Xây dựng thói quen đọc sách cho trẻ em
Hiệu quả Ngày Sách Việt Nam sau 5 năm tổ chức | |
Ra mắt bạn đọc sách "Nơi ấy là chiến trường" | |
Xây dựng và phát triển phong trào đọc sách trong cộng đồng |
Ngày hội là một hoạt động nằm trong khuôn khổ dự án “Nâng cao khả năng sẵn sàng đi học và kết quả học tập của trẻ em dân tộc thiểu số tại Việt Nam” do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn Quốc (KOICA) tài trợ và được thực hiện bởi Tổ chức Cứu trợ Trẻ em, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái, Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam thực hiện.
Ngày hội đọc sách được Tổ chức Cứu trợ Trẻ em tổ chức tại Hà Nội |
Tại sự kiện, Tổ chức Cứu trợ Trẻ em đã giới thiệu các kết quả của một nghiên cứu gần đây về thói quen đọc sách của trẻ em dân tộc thiểu số tại tỉnh Yên Bái và Quảng Nam. Theo nghiên cứu, đa số những trẻ em được phỏng vấn (95,5%) đều yêu thích đọc sách, 88,4 % sách mà các em đã đọc là sách giáo khoa và 61,6 % là truyện tranh. Các em thường đọc sách tại trường và 84,7 % số sách các em đã đọc là sách tại thư viện của trường.
Thông qua việc thực hiện dự án, Tổ chức Cứu trợ trẻ em mong muốn khuyến khích việc nhân rộng các phương pháp phát triển kỹ năng đọc, viết và toán cơ bản cho trẻ em. Các phương pháp này đã được triển khai thí điểm thông qua các dự án được thực hiện trên phạm vi toàn cầu của tổ chức, qua đó đã chứng minh được tính hiệu quả của các phương pháp này trong việc nâng cao chất lượng học tập cho trẻ em dân tộc thiểu số.
Được biết, hiện nay trên thế giới có khoảng 250 triệu trẻ em không biết đọc và có tới 130 triệu trẻ em trong số đó đã dành ít nhất 4 năm học ở bậc tiểu học. Do vậy, việc nâng cao kỹ năng đọc, viết là một phương pháp tiếp cận sáng tạo, dựa trên bằng chứng thực tế của Tổ chức Cứu trợ trẻ em trước cảnh báo toàn cầu về sự gia tăng số lượng trẻ em đã hoàn tất bậc tiểu học nhưng chưa thạo kỹ năng đọc. Phương pháp có bốn phần chính, gồm: đánh giá ban đầu, tập huấn cho giáo viên, phát triển tài liệu và hoạt động tại cộng đồng.
Tổ chức Cứu trợ trẻ em mong muốn khuyến khích việc nhân rộng các phương pháp phát triển kỹ năng đọc, viết và toán cơ bản cho trẻ em |
Trong khuôn khổ sự kiện, các đại biểu tham dự cũng đã thảo luận về các phương pháp và chia sẻ kinh nghiệm trong việc xây dựng thói quen đọc sách và nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn sách cho trẻ em cũng như trao đổi, chia sẻ về cách thức giúp trẻ có hứng thú đọc sách. Qua đó, thúc đẩy việc thực hiện Đề án quốc gia về tăng cường tiếng Việt cho học sinh mầm non và tiểu học dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 -2020 và tầm nhìn 2025.
Phát biểu tại sự kiện, ông Vương Đình Giáp, Giám đốc thực hiện Chương trình của Tổ chức Cứu trợ trẻ em cho biết: “Tổ chức Cứu trợ trẻ em đã có trên 100 năm kinh nghiệm làm việc với trẻ em trên toàn thế giới. Các phương pháp tiếp cận nhằm xây dựng thói quen đọc sách, phát triển các kỹ năng cơ bản như đọc viết và toán đã được triển khai thông qua các dự án của tôi trên toàn thế giới.
Thông qua các dự án về lĩnh vực giáo dục, chúng tôi mong muốn được nhân rộng các phương pháp tiếp cận đó tại Việt Nam, qua đó góp phần vào sự phát triển nói chung của trẻ em Việt Nam, đặc biệt là trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, vùng miền núi, đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức trong việc tiếp cận đến giáo dục có chất lượng”.
Vượt hơn 300 km từ Mù Cang Chải xuống Hà Nội, chị Mùa Thị Sảy dẫn con trai là Sùng A Lử, học lớp 2, trường Tiểu học và Trung học cơ sở Mồ Pề tham gia sự kiện “Ngày hội đọc sách”. Chị Sảy cho biết chị cảm thấy rất vui vì ngày càng có nhiều các tổ chức xã hội quan tâm đến trẻ em miền núi, vùng sâu vùng xa. Đây thực sự là một trong những sự kiện có ý nghĩa nhằm thúc đẩy thói quen tốt cho trẻ em.
Dưới đây là hình ảnh một số hoạt động diễn ra tại sự kiện:
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Việt Nam vô địch tại giải Futsal nữ Đông Nam Á 2024
Ban Dân vận Trung ương làm việc với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Hà Nội: Phát hiện hơn 100 bộ hài cốt vô danh khi thi công hệ thống thoát nước đã được dự đoán trước
TP.HCM: Thành lập tổ công tác tháo gỡ vướng mắc cho các dự án nhằm chống lãng phí, thất thoát
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Công nghệ AI liệu có thể thay thế giáo viên giảng dạy?
Tin khác
Đượm nồng bếp củi mùa đông
Cộng đồng 21/11/2024 11:00
Ngôi nhà nghĩa tình của các thương, bệnh binh
Cộng đồng 21/11/2024 07:43
30 lời chúc ý nghĩa nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11
Cộng đồng 18/11/2024 19:34
Liên hoan văn hóa “Phụ nữ dân tộc thiểu số hành động vì bình đẳng giới” năm 2024
Cộng đồng 16/11/2024 13:19
Care For Việt Nam cùng dấu ấn doanh nghiệp vì cộng đồng 2024
Cộng đồng 15/11/2024 17:21
Cô gái khuyết tật và hành trình mang tri thức đến với các em nhỏ
Cộng đồng 15/11/2024 06:39
Hương thu ở phố sương mù
Cộng đồng 14/11/2024 11:31
Các bạn trẻ hào hứng với trải nghiệm “siêu xanh, siêu xinh” đến từ Vinamilk
Cộng đồng 13/11/2024 20:04
Nâng cao năng lực truyền thông chính sách, pháp luật về thực hành kinh doanh
Xã hội 13/11/2024 11:33
Lưu giữ dịu dàng của Hà Nội trong những bức ảnh
Cộng đồng 12/11/2024 06:22