012.
Để được bồi thường theo quy định tại Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2012, gia đình cần nhờ tổ chức giám định mức độ suy giảm sức khỏe lao động của em trai anh.
Theo đó, người sử dụng lao động phải bồi thường cho người lao động ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%; Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên
Thứ 3, trong trường hợp công ty không giải quyết yêu cầu của em trai anh thì em trai anh có thể yêu cầu hòa giải viên lao động tiến hành hòa giải để giải quyết tranh chấp lao động. Trong trường hợp hòa giải không thành, em trai anh có thể gửi hồ sơ khởi kiện đến Tòa án để yêu cầu giải quyết.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
Tin khác
Mức phạt đối với doanh nghiệp chậm nộp tiền bảo hiểm xã hội
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:59
Quyết liệt thanh kiểm tra, đảm bảo quyền lợi người lao động
Lợi quyền lao động 17/12/2024 07:55
Tăng “quyền” cho lao động nữ qua đối thoại
Lợi quyền lao động 28/11/2024 12:12
Ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 12 tháng có đúng quy định không?
Lợi quyền lao động 28/11/2024 11:47
Lấy an toàn lao động là tiêu chí hàng đầu
Lợi quyền lao động 21/11/2024 07:41
Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng: Người lao động được hưởng quyền lợi gì?
Lợi quyền lao động 07/11/2024 15:30
Hà Nội: Báo cáo thưởng Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2025 trước ngày 6/1/2025
Lợi quyền lao động 07/11/2024 14:28
Thi đua thúc đẩy năng suất, việc làm tốt hơn cho người lao động
Emagazine 11/10/2024 20:58
Xây dựng môi trường làm việc an toàn để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 03/10/2024 12:07
Tạo động lực để người lao động gắn bó và cống hiến
Lợi quyền lao động 01/10/2024 09:47