Xuất khẩu sang các thị trường lớn: Nhiều tín hiệu khả quan

Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) có hiệu lực; thị trường Trung Quốc đang tăng nhập khẩu hàng hóa, những giải pháp mạnh của Chính phủ, các bộ ngành và doanh nghiệp… được nhận định sẽ là cơ hội gia tăng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam trong những tháng tới.
xuat khau sang cac thi truong lon nhieu tin hieu kha quan Kiến nghị bỏ hạn ngạch xuất khẩu gạo từ tháng 5
xuat khau sang cac thi truong lon nhieu tin hieu kha quan Hàng loạt chính sách mới quan trọng về tuyển sinh, xuất khẩu lao động có hiệu lực từ tháng 5/2020

Thị trường Mỹ và EU - gặp khó; Đông Nam Á - tăng nhẹ

Số liệu Tổng cục Thống kê công bố cho thấy, quý I/2020, xuất khẩu của Việt Nam đạt 59,08 tỉ USD, chỉ tăng khoảng 0,5%; nhập khẩu đạt 56,26 tỉ USD, giảm 1,9%. Trong quý I/2020, Việt Nam xuất siêu đạt 2,8 tỉ USD (cùng kỳ năm 2019 xuất siêu đạt 1,5 tỉ USD). Với kết quả này, nhiều chuyên gia thương mại cho là chấp nhận được trong bối cảnh dịch COVID-19 tác động nặng nề. Tuy nhiên, bước sang quý II/2020, tình hình vẫn rất khó để đánh giá bởi hiện nay nhìn vào xuất khẩu tại những thị trường trọng điểm đang ảm đạm đặc biệt là Mỹ và EU.

Theo ông Bùi Trọng Tú - Phó Vụ trưởng Vụ Thống kê thương mại và dịch vụ (Tổng cục Thống kê), hầu như các đơn hàng xuất khẩu của doanh nghiệp Việt Nam vào 2 thị trường này đang trong tình trạng bị tạm dừng. Nếu trong quý II, dịch COVID-19 còn phức tạp, chắc chắn xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng mạnh. Bởi ngoài Trung Quốc, Mỹ và EU là hai trong số những thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam, đặc biệt là xuất khẩu các mặt hàng dệt may, da giày, thủy sản...

xuat khau sang cac thi truong lon nhieu tin hieu kha quan
Kho chứa gạo xuất khẩu gạo tại ĐBSCL. Ảnh: Đức Thành

Đến nay, đã có nhiều nhà nhập khẩu lớn từ Mỹ và EU đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may, da giày Việt Nam tạm giãn, hoãn tiến độ giao hàng, chưa ký hợp đồng mới, thậm chí đã có trường hợp đề nghị hủy hợp đồng. Dự kiến, số lượng đơn hàng dệt may, da giày xuất khẩu vào Mỹ và EU trong tháng 4 và 5 của các doanh nghiệp Việt Nam suy giảm mạnh, các đơn hàng mới từ tháng 6 trở đi sẽ chưa được đàm phán và khả năng phục hồi rất chậm. Với vai trò là Chủ tịch Hiệp hội chế biến gỗ Bình Dương (BIFA), ông Điền Quang Hiệp cho biết, hầu hết các hội viên gặp khó khăn tại các thị trường xuất khẩu Mỹ, EU...

Trong khi đó, kim ngạch xuất khẩu Việt Nam sang khu vực Đông Nam Á đạt 6,3 tỉ USD, tăng 0,99% so với cùng kỳ năm 2019, chiếm 10% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Xuất khẩu nhóm mặt hàng nông, thủy sản xuất khẩu sang ASEAN có kim ngạch tăng trưởng tốt, đạt 720,3 triệu USD, tăng 16,5% so với Quý I/2019.

Với thị trường này, Việt Nam có nhiều ưu đãi như được hưởng lợi ích từ mức thuế 0% (đối với phần lớn mặt hàng) theo lộ trình giảm thuế của Hiệp định Hàng hóa ASEAN (ATIGA), giúp cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có sức cạnh tranh hơn so với hàng hóa của các nước khác ngoài khu vực.

Các thị trường trong khu vực Đông Nam Á có sự tương đồng về văn hoá, thói quen tiêu dùng. Người tiêu dùng tương đối cởi mở đối với hàng hóa nhập khẩu, thậm chí có tâm lý ưa thích các sản phẩm nhập khẩu cùng loại với sản phẩm trong nước. Ngoài ra, do có sự gần gũi về địa lý, chi phí vận chuyển hàng hóa sang các thị trường khu vực này cũng thấp hơn so với các thị trường khác. Một số thị trường trong khu vực Đông Nam Á hiện nay như Myanmar, Campuchia, Lào có sự hiện diện của các ngân hàng Việt Nam, tạo thuận lợi cho hoạt động thanh toán của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, cũng có một số khó khăn nhất định như một số thị trường có đặc thù riêng về tôn giáo, giãn cách xã hội do dịch COVID-19 hay một số thị trường trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia gần đây tiếp tục thông báo điều tra hoặc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam (sắt thép, gạch ốp lát…), làm hạn chế xuất khẩu của Việt Nam…

Đại diện Trung tâm Phát triển Nguồn Nhân lực (Hội DNNVV) - bà Nguyễn Thị Thanh Bình cho rằng, các doanh nghiệp Việt đang phụ thuộc rất nhiều vào thị trước nước ngoài kể cả xuất khẩu và nhập khẩu. Hiện chỉ chủ động được về mặt hàng nông, lâm, thổ sản nhưng mặt hàng này cũng đang khó khăn vì dịch bệnh không thể xuất khẩu được.

Còn theo Chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam - ông Nghiêm Xuân Đa, sau thời gian chững lại của quý I/2020, nhu cầu thép sẽ tăng trở lại khi dịch bệnh được kiểm soát. Tuy nhiên, thị trường thép trong nước sẽ phải đối phó với thép xuất khẩu của Trung Quốc. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải sử dụng nguồn nguyên liệu đầu vào giá cao sẽ cạnh tranh gay gắt với thép thành phẩm giá rẻ của Trung Quốc.

Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất

Theo chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long, thị trường lớn nhất của hàng Việt là Trung Quốc đã bước đầu khống chế được dịch. Trung Quốc là thị trường rất lớn, gần, lại là bạn hàng lâu năm và có nhu cầu rất lớn các mặt hàng Việt Nam có thế mạnh như lương thực, thực phẩm, rau quả tươi… Những nỗ lực của Bộ Công Thương trong việc tháo gỡ khó khăn cho giao thương tại các cửa khẩu với Trung Quốc cũng đang phát huy tác dụng. Đây là cơ hội lớn để ta đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường này.

Số liệu thống kê của Hải quan cho thấy, trong Quý I/2020, xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc đạt 9,3 tỉ USD tăng 22,8% so với cùng kỳ năm 2019; chiếm tỉ trọng 14,8% trong tổng xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới. Dù bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, Trung Quốc vẫn là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của doanh nghiệp Việt Nam với nhu cầu tiêu thụ hàng hóa cao; đặc biệt là tiềm năng hồi phục của nền kinh tế sau dịch.

Đối với thị trường Trung Quốc, một mặt, tiếp tục bám sát tình hình để khơi thông xuất khẩu qua tuyến biến giới đường bộ. Mặt khác, cần khẩn trương xây dựng Kế hoạch để triển khai các nội dung thống nhất giữa Bộ trưởng Công Thương với Bộ trưởng Thương mại và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan Trung Quốc, sớm đưa các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp hai nước vào thực hiện để thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.

Đáng chú ý, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) dự kiến có hiệu lực vào tháng 7 tới được kỳ vọng sẽ có những tác động thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu. Nếu EU khống chế được dịch COVID-19 trong quý II để bắt đầu quý III, quý IV khôi phục lại hoạt động sản xuất thì EVFTA sẽ là cánh cửa rộng để đưa hàng sang thị trường EU, nơi có nhu cầu nhập khẩu rất nhiều mặt hàng như dệt may, giày dép, đồ gỗ, điện thoại, linh kiện điện tử… Đây cũng là những mặt hàng nước ta rất có thế mạnh và luôn dẫn đầu trong nhóm các mặt hàng chục tỉ USD nhiều năm qua.

Theo Đặng Tiến - Cao Nguyên/laodong.vn

https://laodong.vn/kinh-te/xuat-khau-sang-cac-thi-truong-lon-nhieu-tin-hieu-kha-quan-801948.ldo

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

Huyện Thạch Thất: Nhân rộng các mô hình, nâng cao chất lượng dân số

(LĐTĐ) Trong 6 tháng đầu năm 2024, có 20/23 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Thạch Thất tổ chức chiến dịch cung cấp dịch vụ dân số. Các mô hình chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại cộng đồng; chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên... tiếp tục được nhân rộng qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.
Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ra mắt cuốn sách về Quốc hội của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Hà Nội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương và Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp tổ chức Lễ ra mắt cuốn sách “Quốc hội trong tiến trình đổi mới đáp ứng yêu cầu xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

LĐLĐ huyện Sóc Sơn: Biểu dương 114 gia đình công nhân viên chức lao động tiêu biểu

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Sóc Sơn đã tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch Công đoàn cơ sở xuất sắc tiêu biểu; biểu dương gia đình công nhân, viên chức, lao động tiêu biểu năm 2024; tặng quà cán bộ công đoàn là thương binh, con liệt sỹ năm 2024; kỷ niệm 95 năm Ngày Thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024).
Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

Hà Nội: Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền thực hiện các Quy tắc ứng xử

(LĐTĐ) Nhằm tuyên truyền sâu, rộng 2 bộ Quy tắc ứng xử trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thủ đô, duy trì thành nề nếp, thường xuyên, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội đã ban hành kế hoạch 495/KH-SVHTT tổ chức các hoạt động tuyên truyền thực hiện Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội và Quy tắc ứng xử nơi công cộng trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.
LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

LĐLĐ thành phố Hà Nội gặp mặt cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ

(LĐTĐ) Nhân dịp kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội đã tổ chức gặp mặt các thế hệ cán bộ Công đoàn Thủ đô qua các thời kỳ.
Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

Đảm bảo an toàn tại các bể bơi trên địa bàn huyện Mỹ Đức

(LĐTĐ) Mới đây, đoàn kiểm tra liên ngành lĩnh vực văn hoá thông tin và thể thao huyện Mỹ Đức (Hà Nội) đã kiểm tra công tác đảm bảo an toàn, hoạt động kinh doanh bể bơi.
Quý vật tìm quý nhân

Quý vật tìm quý nhân

(LĐTĐ) Trong cuộc sống đầy bon chen và xô bồ, có những giá trị không thể đong đếm bằng tiền bạc hay vật chất. Ngay cả khi xã hội phát triển theo hướng hiện đại và thay đổi nhanh chóng, triết lý “Quý vật tìm quý nhân” vẫn luôn giữ nguyên giá trị của nó, nhắc nhở chúng ta rằng, mọi vật quý giá đều cần tìm đến những tâm hồn biết trân trọng và nâng niu chúng. Đó không chỉ là một niềm tin mà là một chân lý mãi mãi tồn tại trong mọi thời đại.

Tin khác

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

Giá vàng hôm nay: Xu hướng tiếp tục tăng

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay tại thời điểm 6h sáng, giá vàng SJC trong nước quanh ngưỡng 74,98 - 76,98 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra). Giá vàng nhẫn quanh mức 75,15 - 77,45 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

Mỗi năm giảm tiền thuế, phí, lệ phí và tiền thuê đất gần 200 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Bên cạnh việc tập trung thực hiện đầy đủ, đồng bộ các giải pháp tài chính - ngân sách đã đề ra, Bộ Tài chính đã điều hành chính sách tài khóa chủ động, linh hoạt, hỗ trợ nền kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, người dân, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.
Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

Xúc tiến thương mại: “Đòn bẩy” cho doanh nghiệp Thủ đô phát triển

(LĐTĐ) Năm 2024, mặc dù thị trường thế giới còn tiềm ẩn nhiều rủi ro, thách thức, song công tác xúc tiến thương mại đã mang lại hiệu quả rõ rệt cho cộng đồng doanh nghiệp cả nước nói chung và Thủ đô Hà Nội nói riêng. Trong đó, với việc chương trình xúc tiến thương mại liên tục được tổ chức, được xem là “đòn bẩy” giúp các doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá các sản phẩm thế mạnh, sản phẩm đặc trưng của Hà Nội vươn ra thị trường thế giới.
Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

Sơn Tây: Giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ 6 tháng đầu năm ước đạt 3.324 tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Ủy ban nhân dân thị xã Sơn Tây, trong 6 tháng đầu năm 2024, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ước đạt 3.324 tỷ đồng, tăng 15,1% so với cùng kỳ.
Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

Giá vàng thị trường quốc tế vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (12/7), thị trường quốc tế tiếp tục tăng mạnh, vượt qua ngưỡng 2.400 USD/ounce.
Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

Doanh nghiệp rượu, bia kiến nghị lùi thời gian áp Thuế tiêu thụ đặc biệt

(LĐTĐ) Theo các doanh nghiệp rượu, bia tăng thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ làm tăng giá bán sản phẩm và dẫn đến giảm mạnh nhu cầu tiêu thụ trong bối cảnh thu nhập của người tiêu dùng giảm trong giai đoạn năm 2024 - 2025. Vì vậy, cần xem xét giảm mức tăng Thuế tiêu thụ đặc biệt và giãn lộ trình tăng.
Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

Hà Nội: Sản xuất công nghiệp quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ 2023

(LĐTĐ) Nhờ có nhiều giải pháp tích cực nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp, nên bước sang quý II/2024, hoạt động sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều tín hiệu tích cực khi các đơn hàng tiếp tục tăng. Qua đó, đưa chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý II/2024 tăng 5,7% so với cùng kỳ năm 2023.
Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

Sức bật từ phục hồi sản xuất - kinh doanh

(LĐTĐ) Báo cáo Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) của S&P Global công bố đầu tháng 7/2024 ghi nhận ngành sản xuất của Việt Nam gia tăng mạnh vào cuối quý II và có bốn tháng duy trì ngưỡng hơn 50 điểm.
Giá vàng nhẫn tăng liên tục

Giá vàng nhẫn tăng liên tục

(LĐTĐ) Giá vàng ngày (7/7), thị trường quốc tế đánh dấu một tuần tăng vọt áp sát mốc 2.400 USD/ounce. Trong khi đó, giá vàng nhẫn cũng có một tuần tăng liên tục.
Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

Tăng lương cơ sở, công tác điều hành giá được thực hiện như thế nào?

(LĐTĐ) Từ ngày 1/7, lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng. Để việc tăng lương là thực chất, công tác điều hành giá đã được Bộ Tài chính giám sát, thực hiện chặt chẽ giữ ổn định thị trường.
Xem thêm
Phiên bản di động