Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mở rộng quyền lợi cho người tham gia

(LĐTĐ) Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được trình Quốc hội xem xét tại Kỳ họp thứ 7 với nhiều sửa đổi quan trọng, đang được dư luận đặc biệt quan tâm. Một trong những điểm mới là đề xuất mở rộng quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện. Theo đó, ngoài hai chế độ (hưu trí và tử tuất) như hiện nay, người tham gia BHXH tự nguyện sẽ được hưởng trợ cấp thai sản (do ngân sách Nhà nước đảm bảo) và bảo hiểm tai nạn lao động theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Đại biểu Quốc hội TP. Hà Nội tiếp xúc cử tri là đoàn viên Công đoàn, người lao động Cách tính lương hưu với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện

Trợ cấp thai sản do ngân sách Nhà nước đảm bảo

Theo dự thảo Luật, thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức tham chiếu được áp dụng tại thời điểm đóng.

Tỷ lệ đóng BHXH tự nguyện bằng 22% thu nhập làm căn cứ đóng BHXH vào quỹ hưu trí và tử tuất. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ, Chính phủ quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời gian thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH cho người tham gia BHXH tự nguyện.

Bảo hiểm xã hội tự nguyện: Mở rộng quyền lợi cho người tham gia
Người lao động tham gia BHXH tự nguyện được đề xuất thêm chế độ trợ cấp thai sản và bảo hiểm tai nạn lao động. Ảnh: Hoàng Phúc

Về trợ cấp thai sản, dự thảo Luật quy định lao động nữ sinh con, lao động nam có vợ sinh con mà tham gia BHXH tự nguyện từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con, thì được hưởng trợ cấp thai sản. Mức trợ cấp là 2.000.000 đồng cho một con.

Đối với lao động nữ là người dân tộc thiểu số hoặc lao động nữ là người Kinh có chồng là người dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo, cư trú tại các xã, thôn đặc biệt khó khăn khi sinh con thì ngoài mức trợ cấp thai sản nói trên, vẫn được hưởng chính sách hỗ trợ khi sinh con theo quy định của Chính phủ.

Trợ cấp thai sản này do ngân sách nhà nước đảm bảo. Chính phủ quyết định điều chỉnh mức trợ cấp phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và khả năng của ngân sách nhà nước từng thời kỳ.

Thảo luận tại nghị trường về nội dung này, đại biểu Quốc hội Đào Chí Nghĩa (Đoàn thành phố Cần Thơ) đề nghị quy định chỉ cần tham gia đóng BHXH tự nguyện từ đủ 6 tháng trở lên trước khi sinh con và tiếp tục đóng BHXH tối thiểu 6 tháng tiếp theo sau khi thời gian sinh con là được hưởng chế độ trợ cấp thai sản.

Đại biểu cũng đề nghị với trường hợp cả cha và mẹ đều tham gia BHXH tự nguyện và sinh con chung thì cả cha và mẹ đều được hưởng chế độ thai sản nhằm đảm bảo sự công bằng giữa gia đình có cha, mẹ cùng đóng BHXH tự nguyện so với gia đình chỉ có một trường hợp là mẹ hoặc cha đóng BHXH tự nguyện. “Điều này sẽ đảm bảo tính hấp dẫn của chính sách trên nguyên tắc đóng nhiều thì sẽ được hưởng nhiều”, đại biểu Đào Chí Nghĩa phân tích.

Đại biểu Nguyễn Thành Nam (Đoàn tỉnh Phú Thọ) nhìn nhận, theo dự thảo Luật thì mức lương hưu hằng tháng của người tham gia bảo hiểm tự nguyện được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng BHXH, tương ứng với 20 năm đóng BHXH đối với lao động nam và 15 năm đóng BHXH đối với lao động nữ, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng tính thêm 2%, mức tối đa bằng 75%.

“Quy định trên sẽ dẫn đến sự chênh lệch mức giữa nam và nữ cùng mức đóng, thời gian đóng. Trong khi đó, tuổi thọ trung bình của nữ giới cao hơn nam giới, đối tượng BHXH tự nguyện hướng đến chủ yếu là nông dân, người không có việc làm ổn định thường xuyên, như vậy sẽ khó thu hút, thuyết phục, tăng tính hấp dẫn và mở rộng được đối tượng bao phủ BHXH tự nguyện. Do vậy, tôi đề nghị cần phải cân nhắc thêm”, đại biểu Nguyễn Thành Nam nói.

Nâng mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện

Một vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm là mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện. Đại biểu Nguyễn Duy Thanh (Đoàn tỉnh Cà Mau) cho rằng, theo Luật BHXH năm 2014, mức hỗ trợ đối với nhóm lao động yếu thế được tính trên chuẩn nghèo khu vực nông thôn hiện nay là quá thấp.

Cụ thể, giai đoạn 2021-2025, chuẩn nghèo theo tiêu chí thu nhập khu vực nông thôn là 1,5 triệu đồng/tháng, theo đó hộ nghèo được hỗ trợ 30%, hộ cận nghèo được hỗ trợ 25% và đối tượng khác được hỗ trợ 10%, số tiền cụ thể tương ứng là 99.000 đồng/tháng, 82.500 đồng/tháng và 33.000 đồng/tháng.

Theo đại biểu, mức hỗ trợ thấp như vậy không đủ động lực với người lao động tham gia BHXH tự nguyện, nên trong nhiều năm qua tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện chiếm tỉ lệ đặc biệt thấp trong tổng số lực lượng lao động. Mặc dù được triển khai từ năm 2008, nhưng 15 năm qua hiện nay số người tham gia BHXH tự nguyện đạt 1,4 triệu người, bằng 3,17% lực lượng lao động trong độ tuổi.

Cho rằng điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước đã có bước phát triển, đại biểu Nguyễn Duy Thanh đề nghị nâng mức hỗ trợ của Nhà nước lên cao hơn và căn cứ tính hỗ trợ là mức chuẩn nghèo khu vực thành thị hoặc mức lương tối thiểu vùng thấp để nông dân lao động khu phi chính thức, người thu nhập thấp, nghèo, cận nghèo tham gia BHXH tự nguyện nhiều hơn, đúng với tinh thần Nghị quyết số 28 về cải cách chính sách BHXH và Nghị quyết 42 về chính sách xã hội đề ra để không ai bị bỏ lại phía sau, lọt ra ngoài mạng lưới an sinh xã hội.

Đồng quan điểm, đại biểu Tô Văn Tám (Đoàn tỉnh Kon Tum) đề nghị tăng mức hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện. “Tôi thấy cần phải tăng mức hỗ trợ này lên, nhất là những đối tượng 10% vì họ sẽ thấy được quyền lợi sát sườn nhất, những lợi ích khác họ có thể chưa thấy nhưng riêng thấy được hỗ trợ cao thế này thì họ sẽ tích cực tham gia hơn. Kinh nghiệm quốc tế cũng như thực tế cho thấy nếu không có hỗ trợ đáng kể thì tỷ lệ người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn thấp”, đại biểu đoàn Kon Tum phân tích.

Còn đại biểu Trần Thị Hồng Thanh (Đoàn tỉnh Ninh Bình) lại đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, bổ sung, cho phép công dân nước ngoài đủ điều kiện thường trú tại Việt Nam mà không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được tham gia BHXH tự nguyện, nhằm mở rộng hơn mạng lưới an sinh xã hội.

Điều 109 dự thảo Luật BHXH (sửa đổi) quy định mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện như sau:

Mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện được tính bằng bình quân các mức thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của toàn bộ thời gian đóng.

Thu nhập tháng đã đóng BHXH để làm căn cứ tính mức bình quân thu nhập làm căn cứ đóng BHXH của người lao động được điều chỉnh trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng của từng thời kỳ theo quy định của Chính phủ.

Phương Thảo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

Chắp cánh để sản phẩm sáng tạo ra thế giới

(LĐTĐ) Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, sản phẩm sáng tạo của Hà Nội đã vươn xa hơn trên thị trường nhờ được lan tỏa thông qua các phương tiện truyền thông. Có thể nói, báo chí đã có những đóng góp quan trọng trong việc tuyên truyền mở ra cơ hội cho những sản phẩm khởi nghiệp - sáng tạo của Thủ đô.
Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

Bao giờ giáo viên mầm non được công nhận là nghề đặc thù nặng nhọc, độc hại?

(LĐTĐ) Trước thông tin Bộ Giáo dục và Đào tạo đang phối hợp với Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội xem xét đưa đối tượng giáo viên mầm non là ngành nghề nặng nhọc, độc hại, nhiều giáo viên mầm non thực sự quan tâm vấn đề này.
Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

Nền tảng để xây dựng thành phố thông minh

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác chuyển đổi số ở Thủ đô Hà Nội có nhiều chuyển biến tích cực, đạt được nhiều kết quả khả quan. Chuyển đổi số đã “đi từng ngõ, gõ từng nhà, đến từng đối tượng” nhằm hướng tới xây dựng Thành phố thông minh và mục tiêu cao nhất là phục vụ tốt hơn cho người dân, doanh nghiệp.
Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

Lan tỏa Lao động Thủ đô giữa vùng đất phương Nam

(LĐTĐ) Hai năm thành lập (từ tháng 4/2022) Văn phòng Báo Lao động Thủ đô tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa phải là nhiều, nhưng trong quãng thời gian đó, với sự đam mê nghề nghiệp, phóng viên của Báo đã dấn thân trong những tuyến tin bài điều tra, phản ánh, mang đậm hơi thở cuộc sống của vùng đất phương Nam.
Vượt qua thách thức  “kỷ nguyên số”

Vượt qua thách thức “kỷ nguyên số”

(LĐTĐ) Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ góp phần tạo thuận lợi cho nhiều lĩnh vực phát triển, trong đó có lĩnh vực thông tin - truyền thông, báo chí. Việc đổi mới tư duy, cách làm báo, đặc biệt là việc tiếp cận với công nghệ với người làm nghề là tất yếu. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy, nếu không bắt kịp với sự phát triển này, các cơ quan báo chí cũng như đội ngũ người làm báo sẽ bị tụt hậu.
Sát cánh vì thành phố bình yên

Sát cánh vì thành phố bình yên

(LĐTĐ) Thời gian qua công tác phối hợp giữa các cơ quan báo chí với lực lượng Công an nhân dân ngày càng chặt chẽ, đạt được nhiều kết quả nổi bật. Trong đó, Báo Lao động Thủ đô là một trong những đơn vị đồng hành cùng lực lượng Công an, góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác bảo đảm an ninh, trật tự trên địa bàn Thủ đô, đặc biệt vì sự bình yên của Thành phố.
Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

Tự hào tờ báo của tổ chức Công đoàn

(LĐTĐ) Được thành lập từ nhu cầu của đoàn viên, người lao động và yêu cầu của tổ chức Công đoàn thành phố Hà Nội, hơn 30 năm qua, báo Lao động Thủ đô luôn xác định trọng trách và cũng là niềm tự hào là tờ báo của tổ chức Công đoàn để không ngừng nỗ lực, phấn đấu, vừa phụng sự, vừa đồng hành với tổ chức Công đoàn, đội ngũ đoàn viên, công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) trên chặng đường tiến về phía trước, xây dựng tổ chức Công đoàn, đội ngũ CNVCLĐ ngày càng vững mạnh.

Tin khác

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

Chế độ nâng bậc, nâng lương của người lao động được quy định thế nào?

(LĐTĐ) Chế độ nâng lương, nâng bậc, phụ cấp, trợ cấp và các chế độ khuyến khích đối với người lao động sẽ được thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Thỏa ước lao động tập thể hoặc quy định của người sử dụng lao động.
Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa

Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh: Nỗ lực xây dựng quan hệ lao động hài hòa

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đã tập trung chỉ đạo công đoàn (CĐ) cấp trên trực tiếp cơ sở chủ động phối hợp các ngành chức năng nắm sát tình hình chi trả lương, thưởng Tết và các chế độ chính sách của doanh nghiệp (DN) đối với người lao động (NLĐ) theo quy định pháp luật nhằm hạn chế tối đa tranh chấp lao động tập thể.
Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

Chi tiết cách tính tiền lương làm thêm giờ

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số giờ làm thêm).
Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?

Lao động phi chính thức: Làm sao để không “lọt lưới an sinh”?

(LĐTĐ) Hơn một nửa lực lượng lao động trong cả nước là lao động phi chính thức. Tuy nhiên, đa phần trong số này chưa tiếp cận được với vấn đề an sinh xã hội...
Những khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024

Những khoản tiền lương, trợ cấp tăng theo lương tối thiểu vùng từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7 tới đây, khi thực hiện tăng lương tối thiểu vùng, một số quyền lợi của người lao động cũng sẽ được tăng theo.
Đề xuất người lao động đóng bù nợ bảo hiểm xã hội: Bất hợp lý!

Đề xuất người lao động đóng bù nợ bảo hiểm xã hội: Bất hợp lý!

(LĐTĐ) Nhằm bảo vệ người lao động trong trường hợp người sử dụng lao động không còn khả năng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) cho người lao động, dự thảo Luật BHXH (sửa đổi), đang được trình Quốc hội xem xét đã đề xuất trong trường hợp nếu tính cả thời gian chậm đóng, trốn đóng mới đủ điều kiện hưởng lương hưu, trợ cấp tuất hằng tháng thì người lao động được lựa chọn nộp số tiền chậm đóng, trốn đóng vào Quỹ Hưu trí và tử tuất...
Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?

Người sử dụng lao động có bắt buộc phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động?

(LĐTĐ) Theo quy định của pháp luật, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động.
EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

EVN học tập kinh nghiệm nâng cao tiêu chuẩn an toàn cho người lao động tại Bỉ

(LĐTĐ) Trong khuôn khổ dự án Hỗ trợ kỹ thuật cải tiến hệ thống quản lý Sức khỏe, An toàn và Môi trường và hỗ trợ cải tiến quy trình O&M cho các dự án thủy điện do cơ quan Phát triển Pháp (AFD) và Liên minh châu Âu (EU) tài trợ. Mới đây, đoàn công tác gồm 15 cán bộ, nhân viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đã tới tham quan, học tập kinh nghiệm tại Nhà máy thủy điện tích năng Coo danh tiếng ở Bỉ.
Công ty Cổ phần Đào tạo Hàng không Raymond: Lạ lùng cách chấm dứt hợp đồng với người lao động

Công ty Cổ phần Đào tạo Hàng không Raymond: Lạ lùng cách chấm dứt hợp đồng với người lao động

(LĐTĐ) Không chỉ phản ánh bị đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) với lý do “không hoàn thành nhiệm vụ”, nhưng lại không có bất kỳ biên bản đánh giá công việc nào; chị Nguyễn Thanh Thủy còn phản ánh Công ty cổ phần Đào tạo Hàng không Raymond vi phạm Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH)…
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật, người lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

(LĐTĐ) Theo Luật Việc làm 2013, người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật sẽ không đủ điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Xem thêm
Phiên bản di động