97% lao động học nghề có việc làm sau khi tốt nghiệp
Kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Mỹ Đức | |
Đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn | |
Thêm cơ hội, tăng thu nhập nhờ được đào tạo nghề |
Báo cáo về tình hình thực hiện đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín cho thấy, thời gian qua, công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” được huyện Thường Tín đặc biệt quan tâm, chú trọng, chỉ đạo thực hiện đồng bộ.
Ngoài việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các văn bản pháp luật, nghị quyết, kế hoạch của các cấp về công tác đào tạo nghề, huyện Thường Tín đã ban hành các văn bản, chỉ đạo hướng dẫn thực hiện cụ thể.
Trong đó, Huyện đã xây dựng Kế hoạch số 63/KH- UBND của Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín về về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg trên địa bàn huyện năm 2019; ban hành 20 quyết định đặt hàng và phê duyệt dự toán kinh phí đào tạo nghề cho lao động nông thôn cùng nhiều văn bản hướng dẫn công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn khác.
Cùng đó, Huyện đã chỉ đạo các xã rà soát, đăng ký nhu cầu để tổ chức đào tạo các lớp học trên địa bàn và xác định chỉ đề xuất mở lớp khi đã xác định được vị trí việc làm và thu nhập của lao động sau khi học nghề.
Đoàn kiểm tra liên ngành của Thành phố kiểm tra công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín năm 2020 |
Đáng chú ý, công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề được huyện Thường Tín quan tâm đẩy mạnh với hình thức đa dạng, phong phú đã giúp cán bộ, nhân dân, người lao động nắm được đầy đủ chủ trương, chính sách của Chính phủ về đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, nắm được chính sách, chế độ hỗ trợ cho lao động nông thôn trong việc học nghề, vay vốn giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, từ đó tích cực hưởng ứng.
Năm 2019, Huyện đã tổ chức 20 lớp đào tạo nghề cho 700 lao động nông thôn, trong đó có 15 lớp đào tạo nghề Nông nghiệp cho 525 người, 5 lớp đào tạo nghề phi nông nghiệp cho 175 người. Tổng số người sau khi học nghề có việc làm là 681/700 người chiếm tỷ lệ 97%, trong đó số người được doanh nghiệp tuyển dụng là 175/700 người, số người tự tạo việc làm là 506/700 người.
Theo đánh giá của Huyện, đối với nghề nông nghiệp, các học viên sau khi học nghề đa số ứng dụng vào phát triển sản xuất, chăn nuôi, trồng trọt của hộ gia đình mình và đạt được những hiệu quả tích cực như: từ mô hình chăn nuôi nhỏ lẻ phát triển thành chăn nuôi theo hướng nông trại, trang trại với quy mô chăn nuôi lớn, trồng cây ăn quả lâu năm, trồng rau an toàn… Đối với nghề phi nông nghiệp, hầu hết lao động được đào tạo có việc làm, thu nhập ổn định.
Năm 2020, đến thời điểm hiện tại, Huyện đã tổ chức đặt hàng đào tạo nghề cho lao động nông thôn là 10 lớp, với 350 học viên. Các lớp học đã tổ chức khai giảng đầu tháng 8, nhưng do tình hình dịch Covid- 19 nên các lớp tạm dừng, dự kiến sẽ tổ chức vào cuối tháng 9/2020.
Phát biểu khi chủ trì buổi kiểm tra liên ngành về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Thường Tín năm 2020 mới đây, bà Nguyễn Thanh Nhàn, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội ghi nhận, đánh giá cao những kết quả đạt được trong công tác này của huyện Thường Tín. Nhấn mạnh giá trị nhân văn và tính thiết thực của chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phó Giám đốc Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Nguyễn Thanh Nhàn đã định hướng một số nhiệm vụ mà huyện Thường Tín cần quan tâm trong thời gian tới để thực sự phát huy hơn nữa tác dụng, hiệu quả của công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
Trong đó, bà Nguyễn Thanh Nhàn đặc biệt lưu ý huyện Thường Tín cần làm tốt những công tác như: khảo sát nắm bắt nhu cầu học nghề của người lao động và nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, xu hướng phát triển các ngành nghề của địa phương; quan tâm gắn kết giữa doanh nghiệp với công tác đào tạo để bà con có việc làm ổn định, lâu dài sau đào tạo; tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng đào tạo đảm bảo chương trình đào tạo thực sự chất lượng v.v..
Tiếp thu những ý kiến chỉ đạo, định hướng của lãnh đạo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội Hà Nội, ông Nguyễn Sỹ Tuyến- Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín khẳng định, huyện Thường Tín sẽ tiếp tục quan tâm, chú trọng, chỉ đạo triển khai thực hiện công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn một cách đồng bộ, quyết liệt hơn nữa trong thời gian tới, để chương trình đạt được hiệu quả cao nhất, góp phần tạo công ăn việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng sống của người dân nông thôn đồng thời góp phần đẩy nhanh quá trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện Thường Tín.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Amway Việt Nam, nửa thập kỷ giữ vững danh hiệu “nơi làm việc tốt nhất châu Á ”
Quản trị lao động 09/08/2024 16:04
Việt Nam có rất nhiều người giỏi và luôn có giải pháp khuyến khích các sáng chế
Quản trị lao động 04/07/2024 19:11
Giữ chân nhân tài: Không thể chỉ dựa vào đãi ngộ
Quản trị lao động 05/02/2024 16:03
Khai mạc Kỳ thi Kỹ năng nghề thành phố Hà Nội năm 2023
Quản trị lao động 14/12/2023 17:38
Để năng suất lao động tăng: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Quản trị lao động 12/10/2023 11:43
Trường hợp được miễn thi ngoại ngữ, tin học khi thi công chức
Infographic 02/06/2023 15:09
Giảm thiểu tai nạn lao động: Cần sự nỗ lực thực chất
Quản trị lao động 25/05/2023 10:25
Gắn kết trường nghề với doanh nghiệp
Quản trị lao động 27/12/2022 08:02
Gắn kết giữa doanh nghiệp với giáo dục nghề nghiệp thông qua mô hình Hội đồng kỹ năng
Quản trị lao động 13/11/2022 10:50
Chuẩn hóa kỹ năng nghề “đích đến” không thể thiếu
Quản trị lao động 01/11/2022 06:54